Thời Tây Sơn thành công trong chế vật liệu bằng đồng

  1. Lịch sử

Chỉ tồn tại trong một thời đoạn ngắn ngủi, nhưng thời Tây Sơn đã để lại rất nhiều hiện vật bằng các chất liệu như đá, đồng, gốm, gỗ, giấy, vải... thậm chí cả vàng bạc. Tuy nhiên sự trả thù của nhà Nguyễn sau đó đã phá hủy phần lớn các hiện vật thuộc Tây Sơn. Đó là một điều đáng phê phán và cũng rất đáng tiếc.

Súng bằng đồng:

Vào giữa TK XVIII tại Đại Việt, súng đã được sản xuất khá nhiều với chất liệu chủ yếu bằng đồng. Các lực lượng quân sự của vua Lê - chúa Trịnh, chúa Nguyễn và cả nghĩa quân Tây Sơn đã tự đúc được súng phục vụ cho cuộc chiến mà trong đó nổi tiếng là “hỏa hổ” một loại súng phun lửa của Tây Sơn. Những khẩu súng thuộc thời Tây Sơn thể hiện phần nào trình độ kỹ thuật quân sự Đại Việt cuối TK XVIII

Súng chế tạo thủ công có hình dạng chung là một ống dài rỗng ruột, bề ngoài thấy rõ 3 phần nòng súng, bầu súng và chuôi súng cách biệt bởi những đường gờ, trong đó nòng súng và bầu súng thông nhau, còn bầu súng và chuôi súng ngăn cách nhau bằng một vách ngăn dày. Bầu súng hình trống chính là buồng đốt thuốc súng với đường kính lớn hơn 2 phần còn lại, mặt trên bầu súng bố trí lỗ điểm hỏa được bảo vệ bởi 1 nắp hình hộp chữ nhật dài hẹp có bản lề dọc theo súng để dễ lật lên úp xuống. Súng được đúc dày nên có thể dùng bắn đạn bi tròn theo kiểu phóng lựu nhưng cũng có khả năng bắn phun lửa khi cần. Chuôi súng đúc rỗng để nối thêm phần cán (báng) gỗ dùng cầm nắm khi súng quá nóng.

Tiền bằng đồng thời Tây Sơn: có 3 loại

 - 太 德 通 寶 Thái Đức thông bảo thuộc Nguyễn Nhạc (1778 - 1793). Tiền này được đúc rất nhiều lần nên có nhiều mẫu khác nhau.

Lưng tiền Thái Đức thường để trơn hoặc có vành lưỡi liềm, hoặc 2 chữ 萬 壽 “Vạn Thọ”

- 光 中 通 寶 Quang Trung thông bảo của Nguyễn Huệ (1788 - 1792). Đây là đồng tiền được đúc rất nhiều lần với số lượng lớn, nhiều hơn so với tiền Trung Quốc và tiền Đại Việt các thời kỳ trước, tiền Quang Trung lưu hành rộng rãi trong cả nước, tuy nhiên kỹ thuật đúc không bằng tiền Thái Đức [53, tr.125].

Có 2 loại tiền Quang Trung: Quang Trung thông bảo và Quang Trung đại bảo. Đồng Quang Trung đại bảo chỉ có 1 dạng với chữ bảo là chữ giản thể. Đồng Quang Trung thông bảo có nhiều dạng, trong số đó có 1 dạng dùng chữ bảo giản thể.

Lưng tiền Quang Trung thông bảo thường để trơn, hoặc có chấm tròn, hoặc vòng tròn, hoặc vành lưỡi liềm, hoặc các chữ: nhất, nhị, công, chính, Sơn Nam.

Tuy kỹ thuật đúc tiền Quang Trung không bằng các loại tiền khác nhưng đây lại là loại tiền được nhân dân tin dùng, thậm chí còn được lưu hành ở Trung Quốc [54, tr.136] và mãi đến thời Minh Mạng mới thật sự không còn được sử dụng nữa. Đây là hiện tượng đặc biệt chỉ thấy có một lần trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Điều đó cho thấy uy tín to lớn của vua Quang Trung đối với nền kinh tế đương thời.

- 景 盛 通 寶 Cảnh Thịnh thông bảo của Nguyễn Quang Toản đúc trong những năm 1792 - 1801. Lưng tiền Cảnh Thịnh thông bảo thường để trơn hoặc có vành lưỡi liềm, chấm tròn, chữ nhất…

Nguồn hình: Website Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Từ khóa: 

tranh biện sử việt

,

thành tựu thời tây sơn

,

lịch sử

Đây có thực sự là thành tựu lớn để lại của thời Tây Sơn không khi đồ đồng đã có mặt ở các triều đại trước đó bạn nhỉ?

Trả lời

Đây có thực sự là thành tựu lớn để lại của thời Tây Sơn không khi đồ đồng đã có mặt ở các triều đại trước đó bạn nhỉ?