Thuốc tiêu đờm cho trẻ có nên dùng và loại nào tốt?
Chắc hẳn rất nhiều cha mẹ sẽ lo lắng, sốt sắng thì thấy bé nhà mình đờm nhiều mãi không giảm. Và chính vì tâm lý xót con nên nhiều người không tìm hiểu kỹ đã đi mua ngay thuốc tiêu đờm cho trẻ. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì nhiều loại thuốc tiêu đờm không an toàn, dễ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy có nên dùng thuốc tiêu đờm cho trẻ không? Nếu dùng thì dùng loại nào thì tốt? Các bậc cha mẹ hãy tham khảo những thông tin dưới đây:
Trẻ bị đờm do đâu?
Thông thường, hệ hô hấp sẽ tiết ra một lượng dịch nhầy giúp làm ẩm và tạo màng bảo vệ các cơ quan hô hấp. Tuy nhiên, khi niêm mạc hô hấp bị viêm, lượng dịch nhầy này sẽ tiết nhiều hơn, vượt quá khả năng loại thải của cơ thể, chúng sẽ tích tụ lại thành đờm khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ho nhiều.
Các nguyên nhân chủ yếu gây đờm ở trẻ được kể đến như:
Do bị dị ứng: Dị ứng phấn hoa, khói bụi, môi trường, thậm chí là thức ăn cũng là nguyên nhân gây đờm.
Do bị viêm nhiễm: Viêm xoang, viêm họng, nhiễm trùng xoang,... gây tăng tiết dịch nhầy, hình thành đờm.
Do virus: Các virus như sởi, ho gà, thủy đậu, bạch cầu đơn nhân,... là những nguyên nhân gây tăng tiết dịch nhầy ở cổ họng.
Do bị viêm phổi hoặc viêm phế quản cấp tính.
Có nên dùng thuốc tiêu đờm cho trẻ?
Thuốc tiêu đờm là loại thuốc có tác dụng tăng tiết dịch ở đường hô hấp từ đó làm lỏng và loãng đờm, khiến chúng kém bám dính hơn, từ đó dễ khạc ra ngoài hoặc dễ bị phân hủy hơn. Điều này có thể khiến người bệnh giảm ho, giảm khó thở, đường hô hấp trở nên thông thoáng và êm dịu hơn.
Tuy thuốc tiêu đờm có tác dụng tốt như vậy nhưng không phải trường hợp trẻ bị đờm nào cũng cần sử dụng thuốc. Việc dùng thuốc tiêu đờm cho trẻ phải nhận được sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Vì loại thuốc này gây rất nhiều tác dụng phụ, có thể khiến trẻ bị viêm loét dạ dày, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, gây các cơn co thắt phế quản,...
Chính vì vây, nếu thấy con bị đờm lâu không khỏi, các bậc phụ huynh không được tự ý mua thuốc tiêu đờm về cho bé sử dụng mà nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn các trị đờm phù hợp.
Tiêu chí chọn thuốc tiêu đờm cho bé
Việc sử dụng thuốc tiêu đờm cho trẻ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, các mẹ có thể tham khảo các tiêu chí chọn thuốc dưới đây:
An toàn: Yếu tố an toàn cần được chú trọng trong việc sử dụng thuốc điều trị, đặc biệt với trẻ em. Nên lựa chọn những loại thuốc đã được chứng minh độ an toàn ở trẻ qua các thử nghiệm lâm sàng.
Hiệu quả: Thuốc tiêu đờm cần có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị ở trẻ, có khả năng long đờm, tiêu đờm tốt.
Phù hợp với tình trạng và cơ địa của trẻ: Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi trẻ mà lựa chọn loại thuốc là khác nhau.
Nguồn gốc rõ ràng: Nên lựa chọn loại thuốc có nguồn gốc rõ ràng, được cấp giấy chứng nhận sản xuất và lưu hành.
Sẵn có: Nên ưu tiên những loại thuốc có thể tìm mua dễ dàng để không mất quá nhiều thời gian cho việc mua thuốc, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình trị bệnh.
Giá thành: Đây cũng là vấn đề phụ huynh cần quan tâm, cân nhắc khoản tiền cần bỏ ra trên 1 liệu trình điều trị.
Tiêu đờm cho trẻ từ sản phẩm thảo dược
Một sản phẩm giúp trẻ long đờm, tiêu đờm cực kỳ hiệu quả mà các mẹ có thể tham khảo đó là Siro Heviho. Sản phẩm này với chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như xạ can, xuyên bối mẫu, cát cánh, cam thảo, macbj môn,... Đặc biệt có hoạt chất S3-Elebosin từ Sâm đại hành được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế số 13855 về khả năng kháng viêm đường hô hấp, từ đó giúp giảm ho, long đờm cho trẻ cực tốt.
Siro Heviho đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn. Giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, đờm, sổ mũi, khò khè khó thở, viêm họng ở trẻ chỉ sau 3-5 ngày, tăng cường sức đề kháng giúp giảm tái phát.
Liều dùng cho trẻ như sau:
Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 7ml.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên: ngày dùng 3 lần, mỗi lần 7ml.
Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng siro Heviho để làm long đờm, tiêu đờm cho bé mà không lo gặp các tác dụng phụ.