Thói quen nào nhìn có vẻ ngớ ngẩn, nhưng hiện tại rất hữu ích với bạn?
Vừa đọc bài viết trên Facebook nhà báo Anh Ngọc nên hỏi mọi người:
---
Vợ một người bạn có lần kể rằng, anh cáu tiết với con trai, vì cho rằng nó dành quá nhiều thời gian cho việc vẽ mà không học văn hóa. "Nếu con thích làm họa sĩ thì mang giá vẽ ra ngoài đường mà vẽ như bọn vẽ tranh lang thang", anh nói, "nghề đó nghèo. Bố muốn con kiếm được nhiều tiền".
Thằng bé là một người sống khá nội tâm và tình cảm. Nó thậm chí có chút trầm cảm. Và việc vẽ tranh với cây bút chì bỗng trở thành một người bạn để nó tâm sự. Nhưng bố nó không hiểu, còn mẹ nó, một người rất tốt, nhưng không hiểu biết lắm, không có cách nào để giúp con. Thế là thằng bé phải lén lút vẽ, không cho bố nó biết, trong khi vẫn giả vờ học toán-văn-ngoại ngữ vì sợ bố, và nó ngày càng trở nên trầm cảm hơn.
Câu chuyện của thằng bé hình như không mới lắm, vì mình đã đọc và đã nghe ở đâu đó nhiều, khi chính cha mẹ tước đi của con khả năng biểu cảm và thể hiện mình thông qua nghệ thuật. Từ đó, họ cắt luôn một nhịp cầu kết nối với đứa trẻ, khi bản thân họ đã quá bận bịu với công việc, đến tối mịt mới về nhà. Cái tâm lý muốn hướng nghiệp cho con đến những công việc khiến cho nó giàu tiền bạc cũng là một tư duy khiến cho việc giúp đứa trẻ làm giàu hơn tâm hồn nó thông qua nghệ thuật trở nên không tưởng.
Những suy nghĩ ấy đã hại con họ hơn là giúp nó, để rồi khi nó lớn lên, nó sống thực dụng, tâm hồn nó khô cạn và nó không có khả năng cảm nhận được thế giới xung quanh bằng những rung động của trái tim. Rất nhiều thế hệ đã học lệch, rất nhiều những mớ lý thuyết khô khan ở các trường học đã ảnh hưởng đến không ít người, và chính những người đó lớn lên, đã dạy lại các con họ bằng chính thứ tư duy mà họ đã nhận được ở trường, ở cuộc sống xung quanh.
Khi việc học về cảm thụ CÁI ĐẸP không được chú trọng trong trường học và bị xếp xó trong gia đình, người ta tiếp tục sinh ra những thế hệ trống rỗng về tâm hồn tiếp theo. Nhìn bọn trẻ nước ngoài cũng bằng tuổi ấy đã tự lập, đã tự tin, đã nói lên suy nghĩ của mình, đã làm những điều chúng thích, hầu như đứa nào cũng có thể hát được, múa được, vẽ được, thậm chí diễn xuất và rồi trưởng thành một chút là đã thực hiện những chuyến đi khắp nơi khám phá thế giới mà thấy thèm.
Bọn trẻ phải hơn chúng ta, đi xa hơn, giỏi giang hơn, thẩm mỹ cao hơn, chứ không phải là bản sao của chúng ta, là người mà chúng ta rập khuôn và cứ nghĩ là ta đang che chở bao bọc cho chúng, níu tay không cho chúng bước ra thế giới...
---
phong cách sống
Haha, mình giống y hệt cậu bé trên. Tới năm lớp 12 mình vẫn bị mắng nếu mẹ thấy có tờ giấy vẽ ở đâu đó trên bàn. Lớn lên, mình hiểu vì sao bố mẹ mình phản ứng như vậy, mà không phàn nàn gì về việc đó.
Xã hội bây giờ đã cởi mở hơn, nên những câu truyện kiểu như trên cũng dần dần không còn nữa.
Kien "Bốn Bốn" Nguyễn
Haha, mình giống y hệt cậu bé trên. Tới năm lớp 12 mình vẫn bị mắng nếu mẹ thấy có tờ giấy vẽ ở đâu đó trên bàn. Lớn lên, mình hiểu vì sao bố mẹ mình phản ứng như vậy, mà không phàn nàn gì về việc đó.
Xã hội bây giờ đã cởi mở hơn, nên những câu truyện kiểu như trên cũng dần dần không còn nữa.