Thư viện công cộng có vai trò thế nào trong việc truyền tải thông tin?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Như Lênin đã đúc kết: “Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người”. Bằng các hoạt động thiết thực của mình, thông qua việc phục vụ các nhu cầu đọc và cung cấp thông tin, trong những năm qua vai trò của hệ thống thư viện công cộng trong tỉnh đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao dân trí. Vai trò mới của TV công cộng là trở thành trung tâm thông tin năng động, Thư viện còn là nơi thu thập, xử lý, quản trị thông tin cung cấp các điểm truy cập thông tin bình đẳng, tin cậy và là trung tâm học tập cộng đồng cho người dân. Vì vậy, công tác xây dựng hệ thống Thư viện trên địa bàn ngày càng phát triển, góp phần chia sẻ nguồn lực thông tin, truyền bá trí thức, lưu giữ văn hóa của địa phương và của từng dân tộc bản địa. Thư viện công cộng được đa dạng hóa bằng nhiều hình thức như tin học hóa Thư viện, phát triển Thư viện điện tử, sưu tầm, số hóa tài liệu địa chí… nó sẽ tác động tích cực vào việc phổ cập giáo dục, là yếu tố giúp đẩy mạnh cuộc sống tinh thần và nâng cao nhận thức của người dân lên đáng kể, ngoài ra còn cung cấp cho mọi thành phần, đối tượng của cộng đồng dân cư những sản phẩm, dịch vụ thông tin thích hợp để áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay Thư viện công cộng vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Rất nhiều các thiết chế thông tin khác cạnh tranh với thư viện trong việc cung cấp các dịch vụ thông tin, người dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của thư viện, đầu tư của Nhà nước đối với thư viện còn hạn chế. Để khắc phục những khó khăn và hiện thực vai trò của hệ thống Thư viện công cộng trên địa bàn trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần có những giải pháp cụ thể, có thể đó là: Thay đổi nhận thức từ các cấp lãnh đạo đến người dân đối với nghề thư viện; Bổ sung kinh phí cho Thư viện tỉnh để phát triển tài liệu dạng số, cân đối kinh phí cho hoạt động Thư viện cấp huyện, xã. Huy động sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành đối với thư viện; Tăng cường đầu tư cho thư viện từ Trung ương, địa phương về cơ sở hạ tầng thư viện, trang thiết bị, đặc biệt trang thiết bị công nghệ thông tin, góp phần hiện đại hoá, thay đổi phương thức hoạt động của thư viện truyền thống bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp thông tin qua mạng. Triển khai Thư viện điện tử giúp bạn đọc tìm tin, đọc sách mọi lúc mọi nơi thông qua thiết bị di động. Trong môi trường Web, thư viện trở thành trường học trực tuyến cho mọi người dân, đặc biệt những người không có điều kiện đến trường. Số hóa tài liệu quý hiếm, phát triển vốn tài liệu địa chí là nhiệm vụ hàng đầu tại Thư viện tỉnh. Cán bộ Thư viện chủ động học tập nâng cao trình độ, nhất là kiến thức về CNTT, có trách nhiệm lưu trữ và phổ biến các giá trị văn hóa của nhân loại, dân tộc và địa phương, mỗi cá nhân là một tuyên truyền viên, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận được với nguồn lực thông tin ở bên ngoài thư viện thông quan việc ứng dụng CNTT và giúp họ khai thác thông tin, tài liệu trong Thư viện.
Trả lời
Như Lênin đã đúc kết: “Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người”. Bằng các hoạt động thiết thực của mình, thông qua việc phục vụ các nhu cầu đọc và cung cấp thông tin, trong những năm qua vai trò của hệ thống thư viện công cộng trong tỉnh đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao dân trí. Vai trò mới của TV công cộng là trở thành trung tâm thông tin năng động, Thư viện còn là nơi thu thập, xử lý, quản trị thông tin cung cấp các điểm truy cập thông tin bình đẳng, tin cậy và là trung tâm học tập cộng đồng cho người dân. Vì vậy, công tác xây dựng hệ thống Thư viện trên địa bàn ngày càng phát triển, góp phần chia sẻ nguồn lực thông tin, truyền bá trí thức, lưu giữ văn hóa của địa phương và của từng dân tộc bản địa. Thư viện công cộng được đa dạng hóa bằng nhiều hình thức như tin học hóa Thư viện, phát triển Thư viện điện tử, sưu tầm, số hóa tài liệu địa chí… nó sẽ tác động tích cực vào việc phổ cập giáo dục, là yếu tố giúp đẩy mạnh cuộc sống tinh thần và nâng cao nhận thức của người dân lên đáng kể, ngoài ra còn cung cấp cho mọi thành phần, đối tượng của cộng đồng dân cư những sản phẩm, dịch vụ thông tin thích hợp để áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay Thư viện công cộng vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Rất nhiều các thiết chế thông tin khác cạnh tranh với thư viện trong việc cung cấp các dịch vụ thông tin, người dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của thư viện, đầu tư của Nhà nước đối với thư viện còn hạn chế. Để khắc phục những khó khăn và hiện thực vai trò của hệ thống Thư viện công cộng trên địa bàn trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần có những giải pháp cụ thể, có thể đó là: Thay đổi nhận thức từ các cấp lãnh đạo đến người dân đối với nghề thư viện; Bổ sung kinh phí cho Thư viện tỉnh để phát triển tài liệu dạng số, cân đối kinh phí cho hoạt động Thư viện cấp huyện, xã. Huy động sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành đối với thư viện; Tăng cường đầu tư cho thư viện từ Trung ương, địa phương về cơ sở hạ tầng thư viện, trang thiết bị, đặc biệt trang thiết bị công nghệ thông tin, góp phần hiện đại hoá, thay đổi phương thức hoạt động của thư viện truyền thống bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp thông tin qua mạng. Triển khai Thư viện điện tử giúp bạn đọc tìm tin, đọc sách mọi lúc mọi nơi thông qua thiết bị di động. Trong môi trường Web, thư viện trở thành trường học trực tuyến cho mọi người dân, đặc biệt những người không có điều kiện đến trường. Số hóa tài liệu quý hiếm, phát triển vốn tài liệu địa chí là nhiệm vụ hàng đầu tại Thư viện tỉnh. Cán bộ Thư viện chủ động học tập nâng cao trình độ, nhất là kiến thức về CNTT, có trách nhiệm lưu trữ và phổ biến các giá trị văn hóa của nhân loại, dân tộc và địa phương, mỗi cá nhân là một tuyên truyền viên, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận được với nguồn lực thông tin ở bên ngoài thư viện thông quan việc ứng dụng CNTT và giúp họ khai thác thông tin, tài liệu trong Thư viện.