Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng quần thể nào là Di tích Quốc gia đặc biệt tại tỉnh Quảng Ninh vào năm 2012?
văn hóa
Câu trả lời đó là: Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
Căn cứ vào những sử liệu, các nhà khoa học đã xác định được 3 bãi cọc trên chính là những phần còn lại của trận địa cọc được sử dụng trong chiến thắng Bạch Đằng 1288. Đặc biệt, nhiều mẫu cọc đã được phân tích đồng vị phóng xạ C14 để xác định niên đại và cho kết quả thuộc về thế kỷ 13, nghĩa là khớp với biên độ thời gian của chiến thắng Bạch Đằng 1288.
Bổ sung cho những chứng tích lịch sử dưới lòng đất, trong phạm vi thị xã Quảng Yên (nhất là vùng Hà Nam) và một phần TP Uông Bí tới nay còn lưu giữ hàng chục công trình kiến trúc là đình, đền, chùa, miếu… liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Mỗi công trình đều thấm đẫm những truyền thuyết về trận chiến lịch sử năm 1288.
Tròn 700 năm sau chiến thắng quân Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng của quân dân nhà Trần, năm 1988, một số di tích liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng 1288 đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Các năm sau đó đã bổ sung thêm các di tích, để rồi cho đến nay Khu di tích lưu niệm chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 có tổng cộng 11 di tích, gồm: Bãi cọc Yên Giang, bãi cọc đồng Vạn Muối, bãi cọc đồng Má Ngựa, đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, bến đò Rừng, đình Yên Giang, đền Trung Cốc, đình Trung Bản (2 di tích thuộc địa phận Uông Bí là miếu Cu Linh và đình Đền Công).
Hàng năm, vào ngày 8/3 âm lịch, lễ hội Bạch Đằng lại được tổ chức, 5 năm quy mô cấp tỉnh, các năm còn lại quy mô cấp thị xã.
=> Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu di tích, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là Di tích Quốc gia đặc biệt
Hue Nguyen
Câu trả lời đó là: Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
Căn cứ vào những sử liệu, các nhà khoa học đã xác định được 3 bãi cọc trên chính là những phần còn lại của trận địa cọc được sử dụng trong chiến thắng Bạch Đằng 1288. Đặc biệt, nhiều mẫu cọc đã được phân tích đồng vị phóng xạ C14 để xác định niên đại và cho kết quả thuộc về thế kỷ 13, nghĩa là khớp với biên độ thời gian của chiến thắng Bạch Đằng 1288.
Bổ sung cho những chứng tích lịch sử dưới lòng đất, trong phạm vi thị xã Quảng Yên (nhất là vùng Hà Nam) và một phần TP Uông Bí tới nay còn lưu giữ hàng chục công trình kiến trúc là đình, đền, chùa, miếu… liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Mỗi công trình đều thấm đẫm những truyền thuyết về trận chiến lịch sử năm 1288.
Tròn 700 năm sau chiến thắng quân Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng của quân dân nhà Trần, năm 1988, một số di tích liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng 1288 đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Các năm sau đó đã bổ sung thêm các di tích, để rồi cho đến nay Khu di tích lưu niệm chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 có tổng cộng 11 di tích, gồm: Bãi cọc Yên Giang, bãi cọc đồng Vạn Muối, bãi cọc đồng Má Ngựa, đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, bến đò Rừng, đình Yên Giang, đền Trung Cốc, đình Trung Bản (2 di tích thuộc địa phận Uông Bí là miếu Cu Linh và đình Đền Công).
Hàng năm, vào ngày 8/3 âm lịch, lễ hội Bạch Đằng lại được tổ chức, 5 năm quy mô cấp tỉnh, các năm còn lại quy mô cấp thị xã.
=> Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu di tích, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là Di tích Quốc gia đặc biệt
An Phạm
Câu trả lời là khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Khu trung tâm di tích (đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, bến đò Rừng, đền Trung Cốc, đình Trung Bản, đình Yên Giang, Bảo tàng Bạch Đằng...) và một số hạng mục thuộc khu vực phát huy giá trị, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, lễ hội, du lịch ở di tích.
Nguồn: Du lịch Quảng Yên