Thiết bị bay không người lái - mối nguy hiểm mới của nhân loại

  1. Khoa học

Chiến dịch ám sát tướng cấp cao iran Qassem Soleimani bằng thiết bị bay không người lái của Mỹ vừa qua đã khiến thế giới bàng hoàng, ông Soleimani bị ám sát ngay tại sân bay quốc tế Baghdad tại Iraq.Và được quân đội Mỹ điều khiển từ xa tại Qatar. Thiết bị bay không người lái đã mang theo quả rocket và làm nổ tung chiếc xe chở vị tướng này.

Thực ra ông Soleimani không phải nạn nhân đầu tiên của thiết bị bay không người lái, theo thống kê của Cục Điều tra Báo chí (TBIJ) – tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại London, Anh, tính đến tháng 2/2016, Mỹ đã thực hiện khoảng 423 phi vụ không kích bằng máy bay không người lái. Tổng số người thiệt mạng có thể đã lên đến 4.000 người.Chủ yếu là các phần tử khủng bố.

Vậy công nghệ bay không người lái là gì ? tại sao chúng ta nên run sợ về nó ?

1.Công nghệ không mới nhưng ngày càng tối tân.

hqdefault


“UAV” là thuật ngữ viết tắt của cụm từ “Unmanned Aerial Vehicle”, nó có nghĩa là “Phương tiện hàng không không người lái” để chỉ những loại máy bay không có phi công trong buồng lái, được điều khiển từ xa hoặc tự động.

Năm 1916, Archibald Montgometry Low đã chế tạo chiếc máy bay không người lái đầu tiên . 

Máy bay không người lái đã tham gia trong hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai.

Hiện nay dòng UAV Preadator Drones đang là công nghệ chính của Mỹ ,nó có tầm bắn lên đến 8 km, tốc độ bay 130 km/h , tầm hoạt động 730km.

2.Tại sao UAV lại nguy hiểm.

Đầu tiên phải kể đến đó là độ cơ động,nó có thể hoạt động ở những tầm bay thấp, tránh né được radar, nhiều loại UAV không cần đường băng để cất cánh mà có thể bay tại mọi địa hình, như flycam chúng ta hay thấy hằng ngày

gopro_karma_bi_thu_hoi_01_hhzx

Giá thành của UAV cũng rất rẻ, so với các thiết bị quân sự khác.Ngày nay mọi người dân đều có thể sở hữu UAV, các phần tử khủng bố cũng vậy.

Sự nguy hiểm của UAV đã được thế giới chứng kiến qua một số sự kiện

Tháng 7-2014, một drone suýt va chạm với chiếc Airbus A320 khi máy bay này đang cất cánh từ sân bay Heathrow của London (Anh).Nếu bay trúng động cơ của chiếc máy bay, đó có thể là một thảm họa hàng không.

Vào tháng 9-2014,một drone "có ý đồ tấn công" Thủ tướng Đức Angela Merkel. Chiếc drone thuộc sở hữu của một người biểu tình.

Ngày 26-1-2015, một drone bỗng dưng hạ cánh xuống bãi cỏ của Nhà Trắng, rất may đó chỉ là sự cố mất lái của một người điều khiển nghiệp dư,nhưng nếu nó mang theo bom, mọi chuyện đã khác.

Ngày 14-9-2019 , hai nhà máy dầu ở Abqaiq và Khurais bị tấn công bằng 10 drone khiến Arab Saudi tổn thất 5,7 triệu thùng dầu/ngày, tức một nửa tổng sản lượng của nước này và chiếm gần 6% nguồn cung dầu thô thế giới.

3.Tương lai của UAV mới thực sự là mối lo ngại.

Khi công nghệ càng ngày càng tân tiến, sẽ đi kèm với những mối lo lớn hơn về những thiết bị bay không người lái này.

Tin tặc có thể sử dụng để hack vào các nơi không thể xâm nhập , thậm chí chiếm quyền điều khiển máy bay thương mại hoặc quân sự từ xa, tấn công khủng bố trên diện rộng.Vì thiết bị UAV ngày càng rẻ nên khủng bố có thể sản xuất hàng loạt và kèm theo một quả bom vào từng con drone...hoặc gắn thêm súng vào chúng.

a2189ed9ff9f16c14f8e


Song hành với đó là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI ), sẽ ra sao nếu các thiết bị UAV sở hữu (AI) , khi đó nó có thể tự tìm kiếm nạn nhân ( sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt ) xử lý hoàn hảo các tình huống xảy ra và truy sát mục tiêu đến cùng, không cần người điều khiển, không khoan nhượng và không có đạo đức.

Ngoài ra các UAV cũng đang được thu nhỏ theo thời gian để phục vụ các mục đích trinh thám.


universityofwashington2_ijld


Với công nghệ hiện nay, việc tạo ra các UAV nhỏ bằng con ruồi là hoàn toàn khả thi, khi đó các radar sẽ không thể phát hiện, và ngay cả mắt thường của chúng ta cũng không thể nhận ra, sẽ ra sao nếu "một con côn trùng kì lạ" thả một ít chất độc vào cốc nước của ai đó.Đó thực sự là một thảm họa gây ra bởi công nghệ này.

Nếu bạn vẫn chưa thấy sợ thì hãy xem video dưới đây về thấy sức mạnh của UAV trong tương lai không xa.



Nguồn : Trường Vũ

Từ khóa: 

uav

,

drone

,

flycam

,

khủng bố

,

khoa học