Thuật ngữ Folklore là gì? Những đối tượng nghiên cứu của Folklore tại Việt Nam?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

"Folklore" là sự kết hợp hai từ Saxon - một bộ tộc của cư dân Anh thời Trung cổ - là "folk" và "lore". "Folk" nghĩa là "dân chúng, đám đông" và "lore" nghĩa là "tri thức, trí tuệ, cách nhận thức". Như vậy "folklore" có nghĩa là kho tri thức, trí tuệ, cách nhận thức của dân chúng, nhưng về sau nó được mở rộng để chỉ toàn bộ các lĩnh vực sáng tạo văn hóa của dân chúng. Thuật ngữ folklore do nhà nhân chủng học người Anh, ông William Thoms dùng trong bài báo đăng trên tờ Athenaeum, ngày 22/8/1846, với ý nghĩa là những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hoá tinh thần như phong tục, đạo đức, tín ngưỡng, những bài dân ca, những câu chuyện kể của cộng đồng. Sau khi xuất hiện, thuật ngữ này được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau, liên quan tới đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Đối tượng nghiên cứu của folklore, folklore Việt Nam Những nhà nhiên cứu folklore có những sự xếp loại đối tượng nghiên cứu khác nhau, song tựu trung vẫn đều đề cập đến những vấn đề chính như: Đời sống vật chất: món ăn dân tộc, quần áo, nhà ở, giao thông, các dạng khác nhau của lao động sản xuất. Đời sống trí tuệ: ngôn ngữ dân gian, tri thức dân gian, triết lý dân gian, nghi lễ dân gian, văn học nghệ thuật dân gian (trang trí vật dụng gia đình, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, câu đố, truyện cổ tích, ngụ ngôn, hò, vè, ca dao)… Đời sống xã hội: quan hệ gia đình, họ tộc, làng xã...
Trả lời
"Folklore" là sự kết hợp hai từ Saxon - một bộ tộc của cư dân Anh thời Trung cổ - là "folk" và "lore". "Folk" nghĩa là "dân chúng, đám đông" và "lore" nghĩa là "tri thức, trí tuệ, cách nhận thức". Như vậy "folklore" có nghĩa là kho tri thức, trí tuệ, cách nhận thức của dân chúng, nhưng về sau nó được mở rộng để chỉ toàn bộ các lĩnh vực sáng tạo văn hóa của dân chúng. Thuật ngữ folklore do nhà nhân chủng học người Anh, ông William Thoms dùng trong bài báo đăng trên tờ Athenaeum, ngày 22/8/1846, với ý nghĩa là những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hoá tinh thần như phong tục, đạo đức, tín ngưỡng, những bài dân ca, những câu chuyện kể của cộng đồng. Sau khi xuất hiện, thuật ngữ này được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau, liên quan tới đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Đối tượng nghiên cứu của folklore, folklore Việt Nam Những nhà nhiên cứu folklore có những sự xếp loại đối tượng nghiên cứu khác nhau, song tựu trung vẫn đều đề cập đến những vấn đề chính như: Đời sống vật chất: món ăn dân tộc, quần áo, nhà ở, giao thông, các dạng khác nhau của lao động sản xuất. Đời sống trí tuệ: ngôn ngữ dân gian, tri thức dân gian, triết lý dân gian, nghi lễ dân gian, văn học nghệ thuật dân gian (trang trí vật dụng gia đình, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, câu đố, truyện cổ tích, ngụ ngôn, hò, vè, ca dao)… Đời sống xã hội: quan hệ gia đình, họ tộc, làng xã...