Thực tập không được trả lương, hoặc nếu có chỉ là khoản trợ cấp rất thấp dưới 500.000đ/ 1 tháng. Có nên chấp nhận không ạ?
Có nên join vào vị trí thực tập sinh và chấp nhận ko lương với lý do được công ty đào tạo, hướng dẫn miễn phí ko ạ?
hướng nghiệp
Theo quan điểm của mình thì đó là fair thôi. Nhu cầu của công ty là có người chạy việc, nhu cầu của nhân sự đó là có kinh nghiệm. Mình sẽ phân tích phía dưới và cũng có nhiều cái "nhưng" nữa. Mình không phải là chủ doanh nghiệp hay gì đó tương tự nên mình đứng trên quan điểm là người làm thuê, đã từng thực tập k lương.
1. Nhu cầu các Bên.
Công ty: không có tài chính dư giả, cần người chạy việc lặt vặt và không thể dành một khoản tiền quá nhiều để trả công. Nên nhu cầu cần, nói thẳng, là culi.
Nhân sự: không kinh nghiệm, không suất sắc, chỉ có sức trẻ và kiến thức đại học. Nên nhu cầu cần là kinh nghiệm, cách thức làm việc, mối quan hệ...
- Tại sao lại là không xuất sắc? Bạn xuất sắc bạn sẽ không chọn công việc không lương và Công ty cũng sẽ k offer việc không lương cho nhân sự xuất sắc. Điều này chắc chắn. Các công ty lớn, và các bạn xuất sắc này nhắm tới, không có các offer k lương cho thực tập sinh đâu. Vì đầu vào tuyển dụng thực tập của họ cũng có thể ngang với người làm việc chính thức ở công ty khác.
- Tài chính và kinh nghiệm? Trừ trường hợp nói ở trên ra thì nên đặt lên bàn cân: tài chính (vừa đủ) - Kinh nghiệm (tối đa). Tài chính ở đây k phải nói về lương mà công ty đó trả. Nó đến từ nhiều nguồn khác như gia đình, làm thêm, jobs ở lĩnh vực khác... đủ để nuôi sống bản thân. Đáp ứng nhu cầu tối thiểu của bản thân để có được Kinh nghiệm tối đa. Theo mình, 2 điều này phải cân bằng, không thể muốn cả 2.
2. Cái mà mỗi bên đem lại cho nhau
Công ty: là công việc, mối quan hệ. Hiệu quả sẽ không có được một sớm một chiều mà đó là quá trình. Nếu may mắn, công ty đó cho bạn đụng chuyện chuyên môn.
Nhân sự: là sức người. Không cần chuyên môn quá cao, nhân sự thực tập sẽ đỡ cho nhân sự chính các công việc vặt để nhân sự chính tập trung hơn vào các công việc chính.
Ví dụ ở ngành mình và công việc trước kia mình thực tập: shipper pháp lý. Mình k phải là người xuất sắc. Đây là việc chạy hồ sơ, "vận chuyển" hồ sơ, nộp hồ sơ, nhận kết quả thủ tục hành chính, chuyển hồ sơ cho khách kí, đi sao y giấy tờ, photo scan tài liệu... khá là may mắn khi mấy việc vặt như đi in bảng hiệu, chạy đi mua đồ cho sếp, đi tìm thuê nhà cho khách... không chiếm quá nhiều công sức. Sau này mình được cắt tiền phí chạy hồ sơ, soạn hồ sơ từ A đến Z thì được cắt %.
+ Công ty được: người chạy việc, nhân sự chính sẽ có thời gian tập trung chuyên môn. Riêng việc đi nộp hồ sơ, nhận kết quả cũng đã mất cả buổi.
+ Mình được: hướng dẫn soạn hồ sơ, làm quen với chuyên viên, tiếp xúc với các shipper pháp lý khác lấy kinh nghiệm, làm sai-bị chửi (như cơm bữa)...
=> Như vậy kết luận cho việc nên hay k nên thực tập k lương: Nhu cầu và khả năng.
Khả năng của bạn, bạn thấy bạn được việc, có thể kiếm tiền cho cty thì k nên. Nhu cầu của bạn cần kinh nghiệm, có thể có nguồn khác đủ trang trải, vậy thì nên.
3. Những cái "nhưng"
- Offer kiểu: Em vào đây được công ty đào tạo, hướng dẫn miễn phí. Mình k đồng ý. Nói thẳng, công ty cần người nhưng k có tài chính dư giả nhưng lượng công việc em có thể tiếp xúc được nhiều và mọi người luôn sẵn sàng hướng dẫn. "Ông cần người, tôi cần kinh nghiệm" chứ k phải "Tôi cho ông kinh nghiệm miễn phí nên ông đừng đòi lương".
- Phúc lợi: có gồm xăng, xe, tiền điện thoại, ăn trưa. Đây là những phúc lợi cơ bản công ty nên có.
- Công việc: ngoài kia có công ty tốt, công ty xấu. Việc này phụ thuộc vào khả năng tìm hiểu của mỗi người. Search facebook, google, hỏi người đi trước,... để kiếm reviews về được làm gì, chế độ thực tế, sếp thế nào (cái này quan trọng).
=> Kết luận: Hi vọng bạn cố gắng trang bị cho mình càng nhiều thứ có lợi cho công ty càng tốt (học tiếng, kỹ năng lặt vặt...) và tìm hiểu thật kĩ công ty bạn đang hướng đến.
K biết ngành khác thế nào nhưng ngành mình đi hỏi vòng vòng sẽ quen nhau hết, hoặc ngành luật, dịch vụ pháp lý của mình cũng k quá lớn.
Ninh Phạm
Theo quan điểm của mình thì đó là fair thôi. Nhu cầu của công ty là có người chạy việc, nhu cầu của nhân sự đó là có kinh nghiệm. Mình sẽ phân tích phía dưới và cũng có nhiều cái "nhưng" nữa. Mình không phải là chủ doanh nghiệp hay gì đó tương tự nên mình đứng trên quan điểm là người làm thuê, đã từng thực tập k lương.
1. Nhu cầu các Bên.
Công ty: không có tài chính dư giả, cần người chạy việc lặt vặt và không thể dành một khoản tiền quá nhiều để trả công. Nên nhu cầu cần, nói thẳng, là culi.
Nhân sự: không kinh nghiệm, không suất sắc, chỉ có sức trẻ và kiến thức đại học. Nên nhu cầu cần là kinh nghiệm, cách thức làm việc, mối quan hệ...
- Tại sao lại là không xuất sắc? Bạn xuất sắc bạn sẽ không chọn công việc không lương và Công ty cũng sẽ k offer việc không lương cho nhân sự xuất sắc. Điều này chắc chắn. Các công ty lớn, và các bạn xuất sắc này nhắm tới, không có các offer k lương cho thực tập sinh đâu. Vì đầu vào tuyển dụng thực tập của họ cũng có thể ngang với người làm việc chính thức ở công ty khác.
- Tài chính và kinh nghiệm? Trừ trường hợp nói ở trên ra thì nên đặt lên bàn cân: tài chính (vừa đủ) - Kinh nghiệm (tối đa). Tài chính ở đây k phải nói về lương mà công ty đó trả. Nó đến từ nhiều nguồn khác như gia đình, làm thêm, jobs ở lĩnh vực khác... đủ để nuôi sống bản thân. Đáp ứng nhu cầu tối thiểu của bản thân để có được Kinh nghiệm tối đa. Theo mình, 2 điều này phải cân bằng, không thể muốn cả 2.
2. Cái mà mỗi bên đem lại cho nhau
Công ty: là công việc, mối quan hệ. Hiệu quả sẽ không có được một sớm một chiều mà đó là quá trình. Nếu may mắn, công ty đó cho bạn đụng chuyện chuyên môn.
Nhân sự: là sức người. Không cần chuyên môn quá cao, nhân sự thực tập sẽ đỡ cho nhân sự chính các công việc vặt để nhân sự chính tập trung hơn vào các công việc chính.
Ví dụ ở ngành mình và công việc trước kia mình thực tập: shipper pháp lý. Mình k phải là người xuất sắc. Đây là việc chạy hồ sơ, "vận chuyển" hồ sơ, nộp hồ sơ, nhận kết quả thủ tục hành chính, chuyển hồ sơ cho khách kí, đi sao y giấy tờ, photo scan tài liệu... khá là may mắn khi mấy việc vặt như đi in bảng hiệu, chạy đi mua đồ cho sếp, đi tìm thuê nhà cho khách... không chiếm quá nhiều công sức. Sau này mình được cắt tiền phí chạy hồ sơ, soạn hồ sơ từ A đến Z thì được cắt %.
+ Công ty được: người chạy việc, nhân sự chính sẽ có thời gian tập trung chuyên môn. Riêng việc đi nộp hồ sơ, nhận kết quả cũng đã mất cả buổi.
+ Mình được: hướng dẫn soạn hồ sơ, làm quen với chuyên viên, tiếp xúc với các shipper pháp lý khác lấy kinh nghiệm, làm sai-bị chửi (như cơm bữa)...
=> Như vậy kết luận cho việc nên hay k nên thực tập k lương: Nhu cầu và khả năng.
Khả năng của bạn, bạn thấy bạn được việc, có thể kiếm tiền cho cty thì k nên. Nhu cầu của bạn cần kinh nghiệm, có thể có nguồn khác đủ trang trải, vậy thì nên.
3. Những cái "nhưng"
- Offer kiểu: Em vào đây được công ty đào tạo, hướng dẫn miễn phí. Mình k đồng ý. Nói thẳng, công ty cần người nhưng k có tài chính dư giả nhưng lượng công việc em có thể tiếp xúc được nhiều và mọi người luôn sẵn sàng hướng dẫn. "Ông cần người, tôi cần kinh nghiệm" chứ k phải "Tôi cho ông kinh nghiệm miễn phí nên ông đừng đòi lương".
- Phúc lợi: có gồm xăng, xe, tiền điện thoại, ăn trưa. Đây là những phúc lợi cơ bản công ty nên có.
- Công việc: ngoài kia có công ty tốt, công ty xấu. Việc này phụ thuộc vào khả năng tìm hiểu của mỗi người. Search facebook, google, hỏi người đi trước,... để kiếm reviews về được làm gì, chế độ thực tế, sếp thế nào (cái này quan trọng).
=> Kết luận: Hi vọng bạn cố gắng trang bị cho mình càng nhiều thứ có lợi cho công ty càng tốt (học tiếng, kỹ năng lặt vặt...) và tìm hiểu thật kĩ công ty bạn đang hướng đến.
K biết ngành khác thế nào nhưng ngành mình đi hỏi vòng vòng sẽ quen nhau hết, hoặc ngành luật, dịch vụ pháp lý của mình cũng k quá lớn.
Lê Văn Đức
Mình thấy nó cũng tùy nghành chứ không có công thức chung nào cả. Em mình có làm ngành luật, đi thực tập cũng không có lương cũng như trợ cấp. Bản thân em đấy cũng thấy hợp lý, bởi vì đặc trưng của ngành là chưa thể làm được mà chỉ học hỏi ở công ty thực tập. Nhưng mình lại học IT, thì khi đi thực tập đa số các công ty sẽ có hỗ trợ, bởi vì IT khi thực tập chỉ cần một thời gian ngắn học hỏi đã có thể hỗ trợ công ty làm một số việc.
Tran Hai Nam
Mình hoàn toàn phản đối việc thực tập không lương không thời thế hiện tại.
Tuyển dụng “thực tập”, đây là một mối quan hệ “win – win”, công ty nguồn lao động trẻ, tuy còn chưa vững tay nghề nhưng là những người giàu long nhiệt huyết và chịu học hỏi. Các bạn sinh viên có nơi để ứng dụng những kiến thức mà mình học, được va chạm với môi trường pháp lý trong xã hội. Nhưng không phải vì mối quan hệ “win-win” đó mà công ty cho rằng các bạn ko được nhận lương.
Mong muốn “sẵn sàng” thực tập không lương của một số bạn trước nhất là gây thiệt hại cho chính mình, sau đó là gây thiệt hại cho công ty bạn thực tập.
- Phi đạo đức: Tại sao bạn lại làm việc không công cho một ai đó từ 3 tới 6 tháng trong khi công sức lao động bạn bỏ ra cũng tạo ra giá trị thặng dư cho công ty? Đành rằng nếu sau quá trình này mà bạn nhận được những kinh nghiệm cần thiết thì ít ra nó còn đáng giá, còn nếu không, hãy thử nhìn lại lịch sử và xem liệu điều này có khác gì với chế độ “nô lệ” thời cổ đại hay không?
- Gây thiệt hại cho chính mình và công ty: Khi nhận ra rằng các doanh nghiệp sẽ chẳng tốn một đồng nào cho việc tuyển thực tập như thế này, hiển nhiên trách nhiệm của các thực tập sinh đó cũng gần như bằng 0. Do đó, họ hiểu rằng cho dù họ làm việc có tệ tới đâu, cũng chẳng có ai đánh giá họ. Và điều tệ nhất có thể xảy ra là sinh viên không học được thêm điều gì và công ty cũng chẳng thu được gì, trong khi lại lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Một số doanh nghiệp cho rằng bạn đi làm không lương đổi lại việc chúng tôi đào tạo, hướng dẫn bạn các chuyên môn nghiệp vụ trong ngành. Nhưng thử hỏi trong giai đoạn 3-6 tháng đó công ty training các bạn thực tập được mấy buổi và liệu có anh/chị mentor nào kiên nhẫn và có thời gian đến mức cầm tay chỉ việc, sửa sai từng ly từng tí cho con bé thực tập hay không? Và liệu thực sự các bạn đó có được động vào các công việc chuyên môn hay chỉ là mấy việc lặt vặt, sai khiến? Chỉ đơn giản là 1 con số rất tiết kiệm là 3 triệu/1 tháng cho vị trí thực tập fulltime thôi, cộng lại khoảng thời gian thực tập đó thì bạn cũng có cho mình 1 khoản tiền kha khá. Với số tiền này bạn có thể ra ngoài học 1 lớp dạy chuyên môn bài bản với lượng kiến thức mang về cho mình còn lớn hơn gấp bội so với kiến thức có được trong đợt thực tập đó. Với những lớp học như vậy hẳn bạn sẽ được tham gia vào 1 dự án nào đó thì đấy chính là kinh nghiệm của bạn, bạn hoàn toàn có thể show ra trong buổi phỏng vấn để cho họ thấy tôi có kiến thức tôi có sản phẩm thực tế chứ không hề non tơ, thơ ngây với ngành này.
Vậy nên hãy tỉnh táo, đừng bán rẻ bản thân mình như vậy.
Thảo Hoang
Rukahn
Nhân câu này, mình xin chia sẻ quá khứ của mình. Hồi 2014-2017, mình là nhân viên kinh doanh tại alpha, công việc của mình thường khá bện rộn do mình làm kinh doanh gian hàng bên sự kiện doanh nghiệp, trường học, một tuần ngoài hội sách của công ty, chay thêm 2-3 chỗ bán hàng là bình thường. CV như thế, mỗi gian tối thiểu cần 1-2 nhân sự phụ trách trông hàng, tư vấn bán hàng. Dù được bên nhân sự gợi ý lấy thực tập đi làm, chỉ cần trưa bao ăn cho các bạn, hetes chương trình cho các bạn tầm 100-200k gọi là tiền thưởng là được rồi. Cơ mà tôi không bao h xài đến mấy cái bình hoa di động ấy mà luôn sử dụng đội ctv của mình vs chi phí tiền cơm+ lương 30k/giờ/ người, cùng lắm bí người thì liên hệ mấy clb sách đối tác ở bách khoa, ngoại dao để xin viện binh cũng bao cơm và tiền lương thì 20k/giờ/ người... Dùng ctv làm việc thấy sàng khoái k ai nợ ai dễ làm việc chứ xài bên bình hoa dị động vừa ko thoải mái bên các bạn, vừa có cảm gisc các bạn toàn tiểu thư cành vàng lá ngọc chả buồn động tay nhấc chân vào việc gì vừa cảm thấy có lỗi vì bóc lột các bạn ấy. Thôi khỏi đi
Hải Dương
Zorba Abraxas
Đào tạo miễn phí đâu mà miễn phí họ lấy lương của em làm phí rồi còn gì :v chưa kể là đoạn hàm hồ họ thu phí trước dạy sau (có khi dạy qua loa tầm 30 phút) mà dạy em để em làm việc cho họ nữa chứ .thực ra cái này cũng tùy em thôi nếu em đang rảnh mà thích công việc ấy thì lăn xả vào mà trải nghiệm nhân tình thế sự
Lê Hương Mai
Chà một vấn đề tranh cãi muôn đời giữa HR và các em sinh viên :))) mặc dù đã đi làm vài năm nhưng vẫn chấm hóng các ý kiến tranh luận