Thực phẩm biến đổi gen (GMO) có an toàn hay không?
Dạo này thấy nhiều bạn quan tâm đến câu hỏi trên nên cũng xin là share lại một bài phân tích về vấn đề này. Xu thế sử dụng thực phẩm biến đổi gen (GMO - Genetically Modified Oganism) đang ngày càng gia tăng trên thế giới và Việt Nam vì những lợi ích không thể chối cãi của nó. Tuy nhiên cũng giống như nhiều vấn đề khác trong khoa học, thực phẩm GMO đang gây ra một sự "tranh cãi": Một bên là ủng hộ việc sử dụng thực phẩm GMO và một bên là phản đối hay ngần ngại khi sử dụng thực phẩm GMO. Người viết bài này là một nhà khoa học về sức khoẻ xin chia sẻ những thông tin cơ bản và khách quan về thực phẩm GMO để mọi người tham khảo và có quyết định thông minh cho mình:
1. Thực phẩm GMO là gì?
- Thực phẩm GMO hay còn gọi là thực phẩm chuyển gen; thực phẩm công nghệ sinh học được các nhà khoa học tạo ra bằng công nghệ chuyển gen (thêm, bớt một vài gen nào đó hoặc chọn lọc các gen có nhiều tính trôi; công nghệ khá phức tạp nên không trình bày ở đây)
- Nguyên tắc tạo ra TP GMO: chỉ làm biến đổi những gen mang tính có lợi; không làm đột biến hay thay đổi bất thường các gen của sinh vật.
2. Lợi ích của thực phẩm GMO?
- Mục đích: Để tạo ra những giống cây trồng mới hay vật nuôi mới có năng suất cao hơn; có hàm lượng protein và các chất dinh dưỡng cao hơn; chju đựng tốt hơn với sự biến đổi của thời tiết; chống lại sâu bệnh tốt hơn; ít phải sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật; thuốc kích thích tăng trưởng...
- Tăng năng suất của cây trồng vật nuôi từ đó bảo đảm an ninh lương thực và góp phần xoá đói giảm nghèo.
- Tiết kiệm được đất đai sản xuất, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học (1996-2012 đã tiết kiệm được 123 triệu ha đất sản xuất nhờ thực phẩm GMO).
- Giảm được thuốc trừ sâu (Trung Quốc mỗi năm giảm được 50% lượng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp nhờ thực phẩm GMO; Năm 2012: Thế giới đã loại bỏ được 497 triệu kg thuốc trừ sâu; giảm 27 tỷ khí thải CO2 tương đương loại bỏ được 12 triệu ô tô lưu thông...)
3. Những vấn đề còn tranh cãi về thực phẩm GMO?
- Những người phản đổi thực phẩm GMO:
Họ cho rằng thực phẩm GMO có thể tăng tính gây dị ứng của thực phẩm; thực phẩm GMO có thể làm tăng nguy cơ kháng lại kháng sinh của vi khuẩn hay có thể gây ngộ độc. Ngoài ra các nhà bảo vệ môi trường (theo hướng cực đoan) họ cho rằng thực phẩm GMO có thể góp phần làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên (vì phá vỡ các chuỗi thức ăn). Tuy nhiên họ không có các bằng chứng nghiên cứu thuyết phục về những vấn đề đó.
- Những người ủng hộ thực phẩm GMO:
Họ đã chứng minh là thực phẩm GMO ít gây dị ứng hơn thực phẩm truyền thống (vì được sàng lọc trước để không chứa các ADN tương tự như trình tự để mã hoá cho các phân tử protein gây dị ứng). Thực phẩm GMO cũng không phải là nguyên nhân làm tăng khả năng kháng kháng sinh của cơ thể (việc này chủ yếu do chiến lược sai lầm trong sử dụng kháng sinh gây nên). Trong khi đó vì có khả năng chống cỏ dại, chống sâu bệnh tốt hơn nên thực phẩm GMO đã giảm được đáng kể dư lượng kháng sinh, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, giảm khả năng nhiễm nấm độc nên sử dụng an toàn hơn so với thực phẩm truyền thống. Chưa nói thực phẩm GMO có hàm lượng đạm và các chất dinh dưỡng cao hơn thực phẩm truyền thống (Gạo vàng giu vitamin A, ngô giàu lysine hay đậu nành giàu omega 3 hơn...). Trong một bức thư tập thể của 107 nhà khoa học đã từng đạt giải Nobel về y học, hoá học, sinh học, vật lý... trên thế giới gửi cho tổ chức Hoà Bình Xanh (Green Peace) để phản đối tổ chức này về việc chống lại GMO, theo các nhà khoa học thực phẩm GMO không những tuyêt đối an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ cũng như nó không hề gây mất cân bằng sinh thái tự nhiên. Những người ủng hộ GMO họ có nhiều bằng chứng nghiên cứu bảo vệ quan điểm của họ.
4. Thực phẩm GMO có an toàn không?
- Về lý thuyết:
Thực phẩm GMO hoàn toàn an toàn cho người sử dụng (vì những lý do đã trình bày ở trên)
- Về thực tế:
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thực phẩm GMO hoàn toàn an toàn (cả trên động vật thí nghiệm và người tình nguyện). Trong suốt mấy chục năm từ khi xuất hiện trên thị trường, chưa có báo cáo nào về tác hại do thực phẩm GMO gây ra ở người.
- Về pháp lý:
Hiện nay hầu hết các tổ chức khoa học và các chính phủ khắt khe nhất trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm như: WHO, FAO, FDA, Hiệp hội y khoa Mỹ, Hiệp hội độc chất học Mỹ, Viện khoa học sự sống QT, Viện hàn Lâm khoa học Mỹ, Hiệp hội Hoàng gia Anh, Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu, hay các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản (khoảng 60 nước, hầu hết là các nước phát triển) đã khẳng định GMO an toàn và cho phép sử dụng.
Ở Việt Nam: Thực phẩm GMO đã được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt có những loại thực phẩm thì 80% sản phẩm trên thị trường là thực phẩm GMO. Trong một khảo sát ngẫu nhiên tại các siêu thị, chợ ở tp HCM: có 111/323 loại thực phẩm được khảo sát là thực phẩm GMO. Chỉ có điều hầu hết người tiêu dùng VN đều không biết những thực phẩm mình đang ăn hàng ngày có phải là thực phẩm GMO hay không.
5. Lời kết:
Sức khoẻ là vốn quý giá nhất của con người; quan tâm đến sức khoẻ là thói quen tốt cần xây dựng. Nhưng đứng trước những thông tin trái chiều người tiêu dùng hãy thông minh lựa chọn. Hãy có chứng kiến dựa trên các cơ sở khoa học, đừng nghe nói, đừng nghe tin đồn vô căn cứ. hãy nhìn vào những người khoẻ mạnh họ đang ăn gì, nói gì!
Người viết bài này và gia đình đã sử dụng thực phẩm GMO hoặc các thực phẩm có thành phần từ thực phầm nguồn gốc GMO suốt 15 năm nay vì tôi tin tưởng nó an toàn và có lợi cho sức khoẻ! Bản thân tôi cũng đã áp dụng trong 8 năm qua cho mình và cả gia đình! Còn bạn? Hãy là một người tiêu dùng thông minh!
Nguồn bài viết: FB Gs Ts Nguyễn Viết Lượng
thực phẩm biến đổi gene
,gmo
,sinh vật
,biến đổi gen
,khoa học
Ở 1 số quốc gia. Dán nhãn cho GMO là bắt buộc. GMO muốn được công nhận, trừ những giai đoạn sáng tạo và thử nghiệm. Nó còn phải trải qua những test để đảm bảo độ an toàn cho người dùng. Vì vậy ở những quốc gia đó chúng ta có thể an tâm. Ở VN thì chưa quản lý được thế. Mình đã từng làm seminar về chủ đề GMO.
Tien NgnThMy
Ở 1 số quốc gia. Dán nhãn cho GMO là bắt buộc. GMO muốn được công nhận, trừ những giai đoạn sáng tạo và thử nghiệm. Nó còn phải trải qua những test để đảm bảo độ an toàn cho người dùng. Vì vậy ở những quốc gia đó chúng ta có thể an tâm. Ở VN thì chưa quản lý được thế. Mình đã từng làm seminar về chủ đề GMO.