Thực vật cũng có sinh mạng, vậy ăn chay liệu có phải là sát sinh không?

  1. Văn hóa

  2. Ẩm thực

  3. Tâm linh

Từ khóa: 

ăn chay

,

sát sinh

,

văn hóa

,

ẩm thực

,

tâm linh

Nếu không ăn động vật, không ăn thực vật luôn thì sao để sống? Còn làm kiếp người thì còn xác phàm nên còn phải ăn.
Sinh vật chia làm 2 loại: hữu tình và vô tình.
Loài Hữu tình thì có thần thức, từ thấp đến cao, càng cao tâm sân hận nó càng dữ cao nhất trong loài mang sắc thân là con người. Loài Vô tình thì có sự sống nhưng không có thần thức nên không có oán thù.
Chính vì còn mang sắc thân thì ta còn phải ăn để duy trì sự sống, sát sanh hại mạng đều là sai nhưng là loài người tiến bộ thì họ phải chọn cái ít sai nhất để mà làm. Nếu phải sai thì hãy chọn cái sai nhỏ nhất. 
Mục tiêu của đạo Phật là hướng người học, hành theo để giải thoát không còn tái sanh luân hồi nên muốn giải thoát thì phải dứt nghiệp ác, phải không còn mang oán thù với ai nên ăn thực vật là vậy. Nếu có cách nào mà không cần ăn mà vẫn sống thì đã chọn rồi.
Trả lời
Nếu không ăn động vật, không ăn thực vật luôn thì sao để sống? Còn làm kiếp người thì còn xác phàm nên còn phải ăn.
Sinh vật chia làm 2 loại: hữu tình và vô tình.
Loài Hữu tình thì có thần thức, từ thấp đến cao, càng cao tâm sân hận nó càng dữ cao nhất trong loài mang sắc thân là con người. Loài Vô tình thì có sự sống nhưng không có thần thức nên không có oán thù.
Chính vì còn mang sắc thân thì ta còn phải ăn để duy trì sự sống, sát sanh hại mạng đều là sai nhưng là loài người tiến bộ thì họ phải chọn cái ít sai nhất để mà làm. Nếu phải sai thì hãy chọn cái sai nhỏ nhất. 
Mục tiêu của đạo Phật là hướng người học, hành theo để giải thoát không còn tái sanh luân hồi nên muốn giải thoát thì phải dứt nghiệp ác, phải không còn mang oán thù với ai nên ăn thực vật là vậy. Nếu có cách nào mà không cần ăn mà vẫn sống thì đã chọn rồi.

Bạn xem Phật Thích-Ca Mâu-Ni năm xưa còn tại thế mỗi ngày ăn một bữa, chúng ta thường xem trong Kinh là như vậy, A-la-hán ở tại thế gian này mỗi tuần ăn một lần, còn Bích-chi Phật nửa tháng ăn một lần. Đến cõi trời Sắc Giới thì thiên nhân không cần đến ăn uống nữa, người ở cõi trời Sắc Giới đã đắc Thiền Định, đắc được Sơ Thiền thì tài sắc danh thực thùy thảy đều không có, đây chính là công phu. Còn chúng ta ở thế gian này thì gọi là nghiệp báo, bạn bắt buộc cần phải có ăn uống, nếu không có ăn uống thì bạn không thể nào sống sót, bạn không sống được thì bạn cũng không thể thoát ly Lục Đạo luân hồi

Nếu bắt buộc phải ăn thì bạn ăn thịt người tốt hay là ăn thịt động vật là tốt? Việc này là có sự lựa chọn, bạn ăn thịt cha mẹ bạn tốt hay là ăn thịt người khác tốt? Bạn sẽ không ăn thịt cha mẹ mình mà ăn thịt người khác. Nếu so con người với động vật, thì bạn sẽ ăn động vật, chứ không ăn thịt người. Nếu như so động vật với thực vật thì bạn sẽ bỏ động vật mà ăn thực vật. Bạn so sánh từng cấp bậc như thế thì sẽ hiểu rõ, không thể như nhau được.

Thực vật là sinh vật, thế nhưng chúng không có cảm tình, chính là nói chúng không có tâm báo thù, chúng không có tâm oán hận. Nhưng nếu bạn ăn động vật, động vật có báo thù, có oán hận thì việc bạn ăn thực vật là thức hợp lý nhất rồi

Trước hết cần định nghĩa rõ ràng ăn chay là gì và sát sinh là gì? Ăn chay, theo các nhà dinh dưỡng học định nghĩa là một chế độ dinh dưỡng mà thực phẩm được lấy từ các nguồn thực vật bao gồm rau đậu qủa củ và ngũ cốc; còn sát sinh là giết hại sự sống hay nói một cách khác, sát sinh là hành động của một con người làm đoạn sự sống của một chúng sanh khác. Trong nhà Phật chúng sinh được phân chia làm hai loại: (1) chúng sinh hữu tình là các loài có tình thức, có hệ thần kinh, biết cử động, biết đi, biết bò, biết bay, biết lội, nói chung là tất cả động vật có sinh mạng, bao gồm cả con người, (2) chúng sinh vô tình là những sinh vật không nằm trong các loài chúng sinh hữu tình như đất đá, cỏ cây. Cỏ, cây là sinh vật sống nhưng không được xếp vào hàng chúng sinh hữu tình vì chúng không có giác quan, không có hệ thần kinh, không có biểu hiện của ngũ ấm, không có cảm xúc, tư tưởng, hành nghiệp...Vì thế, nếu ăn các loài chúng sinh hữu tình được gọi là ăn mặn (xuất xứ từ chữ “mạng” sống) và nếu ăn các loài chúng sinh vô tình được gọi là ăn chay.
Sát sinh là đoạn diệt sự sống của chúng sinh. Chúng sinh ở đây bao gồm cả hai loại như đã nói trên và theo như kinh Phật thì mọi chúng sinh đều bình đẳng, như vậy không phải chỉ có những người giết mổ thịt hoặc đánh cá mới là phạm giới sát sinh mà những người giết hại cây cỏ hoa mầu cũng vậy....Điều này không sai, nhưng cỏ cây là sinh thể sơ đẳng nhất, không có hệ thần kinh và có cấp độ tiến hoá thấp hơn rất nhiều so với động vật, khi bị cắt chúng không có cảm giác đau, có chảy mủ nhưng sau đó lại lành và tiếp tục nảy nhánh mới, hoàn toàn không sinh khởi phản ứng của tâm thức chống trả hay oán thù; còn động vật khi đau đớn biết rên la, khi sợ hãi biết chạy trốn, khi bị giết có những sinh khởi phản ứng của tâm thức, oán thù với đối tượng giết chúng. Một động vật, khi bị giết chết là chấm dứt sinh mạng, không nảy mầm hay nảy cành non như loài thảo mộc.