Thói quen ăn uống của người miền Nam mà người miền Bắc thấy cực kì lạ lẫm

  1. Văn hóa

Khẩu vị và cách chế biến khác nhau theo từng vùng miền. Đối với người đã ăn đồ ăn miền Bắc hơn 23 năm như mình thì các món ăn trong nam nhìn chung là cay hơn, mặn hơn, ngọt hơn, đậm vị hơn.

Tuy nhiên có những điều về ăn uống trong này mà mình thấy rất lạ:


  1. Ăn hàng: ở TP HCM mọi người có xu hướng đi ăn nhà hàng nhiều hơn ngoài Hà Nội. Có rất nhiều lý do từ sinh nhật, 8/3, 20/11, tết thiếu nhi, trung thu, Noel tới chuyển nhà, có công việc mới. Ở ngoài HN thì có xu hướng cùng nhau tụ tập nấu đồ ăn hơn và chỉ đi ăn ngoài những dịp quan trọng
  2. Ăn mừng sinh nhật: Một phát hiện thú vị là ngoài Hà Nội thì ai có sinh nhật sẽ được miễn tất cả mọi thứ, được bạn bè tổ chức sinh nhật, được tăng quà, được miễn chi phí khi đi ăn với nhóm. Ngược lại trong HCM, ai có sinh nhật có trách nhiệm mời mọi người đi ăn
  3. Cháo lòng vắt chanh: Đây là sự kết hơp mình thật sự thấy không ổn chút nào
  4. Bánh cuốn (bánh ướt) nem chua: Bánh cuốn ăn kèm với giò hoặc chả, chan nước mắm đang mặn ăn kèm với nem chua chua ngọt ngọt. Vị này lần đầu tiên mình ăn ở HCM
  5. Chè mộc nhĩ: Mộc nhĩ (nấm tai mèo) được nấu chín và ăn cùng với các loại đậu khác, thêm nước dừa. Trong trí nhớ của mình mộc nhĩ chỉ được dùng để nấu các món mặn chứ chưa bao giờ được dùng cho các món ngọt


Còn món nào bạn thấy lạ nữa không?


Từ khóa: 

hà nội

,

sài gòn

,

ẩm thực

,

văn hóa

  1. Cái này tùy team thôi, nếu bạn có một đội bạn bè thích nhậu với quẩy mà lại lười dọn thì hẳn là sẽ suốt ngày ra ngoài ăn.
  2. Cái này cũng tùy người, với mình thì thường là đi ăn SN với gia đình, mn tặng quà, tiền ăn mình trả.
  3. Ăn cháo lòng dễ bị Tào đại ca đến hỏi thăm lắm, tốt nhất là ko ăn.
  4. Trong đấy người dân có vẻ thích ăn ngọt, cái gì cũng cho đường, hồi mình vào đó nước phở họ làm cũng ko khác gì nước đường. Ah còn hay cho nước cốt dừa vào món ăn nữa.
  5. Ăn nó cũng giòn giòn dai dai cho vào chè chắc cũng ko vấn đề gì, ở miền trung họ còn cho cả miếng thịt quay vào chè cơ mà.
Trả lời
  1. Cái này tùy team thôi, nếu bạn có một đội bạn bè thích nhậu với quẩy mà lại lười dọn thì hẳn là sẽ suốt ngày ra ngoài ăn.
  2. Cái này cũng tùy người, với mình thì thường là đi ăn SN với gia đình, mn tặng quà, tiền ăn mình trả.
  3. Ăn cháo lòng dễ bị Tào đại ca đến hỏi thăm lắm, tốt nhất là ko ăn.
  4. Trong đấy người dân có vẻ thích ăn ngọt, cái gì cũng cho đường, hồi mình vào đó nước phở họ làm cũng ko khác gì nước đường. Ah còn hay cho nước cốt dừa vào món ăn nữa.
  5. Ăn nó cũng giòn giòn dai dai cho vào chè chắc cũng ko vấn đề gì, ở miền trung họ còn cho cả miếng thịt quay vào chè cơ mà.

Cái số 3, cháo lòng vắt chanh huhu. =)))) Món này trong Sài Gòn hơi khác ngoài Hà Nội vì SG họ ăn cháo rất loãng, và nhiều nơi là lõng bõng nước và còn nguyên hạt cơm nhão ở trong chứ không phải là cháo nữa. Mình rất chi là không thích ăn cháo kiểu này, như kiểu ăn cháo vữa ấy. Chưa kể còn ăn chung với rau, giá. Mà hình như trong SG này mình thấy ăn món gì người ta cũng vắt chanh, bỏ satế vào thì phải. ĐI ăn với ai là người SG mình cũng thấy họ bỏ rất nhiều gia vị vào, đỏ ngầu cả tô, còn mình thì không cho gì, tô đồ ăn trắng bóc vì thường mình thấy nước dùng đã khá đậm rồi, nên suốt ngày bị hỏi là: "Ăn kiểu đấy mày không thấy nhạt nhẽo à?" :))

Hột gà trà nhé. Đi ăn chè ở phố Tàu, thấy tên hay ho kêu ra có đúng quả trứng gà trong chén nước trà ngọt :))
Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc. 
Khác nhau là đương nhiên. Ngay cả cách phát âm trên 1 từ ngữ được thống nhất toàn VN còn khác nhau nói chi đến nền ẩm thực VN + nguyên liệu chế biến đa dạng phong phú đến độ thâm.sâu
2 tỉnh nằm kế nhau trong 1 khu vực đã khác nhau nhiều rồi. Chưa kể cách sống mỗi gia đình trong 1 huyện đã khác bọt xa nhau...
Toàn cõi VN mà giống nhau rập khuôn hết mới là lạ lẫm liệt nè.