Thuận lợi và khó khăn trong tiến trình gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Con đường gia nhập vào WTO không phải dễ dàng, minh chứng là chúng ta phải mất tới 11 năm để có thể trở thành thành viên chính thức. Mặc dù nước ta đã là thành viên của AFTA, APEC, ASEM, IMF,... nhưng không ít thành viên của WTO luôn tỏ ra không muốn đẩy nhanh tiến độ đàm phán về các điều kiện gia nhập của Việt Nam. Các lí do mà họ nêu lên chủ yếu là về vấn đề kinh tế, còn ngoại lệ là các nước có những mặc cảm không thừa nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Quá trình phát triển sẽ năng động hơn, cơ cấu kinh tế sẽ phải điều chỉnh theo tín hiệu thị trường, kéo theo chuyển dịch về lao động, đào tạo. Cũng chính vì chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế mà việc gia nhập WTO để đẩy mạnh ước mơ cháy bỏng của dân tộc ta là phát triển kinh tế, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Tham gia vào WTO là tham gia vào nền kinh tế thị trường với những luật lệ khắt khe, đồng thời tiếp cận với các thị trường rộng mở. Xét về cơ cấu kinh tế, có những thuận lợi dễ thấy, chuyển dịch khá mạnh theo chiều hướng xuất khẩu. Chỉ số GDP tăng so với những năm trước đây. Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân sẽ thuận lợi. Sức mua của đồng Việt Nam cũng từ đó sẽ mạnh hơn hẳn. Hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn nên cơ cấu tiêu dùng thay đổi. Tuy nhiên lại gặp những khó khăn, trước hết ngay trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, sự chậm chễ trong vấn đề đào tạo cán bộ làm kinh tế đối ngoại . Với quy mô gấp nhiều lần so với ASEAN, AFTA, cơ cấu hoạt động của WTO cũng đủ làm cho một nước lớn như Trung Quốc bị thiếu hụt chuyên gia cần thiết. Sự chậm chễ trong kinh tế đối ngoại phải trả giá bằng việc để mất đi cơ hội. Không còn gì phải phủ nhận tầm quan trọng của Cán bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tất nhiên trong những những năm đầu gia nhập WTO, sẽ có hàng vạn người thất nghiệp. Để đối phó với tình trạng đó, yêu cầu cấp thiết là cần có chuẩn bị những cơ chế phù hợp, nguồn lực nhất là về tài chính. Thất nghiệp cơ cấu cũng là một cơ hội tốt để tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tối ưu hóa. “Quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam cũng tạo ra những sức ép rất lớn đối với các nhà làm luật của Việt Nam phải tiếp tục điều chỉnh, thay đổi hệ thống pháp lý của mình nhằm tương thích với luật chơi chung của thương mại toàn cầu. Cho đến trước thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam đã phải hoàn tất việc sửa và xây dựng 25 Luật và Pháp lệnh so với cam kết 26 Luật và Pháp lệnh phải sửa và xây dựng để gia nhập WTO. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, những văn bản nào không phù hợp sẽ bị loại bỏ. Chẳng hạn, trong năm 2007, ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO Việt Nam đã tiến hành rà soát pháp luật với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2007 đã rà soát 568 văn bản quy phạm pháp luật ở Trung ương. Trong đó, số lượng văn bản cần sửa đổi, bổ sung là 46 văn bản, 9 văn bản đề nghị huỷ bỏ, số lượng văn bản đề nghị ban hành mới là 47 văn bản. Kết quả rà soát ở giai đoạn 2 cho thấy tổng số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đến hết năm 2007 ở Trung ương liên quan trực tiếp đến cam kết của Việt Nam trong WTO là 432 văn bản (49 Luật, 5 Nghị quyết của Quốc hội và UBTVQH, 18 Pháp lệnh, 125 Nghị định...). Bên cạnh đó, việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành cũng là một phần quan trọng trong công tác rà soát pháp luật. Thông tin từ Bộ Tư pháp cho biết, quá trình rà soát pháp luật tại nhiều địa phương trong năm 2007, Bộ này đã đề nghị cần sửa đổi bổ sung 70 văn bản, huỷ bỏ 24 văn bản và ban hành mới 34 văn bản. Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, nhìn tổng thể, pháp luật Việt Nam cơ bản thống nhất với các cam kết của Việt Nam trong WTO.” Tất cả chúng ta hôm nay đều đang sống trong một thời kì biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu. Quá trình đẩy mạnh quan hệ trao đổi kinh tế quốc tế, mà được gọi là toàn cầu hóa, yêu cầu phải biến chuyển nhiều mặt cho phù hợp, tính tùy thuộc lần nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ. Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.
Trả lời
Con đường gia nhập vào WTO không phải dễ dàng, minh chứng là chúng ta phải mất tới 11 năm để có thể trở thành thành viên chính thức. Mặc dù nước ta đã là thành viên của AFTA, APEC, ASEM, IMF,... nhưng không ít thành viên của WTO luôn tỏ ra không muốn đẩy nhanh tiến độ đàm phán về các điều kiện gia nhập của Việt Nam. Các lí do mà họ nêu lên chủ yếu là về vấn đề kinh tế, còn ngoại lệ là các nước có những mặc cảm không thừa nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Quá trình phát triển sẽ năng động hơn, cơ cấu kinh tế sẽ phải điều chỉnh theo tín hiệu thị trường, kéo theo chuyển dịch về lao động, đào tạo. Cũng chính vì chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế mà việc gia nhập WTO để đẩy mạnh ước mơ cháy bỏng của dân tộc ta là phát triển kinh tế, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Tham gia vào WTO là tham gia vào nền kinh tế thị trường với những luật lệ khắt khe, đồng thời tiếp cận với các thị trường rộng mở. Xét về cơ cấu kinh tế, có những thuận lợi dễ thấy, chuyển dịch khá mạnh theo chiều hướng xuất khẩu. Chỉ số GDP tăng so với những năm trước đây. Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân sẽ thuận lợi. Sức mua của đồng Việt Nam cũng từ đó sẽ mạnh hơn hẳn. Hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn nên cơ cấu tiêu dùng thay đổi. Tuy nhiên lại gặp những khó khăn, trước hết ngay trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, sự chậm chễ trong vấn đề đào tạo cán bộ làm kinh tế đối ngoại . Với quy mô gấp nhiều lần so với ASEAN, AFTA, cơ cấu hoạt động của WTO cũng đủ làm cho một nước lớn như Trung Quốc bị thiếu hụt chuyên gia cần thiết. Sự chậm chễ trong kinh tế đối ngoại phải trả giá bằng việc để mất đi cơ hội. Không còn gì phải phủ nhận tầm quan trọng của Cán bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tất nhiên trong những những năm đầu gia nhập WTO, sẽ có hàng vạn người thất nghiệp. Để đối phó với tình trạng đó, yêu cầu cấp thiết là cần có chuẩn bị những cơ chế phù hợp, nguồn lực nhất là về tài chính. Thất nghiệp cơ cấu cũng là một cơ hội tốt để tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tối ưu hóa. “Quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam cũng tạo ra những sức ép rất lớn đối với các nhà làm luật của Việt Nam phải tiếp tục điều chỉnh, thay đổi hệ thống pháp lý của mình nhằm tương thích với luật chơi chung của thương mại toàn cầu. Cho đến trước thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam đã phải hoàn tất việc sửa và xây dựng 25 Luật và Pháp lệnh so với cam kết 26 Luật và Pháp lệnh phải sửa và xây dựng để gia nhập WTO. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, những văn bản nào không phù hợp sẽ bị loại bỏ. Chẳng hạn, trong năm 2007, ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO Việt Nam đã tiến hành rà soát pháp luật với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2007 đã rà soát 568 văn bản quy phạm pháp luật ở Trung ương. Trong đó, số lượng văn bản cần sửa đổi, bổ sung là 46 văn bản, 9 văn bản đề nghị huỷ bỏ, số lượng văn bản đề nghị ban hành mới là 47 văn bản. Kết quả rà soát ở giai đoạn 2 cho thấy tổng số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đến hết năm 2007 ở Trung ương liên quan trực tiếp đến cam kết của Việt Nam trong WTO là 432 văn bản (49 Luật, 5 Nghị quyết của Quốc hội và UBTVQH, 18 Pháp lệnh, 125 Nghị định...). Bên cạnh đó, việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành cũng là một phần quan trọng trong công tác rà soát pháp luật. Thông tin từ Bộ Tư pháp cho biết, quá trình rà soát pháp luật tại nhiều địa phương trong năm 2007, Bộ này đã đề nghị cần sửa đổi bổ sung 70 văn bản, huỷ bỏ 24 văn bản và ban hành mới 34 văn bản. Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, nhìn tổng thể, pháp luật Việt Nam cơ bản thống nhất với các cam kết của Việt Nam trong WTO.” Tất cả chúng ta hôm nay đều đang sống trong một thời kì biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu. Quá trình đẩy mạnh quan hệ trao đổi kinh tế quốc tế, mà được gọi là toàn cầu hóa, yêu cầu phải biến chuyển nhiều mặt cho phù hợp, tính tùy thuộc lần nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ. Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.