THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH NGOÀI GIỜ LÊN LỚP DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
kiến thức chung
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận hữu cơ trong quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông, là bộ phận không thể thiếu được trong kế hoạch giáo dục – đào tạo ở nhà trường. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, hình thành và phát triển các kỹ năng, cải thiện thái độ tạo cơ sở cho sự phát triển nhân cách toàn diện học sinh trong gia đoạn hiện nay
Tuy nhiên không phải tiết học ngoài giờ lên lớp nào cũng thành công, đem lại hứng khởi cho học sinh. Cũng không ít thầy cô rất nhiệt tình nhưng cách tổ chức lại quá đơn điệu, thiếu đổi mới, chủ đề nào cũng tổ chức theo một mô-típ có sẵn nên làm cho các em dễ chán, không còn hứng thú khi giờ học đến.
Thực tiễn công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường trong những năm qua chỉ được tiến hành một cách phong trào, nặng về hình thức và các hoạt động bề nổi như, văn nghệ … hoặc biến thành một buổi tự sinh hoạt của lớp. Điều đó dẫn đến hoạt động giáo dục NGLL rời rạc, thiếu thực tế, không sinh động ... tạo tâm lí chán nản cho đối tượng tham gia. Trong những năm học trước đây, việc tổ chức hoạt động lên lớp chủ yếu là theo nội dung hoạt động và gợi ý thực hiện các hoạt động từ tài liệu hoạt động ngoài giờ lên lớp của Bộ GD&ĐT. Song trong quá trình thực hiện tôi thấy rằng những hoạt động được nêu trong các chủ đề còn đơn điệu, nhiều khi lặp lại ở hình thức thảo luận, toạ đàm.
Ví dụ: ở chủ đề tháng 1: “Thanh niên với việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc”, tài liệu chỉ gợi ý 2 nội dung hoạt động sau:
• Thảo luận chủ đề: Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc”
• Trình diễn trang phục các dân tộc Việt Nam
Vậy nên, để tiết hoạt động ngoài giờ có hiệu quả, giáo viên nhất thiết phải đầu tư, thiết kế thêm một số hình thức hoạt động khác nhằm tạo sự hấp dẫn lôi cuốn với học sinh.
Từ những lí do trên, chương trình ngoài giờ lên lớp chủ đề: Thanh niên với việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mang tên “Một thoáng quê hương” sau đây được thiết kế nhằm mục tiêu sinh động hóa tiết ngoài giờ lên lớp ở trường THPT, khiến cho hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả nhất, có sức hấp dẫn, giúp học sinh tham gia một cách hào hứng, tự nguyện và qua đó phát huy tinh thần đoàn kết, vì tập thể .. của học sinh.
B. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Chương trình ngoài giờ lên lớp chủ đề: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
MỘT THOÁNG QUÊ HƯƠNG
Cuộc thi tìm hiểu về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam
- Thời gian: 7h - 9h ngày 18 tháng 1 năm 2017 tại trường trung học phổ thông Olympia - Hà Nội
- Thời lượng: Cuộc thi diễn ra trong khoảng 2 giờ
- Địa điểm: Sân trường
- Thành phần tham gia:
+ Khách mời: BGH nhà trường cùng các GVCN
+ BGK: Đại diện ban chấp hành đoàn trường, đại diện giám hiệu nhà trường, GVCN lớp 10A2
+ Thư kí: Lớp trưởng lớp 10A1 MC: 2 học sinh
+ Các đội tham gia: Đội thi của 3 chi đoàn 10A1, 10A3 và 10A7
I. Mục tiêu hoạt động
1. Về kiến thức:
- Củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh về một nét đẹp thể hiện bản sắc truyền thống của văn hóa Việt Nam: ca dao dân ca Việt Nam
- Cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của ca dao dân ca trong việc bồi dưỡng trí tuệ và nhân cách con người
2. Về kĩ năng:
Hoạt động hướng tới giáo dục các kĩ năng:
- Làm việc nhóm
- Thuyết trình
- Phân tích, tổng hợp vấn đề
- Xây dựng kịch bản
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
- Rèn luyện sự tự tin, khả năng sáng tạo
3. Về thái độ:
- Trân trọng vẻ đẹp và giá trị của ca dao dân ca Việt Nam
- Củng cố và nâng cao cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam
- Tinh thần đoàn kết, hợp tác, khẳng định giá trị bản thân, tập thể
- Học sinh biết giữ gìn và phát huy các bản sắc dân tộc Việt Nam
II. Nội dung
- Khai mạc – 20 phút
- Phần chính – 90 phút
1. Phần thi “Bạn có biết?” – 20 phút
2. Phần thi “Ghép tranh – Đoán địa danh” – 30 phút
3. Phần “ Thử tài khán giả ” – 10 phút
4. Phần thi “Sắm vai nghệ nhân” – 30 phút
- Tổng kết, trao giải – 10 phút
III. Công tác chuẩn bị
Đối với giáo viên
Đối với học sinh
+ Chuẩn bị nội dung chương trình hoạt động và kế hoạch hoạt động
+ Thông qua kế hoạch, xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường
+ Thông báo kế hoạch, chương trình hoạt động cho ban chấp hành đoàn trường và cho học sinh các lớp tham gia dự thi. (Có kèm theo khung chương trình tổ chức và hướng dẫn thực hiện)
+ Giao nhiệm vụ cho từng lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
+ Giao nhiệm vụ cho các lóp tham gia nạp trước danh sách đội thi (7 người) và các tiết mục tham dự
+ Chuẩn bị tranh ảnh/phim/băng đĩa ca nhạc có liên quan đến chủ đề
+ Liên hệ với thầy cô giáo nhờ cố vấn và làm BGK
+ Thành lập hội đồng BGK
+ Giao nhiệm vụ cho lớp trực tuần chuẩn bị sân khấu, loa đài, máy chiếu…
+ Viết giấy mời đại biểu và các thầy cô giáo
+ Chọn ra 2 bạn làm MC, giao nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch từng lớp để lên bản dẫn chương trình
+ Duyệt trước bản dẫn của MC và các tiết mục tham gia + Đọc và nắm rõ các phần thi
+ Chọn đội gồm 7 tham gia thi, phân công công việc
+ Chuẩn bị thu thập các tài liệu có liên quan đến chủ đề hoạt động
+ Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ:
- Tiết mục khai mạc: 2 chi đoàn 10A1 và 10A3 cùng dựng một tiết mục chung
- Tiết mục bế mạc giao cho chi đoàn 10A7
+ Bí thư các lớp đi phát giấy mời đến đại biểu và lên danh sách dự trù các đại biểu tham gia
+ Chuẩn bị các tiết mục tài năng , chuẩn bị các chủ đề hùng biện
+ Nạp trước cho cô giáo phụ trách danh sách các thành viên trong đội thi, tên các tiết mục văn nghệ, các tiết mục tài năng,…
+ Chuẩn bị tranh ảnh, đồ dùng có liên quan
+ Trang trí sân khấu, chuẩn bị loa đài, máy chiếu.
+ MC tổng hợp kế hoạch từng lớp để lên bản dẫn chương trình
+ Lớp trực tuần chuẩn bị sân khấu, kiểm tra loa đài, máy chiếu, chỗ ngồi và nước uống cho BGK, các thầy/cô và khách mời
IV. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động khởi động
• Tiết mục mở màn: Hoạt cảnh “ Việt Nam của tôi ” do hai chi đoàn 10A1 và 10A3 thực hiện
+ Thời gian: 10 phút
+ Nội dung:
- Phần lời của hoạt cảnh (thu âm trước) :
Bạn đã bao giờ có dịp được đặt chân đến với đất nước Việt Nam của chúng tôi chưa?
Hãy để tôi làm hướng dẫn viên đưa bạn đi thăm quan
Dân tộc Việt Nam người dân mến khách chào đón các bạn cùng vô vàn
Từ xưa đến nay dẫu có đổi thay nhưng kiến trúc cổ vẫn hiên ngang
Làng tranh Đông Hồ, khu phố cổ, Hồ Gươm lắng đọng nét nên thơ
Đất nước Việt Nam lịch sử lâu đời người người bên nhau xây ước mơ
Con cháu vua Hùng, con cháu Bác Hồ nhiệt huyết trong tim
Đời đời kiếp kiếp gắn chặt bên nhau chảy chung một dòng máu Lạc Hồng
Đất đai màu mỡ đồng lúa xanh rờn trải dài thơm mát bên dòng sông
1000 năm qua người dân Việt Nam bên nhau dựng xây và giữ nước
Mở mang bờ cõi bốn phương sát cánh không còn một bóng quân xâm lược
Lịch sử hào hùng khắc ghi trong tâm muôn vàn người con của đất Việt
Qua bao tháng năm thì vẫn reo vang bài ca mang tên sự bất diệt
Con cháu Lạc Hồng về đây trong tâm lòng thành kính
Tay nắm chặt tay tự hào một dòng máu đỏ đang chảy trong tim mình
54 dân tộc anh em hằn sâu tục ngữ ca dao: "Lá lành đùm lá rách"
Một manh áo rét sẻ chia cũng đủ ấm lên tình người trong giá lạnh
Từ Bắc chí Nam, địa đầu cho đến tận cùng của Tổ quốc
Tôi vẫn sẽ đi và hát cho mọi người nghe những câu ca thân thuộc
Chào mừng các bạn đến với đất nước chúng tôi mảnh đất hình chữ S
Việt Nam nơi tôi sinh ra tương lai không xa sẽ chính là nơi của điểm hẹn!
- Nhạc nền của hoạt cảnh: Nhạc không lời bài “Noi gương Lý Tự Trọng”
( Link: https://www.youtube.com/watch?v=RTOKaD2-tFw)
• Giới thiệu cuộc thi
• Giới thiệu các đại biểu và thành phần BGK
• Giới thiệu cấu trúc chương trình gồm 4 phần thi: Phần thi Bạn có biết?, phần thi Vẽ Việt Nam bằng ca dao, phần Thử tài khán giả và phần thi Sắm vai nghệ nhân
• Màn chào hỏi của các đội chơi
2. Phần chính
2.1. Phần thi Bạn có biết?
- Thời lượng: 20 phút
- Mục tiêu:
+ Học sinh nắm được bản sắc văn hóa là gì và biết được những bản sắc văn hóa của đất nước.
+ Tự hào về giá trị truyền thồng bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc ta
- Hoạt động chính:
+ Chúng ta sẽ có 5 câu hỏi dành cho các đội thi. Các đội sẽ giơ thẻ để giành quyền trả lời, chỉ giơ thẻ sau khi người dẫn chương trình đã đọc xong câu trả lời. Đội nào giơ thẻ nhanh nhất sẽ giành quyền trả lời, nếu trả lời sai thì quyền trả lời sẽ được giành cho những đội còn lại, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Các bạn có 5 giây suy nghĩ cho mỗi câu hỏi.
+ Sau mỗi câu trả lời và công bố đáp án, người dẫn chương trình sẽ cung cấp cho mọi người một số thông tin về nội dung được hỏi trong câu hỏi.
Câu hỏi 1: Vùng văn hóa nào có truyền thống lâu đời và là cái nôi hình thành văn hóa văn minh của dân tộc Việt?
A. Vùng văn hóa Trung Bộ
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Nam Bộ
D. Vùng văn hóa Việt Bắc
Đáp án: B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
- Vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đống thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long – Hà Nội…
Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả. Trên đường đi tới xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhất định.
Câu hỏi 2: Các yếu tố văn hóa truyền thống lâu đời và tốt đẹp của dân tộc, thiên về giá trị tinh thần gọi là gì?
A. Văn hóa
B. Văn vật
C. Văn hiến
D. Văn minh
Đáp án: C. Văn hiến
- Văn hiến là một khái niệm của phương Đông. Văn là vẻ đẹp, hiến là người hiền tài. Văn hiến là khái niệm để chỉ các yếu tố văn hóa lâu đời và tốt đẹp của dân tộc, thiên về các giá trị tinh thần
Câu hỏi 3: Hãy điền vào chỗ chấm (...) những từ thích hợp sao cho đúng vào câu đối sau:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, ....
A. Bánh chưng B. Bánh dày
C. Bánh cốm xanh D. Bánh chưng xanh
Đáp án: D. Bánh chưng xanh
- Trong phong tục đón tết cổ truyền của người Việt Nam không thể không có bánh chưng, một món ăn thấm đẫm hương vị của đất của trời.
Câu hỏi 4: Ngày tết nguyên tiêu ở nước ta là ngày tháng nào hàng năm?
A. Ngày 1/1 âm lịch. B. Ngày 15/1 âm lịch.
C. Ngày 3/3 âm lịch. D. Ngày 10/3 âm lịch.
Đáp án: B. Ngày 15/1 âm lịch.
- Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng) là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Tết Nguyên Tiêu từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch. Ở Việt Nam, ngày Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng) là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành
Câu hỏi 5: Trống đồng Đông Sơn là thành tựu của giai đoạn văn hóa nào?
A. Giai đoạn văn hóa tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ chống Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
Đáp án: B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc
2.2. Phần thi Ghép tranh – Đoán địa danh
- Thời lượng: 30 phút
- Mục tiêu: + Giúp học sinh biết và nắm được về những di sản văn hóa vật thể của Việt Nam
+ Nâng cao lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm với các di sản của quê hương
- Thể lệ: Có tất cả 8 bức tranh tương đương với 8 di sản văn hóa vật thể của Việt Nam. Mỗi bức tranh đã bị chia thành 4 mảnh ghép nhỏ, mỗi mảnh ghép đã được đánh số bất kì từ 1 đến 4. Khi chiếu các mảnh ghép của từng bức tranh lên thì các đội có 5s suy nghĩ và đưa ra đáp án bằng cách giơ thẻ để giành quyền trả lời. Đội nào giơ thẻ nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời, chỉ giơ thẻ sau khi MC đã công bố hết 5s suy nghĩ. Câu trả lời được tính đúng nếu vừa ghép đúng tranh và vừa đoán chính xác tên địa danh trong bức tranh. Đáp án ghép tranh được tính là đúng khi số thứ tự các mảnh ghép được đánh theo chiều từ trái sang phải, trên xuống dưới. Trả lời sai thì quyền trả lời sẽ giành lại cho dội khác. Trả lời đúng được cộng 10 điểm. Trả lời đúng và trình bày được hiểu biết về di sản thì được cộng 15 điểm.
- Đáp án: 8 di sản vật thể :
+ Vịnh Hạ Long
+ Quần thể di tích cố đô Huế
+ Phố cổ Hội An
+ Thánh địa Mỹ Sơn
+ Thành nhà Hồ
+ Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
+ Hoàng thành Thăng Long
+ Tràng An
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
PhamHoang Thái Thảo