Thư viện ở trường học (được tài trợ) nhưng không mở cửa cho học sinh đọc?

  1. Xã hội

  2. Giáo dục

Mình được biết có một số trường học ở quê, được tài trợ rất nhiều đầu sách hay, phong phú, đa dạng. Thế nhưng có một tình trạng là: học sinh không bao giờ được tiếp cận nguồn tri thức quý báu đó.

Mình được biết ở những ngôi trường đó, thầy cô sẽ ko cho mở cửa thư viện, hoặc mở đó nhưng ko cho phép học sinh vào, dù là ngồi đọc hay mượn. Tất nhiên lý do là do thầy cô sợ phải thêm phiền phức khi quản lý, nên dù được các nhà hảo tâm đầu tư cho các em có cơ hội tiếp cận tri thức, nhưng lại tàn nhẫn mà tước mất đi của các em những quyền lợn tốt đẹp. Thực sự quá ích kỷ, xấu xí và không có đạo đức. Mình rất buồn bực, bức xúc và quá tiếc vì vấn đề này.

Các bạn nghĩ có giải pháp nào để xử lý việc này không? Liệu mình có nên liên hệ nhà tài trợ để báo cho họ biết, hay có cách nào khả thi và phù hợp hơn? Mong được mọi người quan tâm. Cảm ơn mọi người.

Từ khóa: 

xã hội

,

giáo dục

Chào bạn, mình từng tham gia một dự án phát triển văn hóa đọc cho hai điểm trường tại Thái Nguyên và Tuyên Quang. Phần cơ sở vật chất của thư viện thì được một đối tác nước ngoài tài trợ; còn tập huấn, hướng dẫn cho các giáo viên quản lý thư viện và tổ chức hoạt động đọc sách, giờ đọc sách thì do phía bên mình hỗ trợ.

Thư viện trường học được tài trợ sẽ có một số vấn đề như sau:

- Không có giáo viên thủ thư, nên phần việc này đôi khi do giáo viên tổng phụ trách kiêm nhiệm luôn (mà họ thì rất bận)

- Lo lắng cơ sở vật chất, sách vở bị tổn hại, một số điểm trường sẽ chọn giải pháp "an toàn" là hạn chế tối đa việc mở cửa (chỉ chọn những dịp cần truyền thông hoặc nhà tài trợ lên thăm mới mở).

- Không ít giáo viên chưa có thói quen đọc sách, nên họ chưa thể góp phần phát triển một thói quen mà chính họ cũng không có được (Trong chuyến đi ấy, một giáo viên được hỏi "Cuốn sách gần đây nhất chị đọc là khi nào?" đã trả lời rằng: "Cách đây hai năm, mình có đọc sách giáo trình")

- Quan điểm của lãnh đạo với việc phát triển văn hóa đọc trong ngôi trường của họ. Sẽ có những hiệu trưởng, hiệu phó sốt sắng với việc thực sự tổ chức các buổi đọc sách. Nhưng ngược lại, cũng có những hiệu trưởng, hiệu phó coi việc có thư viện và biết cất giữ sách trong thư viện là thành công rồi.

Giải pháp cho vấn đề này là nhà tài trợ cần sâu sát hơn. Nhưng đây là một giải pháp khó, bởi sâu sát thực sự ở đây là cần quan sát, nhắc nhở, đồng hành cùng nhà trường ít nhất từ 1 - 3 năm, để các thầy cô quen với việc đọc và giúp đỡ các con đọc sách.

Cũng may là trong chuyến đi khảo sát lần hai, mình có gặp được một vài thầy cô rất nhiệt tình, chủ động mang sách trong thư viện từ điểm trường chính đến các điểm trường phụ cho các con đọc hằng tuần.

Mình cho rằng mọi vấn đề và giải pháp đều thuộc về con người, nên nếu chúng ta thực sự muốn và biết những người xung quanh chúng ta muốn gì, thì vẫn luôn có cách.

https://cdn.noron.vn/2021/12/30/6377209716623171-1640841712_1024.jpg
Trả lời

Chào bạn, mình từng tham gia một dự án phát triển văn hóa đọc cho hai điểm trường tại Thái Nguyên và Tuyên Quang. Phần cơ sở vật chất của thư viện thì được một đối tác nước ngoài tài trợ; còn tập huấn, hướng dẫn cho các giáo viên quản lý thư viện và tổ chức hoạt động đọc sách, giờ đọc sách thì do phía bên mình hỗ trợ.

Thư viện trường học được tài trợ sẽ có một số vấn đề như sau:

- Không có giáo viên thủ thư, nên phần việc này đôi khi do giáo viên tổng phụ trách kiêm nhiệm luôn (mà họ thì rất bận)

- Lo lắng cơ sở vật chất, sách vở bị tổn hại, một số điểm trường sẽ chọn giải pháp "an toàn" là hạn chế tối đa việc mở cửa (chỉ chọn những dịp cần truyền thông hoặc nhà tài trợ lên thăm mới mở).

- Không ít giáo viên chưa có thói quen đọc sách, nên họ chưa thể góp phần phát triển một thói quen mà chính họ cũng không có được (Trong chuyến đi ấy, một giáo viên được hỏi "Cuốn sách gần đây nhất chị đọc là khi nào?" đã trả lời rằng: "Cách đây hai năm, mình có đọc sách giáo trình")

- Quan điểm của lãnh đạo với việc phát triển văn hóa đọc trong ngôi trường của họ. Sẽ có những hiệu trưởng, hiệu phó sốt sắng với việc thực sự tổ chức các buổi đọc sách. Nhưng ngược lại, cũng có những hiệu trưởng, hiệu phó coi việc có thư viện và biết cất giữ sách trong thư viện là thành công rồi.

Giải pháp cho vấn đề này là nhà tài trợ cần sâu sát hơn. Nhưng đây là một giải pháp khó, bởi sâu sát thực sự ở đây là cần quan sát, nhắc nhở, đồng hành cùng nhà trường ít nhất từ 1 - 3 năm, để các thầy cô quen với việc đọc và giúp đỡ các con đọc sách.

Cũng may là trong chuyến đi khảo sát lần hai, mình có gặp được một vài thầy cô rất nhiệt tình, chủ động mang sách trong thư viện từ điểm trường chính đến các điểm trường phụ cho các con đọc hằng tuần.

Mình cho rằng mọi vấn đề và giải pháp đều thuộc về con người, nên nếu chúng ta thực sự muốn và biết những người xung quanh chúng ta muốn gì, thì vẫn luôn có cách.

https://cdn.noron.vn/2021/12/30/6377209716623171-1640841712_1024.jpg
Mình nghĩ bạn nên đề xuất việc tổ chức 1 nhóm học sinh quản lý nhé. Cấp 3 mình học ở trường Kim Liên (Hà Nội) và theo cá nhân thì mình đánh giá đây là 1 ngôi trường có cách thức tổ chức rất hay.
Trường mình có khoảng 16 câu lạc bộ, phân bố ở các lĩnh vực khác nhau và gần như mọi hoạt động mà bộ giáo dục đề xuất xuống sẽ giao cho các CLB đảm nhiệm. 
Ví dụ: Trước mình tham gia CLB về cờ. Tất cả các giải cờ của quận, thành phố, bọn mình sẽ phải tự chuẩn bị tất cả rồi thông báo lại cho nhà trường về danh sách đi thi. Trong khi các trường khác, giáo viên sẽ phải lên danh sách từng lớp rồi tổ chức thi đấu để tìm ra đội đi thi => Mất thời gian, tốn nhân lực và ko đạt hiệu quả cao.
Tương tự, trường mình cũng có 1 thư viện nhưng những lúc bọn mình lên mượn sách thì luôn trong tình trạng KHÔNG CÓ NGƯỜI. Đấy cũng là điều khá bất bình vì thế thà đừng mở còn hơn. Sau đó có vẻ trường mình cũng nhận ra bất cập ở đó nên đã tổ chức 1 đội học sinh chia ca để túc trực ở thư viện. Không chỉ thế, nhóm ấy còn phụ trách việc mở các đợt đóng góp sách, các cuộc thi để nâng cao tinh thần đọc sách,... 

Gần như các trường học ở quê làm thư viện mục đích chỉ là lấy danh hiệu trường chuẩn hay làm cho đủ yêu cầu của Phòng giáo dục đề ra. Vì không đủ nguồn lực quản lý phòng thư viện đó nên 1 số trường họ đóng tịt luôn, khi có người bên trên xuống kiểm tra trường mới mở ra để đáp ứng đủ chỉ tiêu.

Như bạn nói là sẽ liên hệ với nhà tài trợ nhưng mình chưa hiểu lắm đơn vị nào tài trợ mở thư viện vậy?