Thiên Nam nữ kiệt-Ỷ Lan

  1. Lịch sử

Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xã hội phong kiến chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Tài sắc nào kém ai, nhưng chuyện thâm cung bí sử của vị hoàng hậu triều Lý lắm khúc mắc.

Theo truyền thuyết, Ỷ Lan sinh ngày mùng 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044) tại hương Thổ Lỗ (sau này đổi là Siêu Loại), nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ỷ Lan là một cô gái xinh đẹp và chăm làm.

Có sách ghi là Lê Thị Yến, cũng có sách chép là tên của bà là Lê Thị Yến Loan hay Lê Thị Khiết. Chỉ biết rằng, cho đến tận ngày này, mọi người vẫn nhắc đến bà với cái tên đầy trang trọng và kính mến: Nguyên phi Ỷ Lan.

Hai chữ “Ỷ Lan” là do vua Lý Thánh Tông đặc biệt đặt riêng cho bà. Cái tên như để ghi nhớ lại kỉ niệm của buổi đầu gặp gỡ. Câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa nhà vua và người thôn nữ như một cuộc gặp gỡ tình cờ mà lãng mạn, hợp ý trời. Tục truyền rằng, vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai nối dõi bèn đi cầu tự ở khắp nơi. Và trong một lần đi cầu tự ở Chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), khi đi qua hương Thổ Lỗi, ngài vén rèm nhìn ra thấy người dân dâng sụp lạy, duy chỉ có một người con gái đang dựa vào cây lan và cất tiếng hát trong trẻo.

Cuộc gặp gỡ như duyên tiền định, bắt đầu cho một trang lịch sử của đất nước có dấu ấn của người con gái mang tên Ỷ Lan. Ỷ Lan sinh hạ hoàng tử Càn Đức (sau này là vua Lý Nhân Tông), được phong làm Nguyên phi, cùng giúp vua trị nước bình thiên hạ.

Nếu giai tần mỹ nữ bình thường chú trọng nhan sắc thì Ỷ Lan hoàn toàn ngược lại nàng lấy việc trao dồi kinh sử, văn chương, thi phú làm chính, nhanh chóng lấy lòng tin yêu của đức vua. Có lần nhà vua hỏi Ỷ Lan về kế trị nước, nàng dỏng dạc đáp: "Muốn dân giàu mạnh thì phải biết nghe lời can gián của trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi việc làm.Thuốc đắng khó chịu nhưng chữa được bệnh....Nước muốn giàu mạnh hoàng đế còn phải biết nhân từ với nhân dân". Nghe Ỷ Lan tâu xong vua tôi,quần thần phục lắm

Năm 1069, Vua Lý Thán Tông đem quân đánh giặc giao mọi quyền hành cho nàng.Năm ấy, không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát,nhiều nơi sinh loạn. Nàng đưa ra những kế sách trị nước an dân, táo bạo, đúng đắn góp phần an sinh lập nghiệp, dân chúng khắp Đại Việt thêm phần kính nể vị hoàng hậu của vua Lý.Nhân dân lập đền thờ là Quan Âm nữ, lập bàn thở Ỷ Lan.

Sang năm 1072, Vua Lý Thánh Tông chết, vua kế nhiệm còn nhỏ, Ỷ Lan nhiếp phò tá hàng võ tướng, bậc đại thần có Thái Úy Lý Thường Kiệt (chức vụ: ngang tể tướng), nước ta khởi sắc, dẹp yên được loạn trong ngoài, nhanh chóng cường thịnh quốc gia Đại Việt.

Trong những năm 1076- 1077, Nhà Tống phát quân tấn công Đại Việt, Ỷ Lan bỏ qua hiềm khích xưa mời Lý Đạo Thành từ Nghệ An ra giúp sức. Nhờ vậy mà quân dân Đại Việt đánh cho giặc Tống thất kinh, bỏ mộng xâm lược nước ta.

Đây phải hễ là đấng quần thoa thì cam cúi chịu nơi thôn dã, rèm che phũ kín

"Anh đi em ở lại nhà,

Hai vai gánh vác mẹ già, con thơ.

Lầm than bao quản muối dưa,

Anh đi anh liệu chen đua với đời."

Câu ca đó quả ứng và phù hợp với Ỷ Lan hoàng hậu, rèm che vén cao, minh quang chói lọi, dẹp tà gian, phục khởi giang san của tổ tiên.

Đất Việt nghìn năm trước người không biết ta, nghìn năm sau dân sinh biết người. Bọn chen từ hậu cung chưa bao giờ làm cho vị thế người hoàng hậu -mẫu nghi thiên hạ được bạch ngọc nhưng đổi lại là sự an dân, phục khởi hưng thịnh quốc gia thì đó mới là đức tính : Công-Dung-Ngôn-Hạnh kém gì ai!?

tác giả: Jin Nguyễn

Liên hệ: Mọi góp ý xin lắng nghe



nguyenphi2


Từ khóa: 

lịch sử