Thời phong kiến nước ta có mấy vị được phong là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” Đó là những vị nào và sự nghiệp của họ ra sao?
tinh hoa việt nam
,lịch sử việt nam
,lịch sử
Nước ta có bao nhiêu vị "lưỡng quốc trạng nguyên" thì bạn
1. Cuộc gặp gỡ "định mệnh" của ông với vị thiền sư trụ trì Chuyết Công - người sau đó đã đưa cho ông một quyển sách quý, chứa đựng các giáo lý nhà Phật. Người ta nói chính cuộc gặp gỡ này đã góp phần xây dựng nền tảng trí huệ Phật học nơi vị trạng nguyên này. Giúp ông sau này trở thành một vị trạng nguyên vừa sở hữu trí tuệ của bậc học giả, vừa sở hữu trí huệ của nhà Phật.
2. Một cuộc gặp gỡ "định mệnh" khác, nhưng là với con gái của tướng quân Ngô Hiến Hầu. Được biết, lần "gặp gỡ" đầu tiên giữa Đăng Đạo và thiếu nữ này là khi cô đang trong kiệu đi chùa, Đăng Đạo đã vô tình đứng chặn trước kiệu của cô. Dù chưa nhìn rõ mặt, nhưng ông đã cảm thấy trong lòng bồi hồi khó tả, tựa như đang đứng trước một người ông đã từng "yêu" cách đây rất rất lâu.
Quyết tâm biết được danh phận và gia thế của cô gái, ông đã theo kiệu nàng về "dinh", và trong đêm liều lĩnh đột nhập vào nơi nàng ở. Tuy nhiên, sau khi đã tiến đến trước phòng nàng, ông không hành động như một kẻ trộm lén lút, mà ăn nói dõng dạc, đường hoàng, bày tỏ ý muốn được gặp nàng. Việc này đã để lại một ấn tượng cho không chỉ cô gái, mà cả tướng quân Ngô Hiến Hầu - cha nàng - sau này vì mến mộ tài đức của Đăng Đạo cũng quyết định gả nàng làm vợ ông.
Ngoài ra thì ông cũng nổi tiếng là một vị quan liêm khiết, thương dân. Ông luôn dùng tiền của của mình cứu độ dân nghèo, và thường cảm thấy khó chịu khi người trong gia đình sử dụng tiền vào những việc quá xa xỉ, ví dụ như xây nhà ngói. Đây có lẽ cũng là một ảnh hưởng từ cuốn sách Phật học tới cách trị nước của ông vậy.
Woo Map
Nước ta có bao nhiêu vị "lưỡng quốc trạng nguyên" thì bạn
1. Cuộc gặp gỡ "định mệnh" của ông với vị thiền sư trụ trì Chuyết Công - người sau đó đã đưa cho ông một quyển sách quý, chứa đựng các giáo lý nhà Phật. Người ta nói chính cuộc gặp gỡ này đã góp phần xây dựng nền tảng trí huệ Phật học nơi vị trạng nguyên này. Giúp ông sau này trở thành một vị trạng nguyên vừa sở hữu trí tuệ của bậc học giả, vừa sở hữu trí huệ của nhà Phật.
2. Một cuộc gặp gỡ "định mệnh" khác, nhưng là với con gái của tướng quân Ngô Hiến Hầu. Được biết, lần "gặp gỡ" đầu tiên giữa Đăng Đạo và thiếu nữ này là khi cô đang trong kiệu đi chùa, Đăng Đạo đã vô tình đứng chặn trước kiệu của cô. Dù chưa nhìn rõ mặt, nhưng ông đã cảm thấy trong lòng bồi hồi khó tả, tựa như đang đứng trước một người ông đã từng "yêu" cách đây rất rất lâu.
Quyết tâm biết được danh phận và gia thế của cô gái, ông đã theo kiệu nàng về "dinh", và trong đêm liều lĩnh đột nhập vào nơi nàng ở. Tuy nhiên, sau khi đã tiến đến trước phòng nàng, ông không hành động như một kẻ trộm lén lút, mà ăn nói dõng dạc, đường hoàng, bày tỏ ý muốn được gặp nàng. Việc này đã để lại một ấn tượng cho không chỉ cô gái, mà cả tướng quân Ngô Hiến Hầu - cha nàng - sau này vì mến mộ tài đức của Đăng Đạo cũng quyết định gả nàng làm vợ ông.
Ngoài ra thì ông cũng nổi tiếng là một vị quan liêm khiết, thương dân. Ông luôn dùng tiền của của mình cứu độ dân nghèo, và thường cảm thấy khó chịu khi người trong gia đình sử dụng tiền vào những việc quá xa xỉ, ví dụ như xây nhà ngói. Đây có lẽ cũng là một ảnh hưởng từ cuốn sách Phật học tới cách trị nước của ông vậy.
Trương Thuỳ Linh
- Thời Nho học, nước ta trước sau có 46 vị Trạng nguyên, trong đó, theo sử sách ghi lại, có 3 vị được phong là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”, gồm: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trực và Nguyễn Đăng Đạo.
Mạc Đĩnh Chi (1272-1346) quê ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay thuộc thôn Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương). Ông đỗ Trạng nguyên năm Hưng Long thứ 12 (1304) đời vua Trần Anh Tông. Nhờ thông minh, hiểu biết sâu rộng, ông nhiều lần được cử đi sứ sang Trung Quốc.
Năm 1308, ông đi sứ sang nhà Nguyên, mừng vua Nguyên Vũ Tông mới lên ngôi. Lúc đó chỉ mới 20 năm sau chiến tranh Đại Việt chống quân Nguyên lần thứ ba (1287-1288) nên sứ bộ nước ta bị vua quan nhà Nguyên “nắn gân cốt” rất mạnh. Tuy nhiên trong hoạt động bang giao, ông tỏ rõ khí phách và tài năng của mình, để lại nhiều giai thoại nổi tiếng, trong đó đáng nể nhất là câu đố “chết người”.
Khi sứ bộ bái biệt để về nước, vua Nguyên ra câu đố hiểm hóc: Một chiếc thuyền chở 3 người gồm: vua, thầy học và cha mình (quân, sư, phụ). Đến giữa sông, thuyền đắm vì gặp sóng lớn. Nếu ngươi ở trên bờ ra cứu, nhưng chỉ có thể cứu được một người thôi, thì ngươi cứu ai?
Vào thời kỳ đó, trả lời sai sẽ bị tội phanh thây, chém đầu hoặc lưu giữ lại, dẫn đến nước Việt mất nhân tài. Nhưng Mạc Đĩnh Chi đã trả lời: Thần thấy thuyền bị đắm tất phải vội vã nhảy xuống sông bơi ra cứu, hễ thần gặp ai trước thì thần cứu người ấy trước, bất kể người ấy là vua, thầy học hay cha mình.
Cuối cùng ông cùng sứ bộ được bình yên ra về.
Nguyễn Trực (1417-1473) không chỉ là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam mà còn được vua nhà Minh phong tặng “Lưỡng quốc Trạng nguyên” trong một lần đi sứ sang Trung Hoa. Ông quê xã Bối Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Xuất thân dòng họ nối đời khoa bảng, từ thuở nhỏ ông đã nổi tiếng thần đồng; 10 tuổi đã đọc thông viết thạo Hán văn; 18 tuổi đỗ đầu thi Hương; 26 tuổi đỗ đầu thi Đình (cuộc thi do đích thân vua ra đề và chấm), đứng đầu 33 tiến sĩ cùng khóa được lưu danh ở bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đến nay, bài thi Đình của Nguyễn Trực được đánh giá là một trong những bài thi Đình hay nhất.
Ngày 13-3 năm Giáp Tuất (1454), mẹ ông qua đời, ông phải về chịu tang. 3 năm sau, tháng 6 ông mãn tang mẹ thì đến tháng 8 có sứ nhà Minh là Hoàng Gián sang nước ta. Chuyện kể rằng, khi được vua Lê Nhân Tông triệu vào tiếp sứ, ông đối đáp như thần, lại hạ bút họa ngay một lúc 50 vần thơ “Lưu biệt” khiến sứ thần phương Bắc vô cùng thán phục. Sau đó, ông được vua cử đi sứ sang Trung Quốc. Sang đó, gặp kỳ thi Đình, ông cùng phó sứ là Trịnh Khiết cùng dự thi, trong đề thi có 7 câu hỏi xoay quanh vấn đề “Luận về phép trị nước của các vương triều”. Ông đã khảng khái trả lời: “Vua sáng tôi hiền thì nước sẽ thịnh, vua không sáng tôi không hiền thì nước sẽ suy vong”. Vua Minh mến tài ông, phong ông là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.
Nguyễn Đăng Đạo (1651-1719) người thôn Hoài Thượng, tên nôm là “Bịu Thượng” nay thuộc xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vì thế dân gian gọi ông là Trạng Bịu. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Năm 16 tuổi Nguyễn Đăng Đạo đi thi và đỗ tam trường (tú tài). Năm 19 tuổi lại đỗ đầu hương cống (cử nhân), được triều đình cho vào học tại Quốc Tử Giám. Năm Chính Hòa thứ 4 (Quý Hợi, 1683) ông thi Đình và đỗ Trạng nguyên.
Trong chuyến đi sứ năm 1697, nhiệm vụ của Nguyễn Đăng Đạo cùng sứ đoàn không chỉ làm việc tuế cống mà còn phải đòi lại những vùng đất thuộc 2 động Tuyên Quang và Hưng Hóa bị quan thổ ty nhà Thanh lấn chiếm trái phép. Xưa nay việc biên giới là vấn đề trọng yếu của đất nước, là mối xung đột lớn giữa hai nước, Nguyễn Đăng Đạo bằng học vấn uyên thâm, trí thức thông tuệ, lối đối ngoại cương nhu kết hợp nhuần nhuyễn khiến vua Thanh cùng quần thần, sứ bạn phải nể phục. Đến khi bàn vào việc biên giới, ngoài những lý lẽ, Nguyễn Đăng Đạo đã đưa hết cả giấy tờ và bản đồ cũ của hai động, bàn cãi luôn mấy ngày. Triều đình Mãn Thanh đuối lý, nên đã đổi hướng trả lời Nguyễn Đăng Đạo rằng việc cương giới sẽ xem xét và trả lời sau.
Với lập luận đanh thép, Đăng Đạo không bằng lòng với cách giải quyết của triều đình Mãn Thanh. Nhưng vì tránh sự căng thẳng trong bang giao hai nước nên Nguyễn Đăng Đạo đành nhận mũ áo do vua Thanh ban tặng Đệ nhất khôi nguyên (Trạng nguyên) của Bắc triều vinh quy về nước. Mặc dù mục đích đòi lãnh thổ không đạt như ý, nhưng ông là vị sứ thần đã đạt được phong độ của một vị sứ thần mẫu mực, làm rạng danh đất nước.
Nguồn: baodanang.vn