Thời kỳ quá độ từ nhân viên lên sếp

  1. Tư duy

  2. Quản trị doanh nghiệp

Khi làm sếp thì việc ảnh hưởng, tác động đến những người khác thông qua lời nói, việc làm có lẽ là điều mà mọi người đều mong muốn trải nghiệm một lần trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được. Ngay khi bắt đầu công việc, trong khi phần lớn mọi người thường bắt đầu với vị trí là nhân viên trước khi làm sếp. Vì vậy, dù mong muốn ngồi ở vị trí sếp nhưng liệu có mấy nhân viên có thể hiểu được sự khó khăn khi làm sếp.

Không ít những nhà quản lý trước khi thành sếp đã từng làm nhân viên tốt trong thời gian dài. Đối với họ, việc nhọc nhằn nhất có lẽ là thời gian quá độ từ nhân viên lên sếp. Đó lần đầu mà họ có được quyền tác động đến người khác. 

K, một cô bạn nhỏ người, ham thích ý tưởng và truyền thông. Sau 2 năm sinh hoạt tại một Câu lạc bộ huấn luyện kỹ năng. K đã được chọn để lãnh đạo Ban truyền thông của một Câu lạc bộ. Với kinh nghiệm và thành tích nổi bật khi làm việc nhóm, đề xuất ý tưởng, xử lý kỹ thuật. Lúc này, K phải bắt đầu giao việc cho tuyến dưới, chịu trách nhiệm về kết quả của tập thể. Thay vì chỉ trách nhiệm cho hoạt động công việc của bản thân như trước kia. 

Thế là câu chuyện về một nhân viên lần đầu có được quyền gây ảnh hướng trực tiếp đến người khác; và phải chịu trách nhiệm cho hành động của người khác bắt đầu.

https://cdn.noron.vn/2021/11/12/25088113950135-1636716981_1024.jpg

Cuộc họp đầu tiên

Vừa nhận được bổ nhiệm làm Trưởng Ban. K nhanh chóng tổ chức cuộc họp đầu tiên để giải quyết các mảng công việc khi tiếp quản. Tuy nhiên, việc chưa có được liên kết cá nhân và định hướng mục tiêu cho Ban là một sự sai sót trong khâu chuẩn bị cực kỳ lớn trong ngày “đầu ra quân” của bạn ấy.

Cuộc họp kết thúc bất ngờ sau 2 giờ đồng hồ, mà không giải quyết hay nhận được giải pháp nào về các vấn đề được đưa ra. Việc điều phối, dẫn dắt cuộc thảo luận hoàn toàn không như mong đợi. Từ sự chuẩn bị chưa được đầy đủ về thông tin. Quả thật hình ảnh khi K điều hành cuộc họp, ra quyết định và chịu trách nhiệm toàn cục có phần lạ lẫm so với việc làm chuyên môn trước đây. Và thế là, “ngày đầu ra quân” của K với vai trò mới đã thất bại. Cả trong vấn đề công việc lẫn hình ảnh lãnh đạo.

Và K đã bắt đầu cảm thấy việc khó khăn khi làm sếp.

Việc thay đổi nhân sự chủ chốt sẻ ảnh hưởng đến cách thức làm việc của các thành viên khác. Vì vậy, trước khi mở cuộc họp đầu tiên để thông tin về sự thay đổi trong bộ máy làm việc và thảo luận về các phương pháp làm việc mới. Bạn nên có sự chuẩn bị chu toàn về thông tin của các thành viên như công việc, ưu điểm, tính cách, … lên trước khung sườn cho cuộc họp đầu tiên. Việc đó sẽ giúp bạn thể hiện uy tín, vị thế khác biệt và làm rõ mục tiêu tập thể cần thực hiện. Sự khó khăn của việc làm sếp đã bắt đầu với K

Trao quyền và cơ hội cho nhân viên gạo cội

Lý thuyết “phải tôn trọng những thành viên lâu năm” nhan nhản trên mạng nhưng để ứng dụng vào làm sếp không hề dễ dàng. Không phải dạ thưa, tôn trọng ý kiến của nhân viên lão làng là được. Họ cần sự tin tưởng và trao cho cơ hội thực thụ. Tuy nhiên, khi bạn trao cho họ quá nhiều sự tin tưởng và cơ hội cho họ, thì đồng thời bạn cũng sẽ tước mất chúng từ những nhân viên khác.

K đã vướng phải rắc rối, khi dùng quyền lực giao việc “nhất nhất tuân theo và không ý kiến gì thêm” cho tuyến dưới. Vì lo sợ hình ảnh các “lão làng” sẽ vượt quyền mình. Nhưng càng lo sợ thì K càng khiến họ càng mẫn cảm hơn và đánh mất cơ hội sử dụng năng lực của họ.

https://cdn.noron.vn/2021/11/12/28542114440644-1636717036_1024.jpg

Chưa nhanh nhẹn như lớp trẻ, nhưng họ lão luyện với bề dày kinh nghiệm và kỹ năng làm việc… Việc thăm hỏi ý kiến từ họ giúp sếp trẻ lường trước rủi ro, thậm chí là những tình huống đã có phương án họ từng trải qua. Điều này hỗ trợ bạn đẩy nhanh tiến độ mà không phải đi tìm kiếm giải pháp quá nhiều. 

Đặc biệt, cảm giác không được sếp trọng dụng sẽ để lại những tổn thương lòng tự tôn. Biểu hiện sau đó là “anh/chị giao thế nào tôi làm thế nấy” hoặc “tôi không có nghĩa vụ phải làm điều này”.

Bị đánh giá thấp, hỏng việc

Cả một thời gian dài, mọi người luôn nhìn nhận K là một nhân viên tốt. Từ đó, tất cả đều mặc nhiên suy nghĩ rằng cô ấy cũng sẽ trở thành một vị sếp tốt. Nhưng, sự chuyển biến từ nhân viên tốt sang vị sếp tốt thật sự quá khó khăn. Trong 2 tháng được làm Trưởng Ban, K chưa tạo ra thành quả rõ rệt gì cho Ban. 

Thành viên giảm dần nhiệt huyết, công việc tồn đọng, trễ hạn trải dài như sớ Táo Quân. Những cam kết với cấp trên chưa hoàn thành… Và những áp lực vô hình khác. Với những kết quả như thế, hình ảnh của K trong mắt các thành viên hoàn toàn trái ngược với lúc K được mong đợi tiếp nhận vị trí. Thế là, 2 luồng ý kiến về K đã được các thành viên trong Ban đề xuất lên cấp trên. Hoặc K từ chức trở về làm công việc chuyên môn như lúc trước. Hoặc K sẽ phải rời bỏ Câu lạc bộ.

K có thể là chuyên gia trong chuyên môn của mình vài năm trời mà không trở thành Trường Ban. Tuy nhiên, khi đã trở thành một Trưởng Ban thất bại thì K sẽ khó lòng mà trở về được vị trí cũ của mình. Trong mắt mọi người, hình ảnh của K không còn là một chuyên gia, hay trưởng Ban. Chỉ là hình ảnh thất bại trong việc làm lãnh đạo. Sự bất lực và thất bại lúc nào cũng xuất hiện trong suy nghĩ của K. 

https://cdn.noron.vn/2021/11/12/28542114440645-1636717077_1024.jpg

Ra đi hay ở lại

Dù cô ấy chọn ra đi hay ở lại, thì những người đã đồng hành cùng cô vẫn phải ở lại để giải quyết mớ rắc rối. Đứng trước những hậu quả do mình mà ra, cô sẽ cùng họ giải quyết hay để cho họ tự mình giải quyết mà không có K?. Bạn ấy nhớ lại lí do mình đã theo đuổi Ban Truyền Thông, lí do dành 2 năm tại đây. Bản thân đã nỗ lực thay đổi thế nào, đây vẫn là đội nhóm của cô dù cho bản thân cô không còn là người lãnh đạo.

Sau khoảng thời gian tự vấn Cô đề xuất với cấp trên là lui về làm Phó Ban. Để hỗ trợ người Trưởng Ban mới ở mảng chuyên môn. Đồng thời, cũng cố gắng học hỏi thêm để vá lại những lỗ hổng trong cách làm việc của mình với tư cách một nhà lãnh đạo, nhưng vẫn giữ lại được khả năng chuyên môn cao của mình. Có lẽ sau khi K vá lấp xong các sai lầm của mình thì thời điểm đó cũng đã đến. Một thời điểm mà K phù hợp để trở thành sếp. Hiện tại Cô ấy đã tiến lên vị trí lãnh đạo cao hơn. Nhưng câu chuyện trên là một bài học cho Cô ấy cải thiện chính mình.

Mỹ Ngọc - Cẩm Thành

Từ khóa: 

kỹ năng lãnh đạo

,

quản trị

,

tôi thay đổi

,

tư duy

,

quản trị doanh nghiệp