Thuật cản thi ở Tương Tây (Trung Quốc)

  1. Văn hóa

  2. Tâm linh

  3. Xã hội

Đôi điều về nghề cản thi:

Cản thi là một loại cổ thuật của tộc Miêu, thuộc vào văn hóa thầy mo, cũng có chút liên quan với Mao Sơn Thuật, từ thời nhà Thanh đã lưu truyền rộng rãi lời đồn về “người cản thi” ở Tương Tây, nghĩa là “người cản thi” dùng “bí thuật” để mang thi thể người tha hương trở về quê cũ, cho bọn họ yên nghỉ tại quê nhà mình.

Theo dân gian, từ xa xưa ở Tương Tây đã xuất hiện nghề nghiệp cản thi, nghe đồn là có liên quan mật thiết với Kỳ Môn Độn Giáp. Tương Tây nằm ở thượng du sông Nguyên Giang, khá là cằn cỗi, rất nhiều dân bản xứ buộc phải sang Xuyên Đông, Kiềm Đông hái thuốc, săn bắt hoặc buôn bán nhỏ mà sống. Mà những vùng này chướng khí khá nặng, bệnh sốt rét ác tính tràn lan, rất nhiều người chết, mà dân chúng lại có quan niệm sâu sắc trong việc “lá rụng về cội”, người chết phải mang xác về chôn ở quê quán, nhưng bởi vì nơi đó đường núi gập ghềnh, không thể dùng xe, cáng để vận chuyển thi thể, vì vậy mới xuất hiện nghề cản thi này.

Còn một giai thoại nữa là thời nhà Thanh thường có thông lệ “xử trảm mùa thu”, các nha môn huyện châu phủ vào mùa thu hàng năm sẽ phụng lệnh công văn của Hình bộ mà hành hình các tử tù trong lao. Tử tù bản xứ thì sau khi bị giết có thân nhân nhặt xác mai táng, nhưng tử tù xa xứ thì cần phải vận chuyển về cố hương, thường thì một thi thể cần mời bốn người vận chuyển, chi phí khá lớn, mà mời người cản thi đưa về thì tiết kiệm hơn, vả lại có thể đảm bảo xác không bị hư thối mục rữa trên đường, bởi vì thi thể khi vận chuyển một ngày sau là có thể thối rữa ngay.

  1. Giai đoạn chuẩn bị cho việc cản thi:

Một ngày trước khi bị hành hình, người thân, đồng hương của tử tù tha hương, thậm chí có cả những người tốt bụng sẽ quyên góp chút bạc để mời “lão ti” (theo thông lệ là hai người một mặc đồ xanh một mặc đồ đỏ), mua thêm vài món đồ cần dùng. Vào ngày hành hình, lão ti và trợ thủ cùng với người hỗ trợ sẽ chờ ngoài pháp trường. Giờ ngọ canh ba, đao phủ ra tay chém đầu tử tù.

Đợi tới khi quan giám sát rời khỏi pháp trường, lão ti mặc đồ đỏ sẽ lập tức làm lễ cúng niệm thần chú, trợ thủ sẽ giúp gắn lại đầu và thân của tử tù, rồi lão ti mặc đồ xanh sẽ lấy thần sa (là chu sa loại tốt nhất) bôi lên bảy chỗ: giữa trán, giữa lưng, giữa ngực, hai lòng bàn tay bàn chân, mỗi chỗ còn được dán một lá bùa, sau đó dùng vải năm màu quấn chặt lại. Tương truyền, bảy chỗ này là nơi thất khiếu xuất nhập, dùng thần sa bùa chú phong ấn là để giữ lại bảy phách của người chết.

Sau đó, còn lấy một ít chu sa nhét vào tai, mũi, miệng người chết, rồi dùng thần phù (là Thần Châu phù) bịt chặt. Tương truyền tai mũi miệng là ba nơi hồn phách xuất nhập, làm như vậy có thể giữ lại hồn của người chết.

Cuối cùng còn phải bôi thần sa dán thần phù đầy lên cổ người chết, dùng vải năm màu buộc chặt, rồi lại đội nón lá cho người chết (che kín mặt), tiếp đó, lão ti mặc đồ đỏ đọc xong thần chú, hét to “Lên”, thi thể sẽ lập tức nghe lời mà bật dậy.

  1. Quá trình vận chuyển:

Người cản thi là một pháp sư mặc đạo bào. Trong những thi thể khoác áo màu đen đó, có một người sống, dân bản xứ gọi người đó là “cản thi tượng”. Bất kể có bao nhiêu thi thể, đều là do một người người nọ đưa đi. Bất kể là tiết trời như thế nào, người nọ đều phải mang một đôi giày cỏ, toàn thân mặc trường sam bằng vải xanh, trên eo đeo đai lưng màu tối, trên đầu đội mũ vải màu xanh, tay cầm chiêng đồng, trong túi cất bùa.

Pháp sư không đi sau mà là đi trước đám thi thể, không thắp đèn lồng, bởi vì người nọ vừa phải gõ chiêng đồng, vừa dẫn đám thi thể này đi, trong tay còn phe phẩy một lá cờ nhiếp hồn, để cho người đi đêm biết mà tránh, thông báo nhà nào có chó thì nhốt chó lại. Nếu có từ hai thi thể trở lên, cản thi tượng sẽ dùng dây cỏ buộc chân các thi thể lại với nhau, mỗi người cách nhau bảy tám thước, lúc đi đường ban đêm, trên đầu thi thể đội mũ cao che mặt, trên trán dán mấy tấm bùa vàng.

Trên đường cản thi có một thứ gọi là “khách điếm tử thi”, chỉ có tử thi và cản thi tượng ở, người thường không được vào. Khi cản thi tượng đưa thi thể đi, trước khi trời sáng phải tới được khách điếm tử thi, đến đêm thì lại lặng lẽ đi tiếp, gặp những ngày mưa gió bão bùng không đi được, có thể phải ở tận mấy ngày trong khách điếm.

  1. Nhập quan

2 – 3 ngày trước khi đến nơi, thân nhân người chết sẽ được thông báo trước, chuẩn bị quan tài đồ liệm đâu vào đấy, chờ khi “người chết” vừa tới nơi, lập tức thay đồ liệm cho người chết, đưa vào quan tài. Toàn bộ quá trình đưa vào quan tài đều là do người cản thi làm, tuyệt đối không cho người ngoài can thiệp hay đứng xem, cũng như lúc xuất phát “nâng quan tài” của người chết ra thì không được dòm ngó. Người ta nói vì đây là thời khắc mấu chốt, người sống nếu tới gần thi thể, sẽ khiến thi thể “hoảng sợ” hoặc “xác chết bật dậy”, mà quá trình nhập liệm cũng phải vào canh ba nửa đêm. Khi sắp xếp xong hết, cũng là lúc khâm liệm người chết xong, người nhà mới được đi nhận.

Các quy tắc:

Theo tài liệu có liên quan, nghề cản thi ở Tương Tây có khái niệm “ba cản, ba không cản”:

Ba cản:

Người bị chém đầu (cần phải gắn đầu thân lại), bị án treo cổ, hay chết vì hình phạt lồng đứng* là ba loại có thể cản.

*Hình phạt lồng đứng

https://cdn.noron.vn/2023/11/15/long-dung-1700063720.jpg

Tương truyền là vì bọn họ bị ép phải chết, chết không phục, chết nhưng vẫn còn nhớ nhung người thân, có thể dùng phép thuật câu hồn phách, dùng bùa chú trấn trong cơ thể, sau đó dùng phép dẫn bọn họ leo núi vượt đèo, thậm chí lên thuyền vượt nước trở lại cố hương.

Ba không cản:

Người bệnh chết, nhảy sông treo cổ tự nguyện chết, sét đánh lửa đốt tay chân không lành lặn là ba loại không thể cản.

Người bệnh chết hồn phách đã bị Diêm Vương câu đi, không thể gọi về từ Quỷ Môn Quan.

Người nhảy sông treo cổ, hồn phách đã bị kéo đi làm “vật thay thế”, hơn nữa có thể bọn họ đang chuyển giao, nếu tách hồn phách mới ra, vong hồn cũ không được thay thế thì sẽ ảnh hưởng việc đầu thai của hồn cũ.

Người bị sét đánh chết đều là những người nghiệp chướng nặng nề, mà bị lửa thiêu chết thì thường da thịt không lành lặn, cũng không thể cản.

Yêu cầu dành cho cản thi tượng:

Truyền thừa cản thi tượng ở Tương Tây là dựa vào quan hệ thầy trò. Cản thi tượng cần phải đủ 16 tuổi trở lên, dáng vẻ hơi xấu một chút, cao ít nhất 1m7 trở lên. Lúc nhập môn cần trải qua 3 bài kiểm tra:

Nhìn mặt trời mà xoay vòng, sau khi dừng lại thì phải chi ra được đông nam tây bắc. Bởi vì công việc chủ yếu là vào ban đêm, việc phân biệt được phương hướng rất quan trọng.

Huấn luyện gánh vật nặng.(Yuan: nghe nói đâu là để vác thi thể khi gặp phải những đoạn đường khó đi mà thi thể không băng qua được)

Nửa đêm đi đến nghĩa địa tìm một miếng lá ngô đồng mà sư phụ giấu, nhằm rèn luyện can đảm.

Từ khóa: 

văn hóa

,

tâm linh

,

xã hội