Thử tài đọc hiểu tiếng Việt qua 15 từ và cụm từ cực kỳ "hack" não
Để trả lời cho câu hỏi Chim ra ràng, tháng củ mật, nguyên đán, nguyên tiêu hay lì xì có nghĩa gì vậy?, chúng mình có biên soạn một số từ Việt cổ, từ Hán Việt và giải thích nguồn gốc cũng như ý nghĩa của chúng. Bạn thử xem qua nhé!
Cá nhân mình nghĩ ngôn ngữ là tấm gương phản ánh cuộc sống một cách chân thật và sống động nhất. Trải qua nhiều năm tháng biến động, chính ngôn ngữ đã được cải biến để trở thành công cụ giao tiếp hiệu quả nhất trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên với một số từ Việt cổ hay thậm chí là các từ ngữ thông dụng đến tận ngày hôm nay, không phải ai cũng thật sự hiểu hết ý nghĩa của chúng.
Ảnh: Cô Ba Sài Gòn
1. Tháng Củ Mật
Đây là cụm từ có nguồn gốc từ tiếng Hán, trong đó củ là xem xét, trông coi; còn mật là giữ gìn cẩn thận. Dân ta thường gọi tháng 12 (tháng chạp) là "tháng củ mật" vì đây là khoảng thời gian cận tết, dễ xảy ra trộm cướp nên cách nói này có ý nhắc nhở mọi người cẩn thận.
2. Một chạp giêng hai
Nhân dân ngày trước thường gọi tháng 12 âm lịch là tháng chạp, tháng một âm lịch là tháng giêng, từ đó có thể suy ra "một chạp giêng hai" là cụm từ dùng để gọi tháng mười một, tháng 12, tháng một và tháng hai âm lịch.
3. Tai vách mạch rừng
Ban đầu cụm từ này được viết là "tai vách mạch dừng", nhưng qua thời gian được biến đổi thành "tai vách mạch rừng" với ngụ ý khuyên răng mọi người cẩn thận lời nói để không bị lan truyền bởi kẻ xấu.
4. Con gái rượu
Theo lý giải của giáo sư Trần Quốc Vượng, vào thế kỉ thứ 3, nhân dân ta có tục lệ nhà nào sinh con gái, cha mẹ thường nấu rượu đổ vào hũ sành rồi chôn ở một góc bờ ao. Đến khi con gái trưởng thành cha mẹ lại đào hủ rượu ấy lên để dùng trong lễ cưới. Chính vì vậy từ "con gái rượu" ý muốn nói đây là đưa con gái yêu quý của ba mẹ.
5. Chim ra ràng
Ràng là từ có gốc Hán, viết là 翎, đọc là linh, nghĩa là lông chim. "Chim ra ràng" ám chỉ những con chim nón vừa mới mọc lông và bắt đầu trưởng thành.
6. Vô vi
Từ "vô vi" có nguồn gốc từ tư tưởng của Lão Tử - một nhân vật quan trọng trong triết học cổ đại Trung Quốc. Về ý nghĩa, "vô vi" có nghĩa là không làm gì mà không gì không làm, ý muốn khuyên con người cứ nghe theo lẽ trời, tự nhiên ắt có sự vận hành của riêng mình.
7. Tục huyền
Đây là từ gốc Hán, tục có nghĩa là nối lại, huyền là dây đàn, nghĩa đen "tục huyền" là nối lại dây đàn. Nhiều người thường dùng từ này để ám chỉ những người đàn ông lấy vợ kế.
8. Nguyên đán
Nguyên Đán là từ gốc Hán, được viết là 元旦. Trong đó nguyên là mới, là đầu tiên, còn đán là sớm, trời sáng sớm. Dịch ra thì nguyên đán có nghĩa là buổi sáng sớm đầu năm.
9. Nguyên tiêu
Tương tự, nguyên tiêu là đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới. Đối với người Việt Nam, đây là dịp để người dân đi chùa cúng giải hạn, cảm ơn trời đất và cầu an, cầu sức khỏe cho cả gia đình.
10. Cải lương
Theo nghĩa thông thường, mọi người sẽ hiểu cải lương là một loại hình nghệ thuật của miền Nam hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và nhạc tế lễ. Tuy nhiên theo định nghĩa của giáo sư Trần Văn Khê, "cải lương" là cải biến, sửa đổi để trở nên tốt hơn.
11. Lì xì
"Lì xì" là cách phát âm theo tiếng Quảng Đông, âm Hán Việt đọc lại "lợi thị". Trong đó lợi chỉ sự đại cát đại lợi, thị là liên tục. Tóm lại "lì xì" nghĩa là mong muốn nhận tài lộc may mắn cả năm.
Ngoài ra còn một số từ Việt cổ đến nay hầu như ít được sử dụng và dần bị lãng quên như Quán trường, Thổ giại, Uy uyển, Khung Long.
12. Khung long
13. Quán trường
14. Thổ giai
15. Uy uyển
--------
Tham khảo:
Ngày ngày viết chữ
Từ cổ Tiếng Việt trong "Đại Nam quốc âm tự vị"của Huỳnh Tịnh Của
Huỳnh Nguyễn Tố Anh