Thứ hạng của các trường ĐH có thật sự quan trọng đến thế?
Mình thấy nhiều phụ huynh cứ bắt con mình phải vào trường top, học ngày học đêm. Ở Hàn Quốc thậm chí còn có trường hợp cha mẹ đưa tên con vào các bài báo khoa học của mình để gia tăng cơ hội cho con em vào đại học. Nhưng gần đây mình tình cờ đọc được bài báo về phương pháp giáo dục của 2 thiên tài được trả lương cao nhất Huawei, thấy điểm chung giữa họ là đều có bố mẹ không đặt nặng chuyện thành tích. Cả hai đều chỉ học một trường đại học hạng trung bên Trung Quốc nhưng có tính độc lập trong tư duy và học tập cao. Phụ huynh hiện nay liệu có đang thúc ép con mình chạy đua thành tích quá mức?
Link bài báo:
giáo dục
Học ở các trường top sẽ có đào tạo tốt hơn có tính cạnh trạnh cao, là điều kiện tốt để phát triển năng lực. Tuy nhiên, không phải ai học trường top cũng sẽ có năng lực cao hơn. Điều quan trọng vẫn là siêng năng, chịu khó tìm hiểu, học tập. Trường top đa phần cũng là các trường công lập vì vậy học phí cũng ổn định và thấp hơn. Đó là 1 vài lí do chủ quan. Còn lí khách quan có lẽ vì mọi người (phụ huynh,sinh viên) cho rằng học trường top sẽ dễ kiếm việc làm hơn
Tui Là Tít
Học ở các trường top sẽ có đào tạo tốt hơn có tính cạnh trạnh cao, là điều kiện tốt để phát triển năng lực. Tuy nhiên, không phải ai học trường top cũng sẽ có năng lực cao hơn. Điều quan trọng vẫn là siêng năng, chịu khó tìm hiểu, học tập. Trường top đa phần cũng là các trường công lập vì vậy học phí cũng ổn định và thấp hơn. Đó là 1 vài lí do chủ quan. Còn lí khách quan có lẽ vì mọi người (phụ huynh,sinh viên) cho rằng học trường top sẽ dễ kiếm việc làm hơn
TraHa
Trần Huyền
Thực ra đến bây giờ các phụ huynh hay kể cả học sinh vẫn luôn chú ý đến thứ hạng của các trường ĐH, đâu đó đấy vẫn là thước đo để đánh giá chất lượng đào tạo của trường. Ví dụ như Y Hà Nội thì hơn hẳn Y Hải Phòng chẳng hạn.
Câu hỏi của bạn thiên về việc sự thành công của 1 người có nhất thiết phụ thuộc vào người ấy học ở trường danh giá, siêu đẳng hay không, cái này thì mình nghĩ là không vì ở đâu cũng sẽ có người giỏi, người tài, trong bùn sen vẫn nở hoa í. Chỉ có là học ở trường ĐH xịn thì sẽ có môi trường, có nhiều người bên cạnh thúc đẩy ta phải vươn lên, ganh đua với nhau chẳng hạn. Hay đơn cử như SV của Ngoại thương thì tiếng Anh nhỉnh hơn SV các trường khác (mặt bằng chung).
Túm lại là học hành theo sở thích, theo khả năng, có ý chí, có tư duy, có kỉ luật, ắt có thành công.