Thiết kế tương tác đa phương tiện là gì ?
Trong thiết kế, tương tác giữa con người- máy tính và sự phát triển phần mềm. Thiết kế tương tác thường được viết tắt là IxD, được định nghĩa là sự ứng dụng của thiết kế tương tác giữa các sản phẩm kỹ thuật số, môi trường, hệ thống, các dịch vụ. Giống như nhiều lĩnh vực thiết kế khác, thiết kế tương tác cũng có sự quan tâm đến hình thức nhưng trọng tâm chính vẫn là chú trọng vào phản ứng của người dùng. Điều mà thể hiện một cách rõ ràng, thiết kế tương tác khác với lĩnh vực khoa học, kỹ thuật là thiết kế tương tác là sự tổng hợp và mang tính giả thuyết hơn là chú trọng vào bản chất thực tế của sự vật. Thiết kế tương tác tập trung chủ yếu vào thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của phần lớn những đối tượng sẽ dùng sản phẩm, nghiên cứu phần mềm cụ thể thì tập trung chủ yếu vào một nhóm đối tượng cụ thể.
Thiết kế định hướng mục tiêu
Thiết kế định hướng mục tiêu quan tâm chủ yếu đến thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của những người sẽ tương tác với sản phẩm và dịch vụ. Alan Cooper lập luận trong cuốn sách The Inmates Are Running the Asylum rằng chúng ta cần có một cách tiếp cận mới đối với việc làm sao để giải quyết những vấn đề cơ bản của các phần mềm tương tác.Những vấn đề gặp phải đối với việc thiết kế giao diện máy tính thì về cơ bản khác với những thách thức chúng ta phải đối mặt khi thiết kế giao diện cho sản phẩm những thứ mà không bao gồm phần mềm ví dụ như cái búa, đinh… Alan đã đưa ra khái niệm về sự xung đột về mặt nhận thức, nhờ đó mà chúng ta xử lý sự việc một cách có lý trí khi mà chúng thật sự phức tạp đến nỗi chúng ta không thể lúc nào cũng hiểu cách mà chúng phản ứng. Những giao diện máy tính thì đủ phức tạp để được xử lý theo cách này. Nó cũng được lập luận rằng chúng ta phải hoàn toàn thấu hiểu những mục đích của người sử dụng "cả cá nhân và mục đích" để mà giải quyết vấn đề trong khả năng tốt nhất có thể vì vậy cách tiếp cận hiện tại thì hướng tới giải quyết những vấn đề một cách riêng lẻ, từ khía cạnh của một doanh nghiệp hoặc những bên liên quan khác.
Đặc tính ảo (personas)
Thiết kế định hướng mục tiêu được giải thích trong cuốn sách the Inmates Are Running the Asylum cho việc sử dụng của "đặc tính ảo", cái mà được tạo sau khi phỏng vấn một số lượng người sử dụng nhất định Mục tiêu của một đặc tính ảo là để " phát triển sự miêu tả chính xác về người dùng của chúng ta và những điều mà người dùng mong muốn đạt được". phương pháp tốt nhất như đã được miêu tả the Inmates Are Running the Asylum là tạo ra những người sử dụng với tên và những thông tin đi kèm, người mà đại diện cho người sử dụng thật của một sản phẩm nhất định. Những người sử dụng này thì không phải là ảo mà nó được xem xét như là sản phẩm của một quá trình điều tra. Lý do cho việc tạo dựng những thông tin đi kèm cho một đặc tính ảo là để làm cho chúng đang tin hơn. Vậy chúng có thể được coi như một con người thực sự và có quyền đòi hỏi nhu cầu. đặc tính ảo cũng giúp cho việc loại trừ những thuộc tính mà có thể gán cho một cá nhân cụ thể.
Định dạng nhận thức
Mô hình định dạng nhận thức cung cấp một nhóm từ chuyên dụng để đánh giá và thay đổi những giải pháp thiết kế cụ thể. Định dạng nhận thức được thiết kế như là một cách tiếp cận dễ dàng với việc phân tích chất lượng của thiết kế hơn là hiểu chi tiết cụ thể. Chúng cung cấp một vốn từ chung cho việc thảo luận rất nhiều yếu tố trong phần chú thích, UI hoặc là thiết kế ngôn ngữ lập trình. Những định dạng cung cấp các miêu tả ở cấp độ cao của giao diện và người sử dụng tương tác với nó như thế nào. Ví dụ như tính thống nhất, sự điều hành phần cứng, tính linh động hoặc là những sự cam kết sớm. những khái niệm này hỗ trợ cho việc tạo ra những thiết kế mới từ thiết kế có sẵn thông qua các thao tác thiết kế như là việc chỉnh sửa các vị trí của thiết kế trong một định dạng cụ thể
Thông qua quá trình thiết kế tương tác, những nhà thiết kế phải nhận thức được những khía cạnh chính trong những thiết kế của họ cái mà ảnh hưởng đến phản ứng cảm xúc của những khách hàng mục tiêu. Nhu cầu cho những sản phẩm để truyền tải những cảm xúc tích cực và tránh những cảm xúc tiêu cực là yếu tố quan trọng trong việc thành công của sản phẩm. những khía cạnh này bao gồm tích cực, tiêu cực, động viên, học hỏi, sáng tạo, xã hội và những tác động mang tính chất thuyết phục và một vài thứ khác. Một phương pháp có thể giúp truyền tải những khía cạnh này là sử dụng những giao diện. Trong phần mềm, ví dụ việc sử dụng của những biểu tưởng và hình ảnh động và âm thanh có thể giúp giao tiếp. một giai đoạn của quá trình điều hành, tạo một cảm giác của sự giao tiếp và phản hồi. những khía cạnh về mặt giao diện như là phông, màu chữ, đồ họa có thể tác động đến sự truyền tải của giao diện. các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những khía cạnh cảm xúc có thế tác động đến nhận thức của người dùng về sự tiện dụng. Lý thuyết về cảm xúc và thỏa mãn tồn tại để giải thích cho những phản ứng của con người đối với việc sử dụng của những sản phẩm mang tính tương tác. Chúng bao gồm mô hình thiết kế cảm xúc của Don Norman, mô hình niềm vui của Patrick Jordan và công nghệ.