Thực hư vấn đề kì thị nam-nữ trong việc tiếp thu quan điểm?
Trước đây mình từng đọc đc ở một vài nguồn trên internet, nói về chuyện các quan điểm hoặc phát ngôn của phụ nữ, khi đem so sánh với đàn ông thuộc cùng tầng lớp hoặc giai cấp, thì thường không đc xem trọng bằng. Kiểu như nếu hai người cùng chia sẻ quan điểm, thì những điều người phụ nữ nói thường sẽ bị 'để ngoài tai' hoặc 'nghe cho vui' hơn là những điều mà đàn ông nói.
Là nam giới nên mình thực sự không biết nhận định này có chính xác. Cánh chị em ở noron có thể giúp vào xác nhận không nhỉ? Nếu quả thực là vậy thì rõ ràng chúng ta cần thay đổi quan điểm và cách nhìn về bình đẳng giới.
bình đẳng giới
,bất bình đẳng giới
,women we see
,giới tính
Mình nghĩ vấn đề này có trong quyển Đàn ông đến từ Sao Hỏa, Đàn bà đến từ Sao Kim. Mình chưa đọc quyển đó nhưng thấy mọi người nhắc tới khá nhiều.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Kien "Bốn Bốn" Nguyễn
Mình nghĩ vấn đề này có trong quyển Đàn ông đến từ Sao Hỏa, Đàn bà đến từ Sao Kim. Mình chưa đọc quyển đó nhưng thấy mọi người nhắc tới khá nhiều.
Hoàng Ân Điển
Vụ này thì mình nghĩ là tùy bối cảnh cụ thể. Ví dụ như trong một nhóm, người nào có tầm ảnh hưởng nhất, có thể là thành viên hoạt động tích cực nhất, hoặc đc tin cậy nhất (vì bất cứ lí do gì), thì dù là nam hay nữ, quan điểm của họ cũng sẽ rất "có kí lô".
Tất nhiên mình không phủ nhận là trong nhiều trường hợp, các định kiến về giới này cũng có thể đc trông thấy, cho dù không quá rõ ràng. Ví dụ như khi hẹn hò với bạn gái tại các quán cafe hoặc quán ăn, thì mỗi khi các em bồi bàn đến để lấy order, mình luôn là người đc hỏi và đc xem là người ra 'quyết định cuối cùng'. Mình cũng luôn là người đc hỏi về đường và các hướng đi trong thành phố, cho dù có nhiều khu vực bạn gái còn rành rẽ hơn cả mình.
Nên nói chung là cũng tùy trường hợp thôi. Trên đây chỉ là những điểm nho nhỏ be bé nên mình thấy không có ảnh hưởng gì nhiều tới đời sống. Còn các định kiến nghiêm trọng hơn thì mình chưa từng trải qua nên xin không bàn đến.
Tống Hồ Trà Linh
Trong từng giai đoạn, hoàn cảnh, môi trường, thì tiếng nói của người phụ nữ sẽ khác nhau. Hiện nay mặc dù mình thấy vẫn còn tình trạng coi thường lời của phụ nữ hơn so với đàn ông, tuy nhiên thì đã giảm bớt rồi vì ngày này những người phụ nữ tài giỏi rất nhiều, họ tự khẳng định sức nặng trong lời nói của mình và dần dần xã hội phải nhìn nhận và công nhận điều đó. Tư tưởng trọng nam khinh nữ giờ chỉ còn trong một số cá thể hoặc một số gia đình (chủ yếu là phía bắc) với tình trạng đàn ông gia trưởng quá nặng nề. Mặc dù là người Bắc, nhưng trong gia đình mình, để quyết định các vấn đề trong nhà, mẹ mình luôn có tiếng nói và ưu thế hơn so với bố. Đơn giản vì mẹ mình nhiều kinh nghiệm và chăm lo cho gia đình tốt hơn. Ngoài ra, mình đi làm 4 chỗ thì các sếp của mình đều là nữ cả, mà đương nhiên ai dám 'để ngoài tai' lời của sếp?