Thông tin trong truyền thông là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Khái niệm “thông tin” được bắt nguồn từ chữ Latinh informetio, gốc của từ tiếng Anh information. Hai ông Phi-lip Brơ-tông (Philippe Breton) và Séc Pờ-rao (Serge Proulx) trong cuốn sách “Bùng nô truyền thông giải thích rằng: khái niệm này có liên quan đến nét đặc trưng Rôma, biểu hiện sự mong muốn giảng dạy, truyền đạt. Nó có hai hướng nghĩa: Thứ nhất là, nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình dạng (forme), thứ hai là, nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay biểu tượng. Hai hướng nghĩa này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt, đây là tiêu biểu cho sự phát minh của tiếng Latinh. Nó thể hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kĩ thuật và kiến thức. Hiện nay, khi khoa học và công nghệ phát triển đến trình độ cao, trong các lĩnh vực khoa học, thuật ngữ thông tin cũng có những cách hiểu khác nhau khi sử dụng đến nó. Trong báo chí , thông tin được dùng để nói về chất liệu ngôn ngữ sống, sự miêu tả, câu chuyện kể, bằng chứng, chỉ cần nó thể hiện một nhân tố của thực tại. Trong trường hợp khác lại dùng để chỉ đơn vị cơ bản của thông tin theo hộ thông số nhị phân trước khi nó được chiếu vào một mạng dữ kiện. Trường hợp sau, theo các nhà khoa học thì nó là giá đỡ cho các kiến thức và các truyền thông trong lĩnh vực kĩ thuật, kinh tế và xã hội. Những cách sử dụng khác nhau này gây nên sự lúng túng, bởi vì thông tin, theo cách hiểu thông thường là “biểu tượng của thực tại”. Trong cách sử dụng khái niệm thông tin của giới báo chí, để hiểu rõ ràng hơn, chúng ta hãy thử phân biệt sự khác nhau giữa ba lĩnh vực lốn có mối quan hệ và hỗ trợ nhau trong truyền thông là truyền thông đại chúng, viễn thông và tin học. Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, các thành viên của nó hoạt động chủ yếu dựa trên nội dung của các thông điệp, nhất là khi tiếp xúc với công chúng. Người ta gọi đó là thông tin chất lượng. Trong lĩnh vực viễn thông, toàn bộ hoạt động của nó là nhằm mục đích vận chuyển và đảm bảo tính chính xác của các thông điệp, đó là tính tương tác của thông tin nhờ việc đưa vào mạng. Cuối cùng, từ yêu cầu về các điều kiện để sản xuất trí tuệ dựa trên hình thái chính thức của các thông tin, đã ra đời bộ môn thông tin học. Có thể coi lĩnh vực này là cách thức xử lí thông tin phần mềm, nghĩa là thông tin dưới hình thức số.
Trả lời
Khái niệm “thông tin” được bắt nguồn từ chữ Latinh informetio, gốc của từ tiếng Anh information. Hai ông Phi-lip Brơ-tông (Philippe Breton) và Séc Pờ-rao (Serge Proulx) trong cuốn sách “Bùng nô truyền thông giải thích rằng: khái niệm này có liên quan đến nét đặc trưng Rôma, biểu hiện sự mong muốn giảng dạy, truyền đạt. Nó có hai hướng nghĩa: Thứ nhất là, nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình dạng (forme), thứ hai là, nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay biểu tượng. Hai hướng nghĩa này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt, đây là tiêu biểu cho sự phát minh của tiếng Latinh. Nó thể hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kĩ thuật và kiến thức. Hiện nay, khi khoa học và công nghệ phát triển đến trình độ cao, trong các lĩnh vực khoa học, thuật ngữ thông tin cũng có những cách hiểu khác nhau khi sử dụng đến nó. Trong báo chí , thông tin được dùng để nói về chất liệu ngôn ngữ sống, sự miêu tả, câu chuyện kể, bằng chứng, chỉ cần nó thể hiện một nhân tố của thực tại. Trong trường hợp khác lại dùng để chỉ đơn vị cơ bản của thông tin theo hộ thông số nhị phân trước khi nó được chiếu vào một mạng dữ kiện. Trường hợp sau, theo các nhà khoa học thì nó là giá đỡ cho các kiến thức và các truyền thông trong lĩnh vực kĩ thuật, kinh tế và xã hội. Những cách sử dụng khác nhau này gây nên sự lúng túng, bởi vì thông tin, theo cách hiểu thông thường là “biểu tượng của thực tại”. Trong cách sử dụng khái niệm thông tin của giới báo chí, để hiểu rõ ràng hơn, chúng ta hãy thử phân biệt sự khác nhau giữa ba lĩnh vực lốn có mối quan hệ và hỗ trợ nhau trong truyền thông là truyền thông đại chúng, viễn thông và tin học. Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, các thành viên của nó hoạt động chủ yếu dựa trên nội dung của các thông điệp, nhất là khi tiếp xúc với công chúng. Người ta gọi đó là thông tin chất lượng. Trong lĩnh vực viễn thông, toàn bộ hoạt động của nó là nhằm mục đích vận chuyển và đảm bảo tính chính xác của các thông điệp, đó là tính tương tác của thông tin nhờ việc đưa vào mạng. Cuối cùng, từ yêu cầu về các điều kiện để sản xuất trí tuệ dựa trên hình thái chính thức của các thông tin, đã ra đời bộ môn thông tin học. Có thể coi lĩnh vực này là cách thức xử lí thông tin phần mềm, nghĩa là thông tin dưới hình thức số.