Thiền định và quản lý thời gian hiệu quả - có sự liên hệ nào không?
Thực ra là có. Và nếu như trong những bài viết thường thấy khác về kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, người ta thường khai thác các kỹ thuật có phần thực tiễn (vd: đặt ra các thời hạn, deadlines, các ưu tiên công việc khác nhau...) thì trong bài viết này, mình sẽ tập trung bàn luận tính ứng dụng của thiền định đối với việc quản lý thời gian.
Nguồn: The Balance Careers.
Quản lý thời gian và khả năng tập trung
Trước hết, chúng ta cần nắm được rằng một trong những chìa khóa giúp chúng ta khai mở được kỹ năng quản lý thời gian (time management) hiệu quả chính là ở sự tập trung. Đã đến lúc chúng ta thừa nhận rằng, trong thời đại kỹ thuật số, thông tin có thể được luân chuyển một cách vô cùng nhanh chóng hiện nay, thì khả năng tập trung của con người được cho là đang ngày càng đi xuống.
Nếu bạn nghi ngờ điều này, thì chỉ cần so sánh thời lượng bạn tiêu tốn mỗi ngày cho việc học hoặc công việc trong những ngày bạn thực sự tập trung và có ít xao nhãng (không nghe nhạc, không bà tám với đồng nghiệp, không facebook...) với những ngày bạn không tập trung lắm. Chắc chắn bạn sẽ nhận thấy rằng thời lượng tiêu tốn khi bạn tập trung là vô cùng ít so với khi bạn mất tập trung.
Não bộ của con người là vậy, nó vốn không được thiết kế cho việc multi-tasking. Thay vào đó, chúng ta thường làm việc với hiệu suất cao nhất khi thực hiện chỉ 1 nhiệm vụ. Trong tiếng Anh, khái niệm này được gọi là single-tasking, hoặc serial tasking.
Nguồn: Haiku Deck.
Thiền định và khả năng tập trung
Ok, vậy là khả năng tập trung gia tăng tỉ lệ thuận với khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Vậy việc thiền định rơi rớt vào đâu trong bức tranh quản lý thời gian này?
Qua nhiều nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng việc ngồi thiền (meditation trong tiếng Anh) có ảnh hưởng tích cực đến việc gia tăng khả năng tập trung nơi người tập. Một trong những nguyên nhân chính là người tập trong suốt khoảng thời gian hành thiền, luôn được khuyến khích phải không ngừng đạt đến Chánh Niệm (tức mindfulness trong tiếng Anh).
Một cách ngắn gọn thì, Chánh Niệm có nghĩa là khả năng nắm bắt, nhận biết được tất cả những gì đang diễn ra quanh mình vào mỗi khoảnh khắc, phút giây hiện tại.
Nói theo cách khác, người có Chánh Niệm chính là những người luôn biết cách sống trọn vẹn với giây phút hiện tại (the present moment), thay vì bị cuốn theo dòng suy tư, lo âu vô cùng vô tận về những gì đã xảy ra trong quá khứ, hay những vấn đề tiềm ẩn trong tương lai.
Nguồn: InnerChange Life Coaching.
Và nếu bạn đem chi tiết này vào ngữ cảnh của việc cải thiện kỹ năng quản lý thời gian, hẳn bạn sẽ nhận ra rằng: chẳng phải chúng ta thiếu sự tập trung vì ta thiếu Chánh Niệm đó sao? Chẳng phải chúng ta không thể tập trung học bài, làm việc vì đầu óc ta đang 'lạc trôi' trong một chuyến du lịch nào đó vào tháng tới, hoặc dằn vặt vì một câu nói quá 'ngố' của bản thân khi ngồi cạnh crush vào buổi học hôm qua...?
Thiền định để quản lý thời gian hiệu quả hơn
Như vậy, thiền định có thể giúp chúng ta tập trung cao độ hơn, và vì thế tất nhiên cũng sẽ giúp ta quản lý thời gian hiệu quả hơn. Nhưng cụ thể thì ta có thể áp dụng nó vào đời sống thường ngày như thế nào?
1) Loại bỏ tất cả các tác nhân can nhiễu
Trước khi bắt đầu hành thiền, điều quan trọng là ta cần phải loại bỏ càng nhiều các tác nhân gây mất tập trung càng tốt. Những tác nhân như TV, nhạc từ máy vi tính, không gian xung quanh quá ồn ào, nơi đông người qua lại...tốt nhất là ta nên tránh. Tất nhiên, nếu biết cách lựa chọn, bạn vẫn có thể vừa thiền vừa nghe những bài nhạc du dương êm ái, có thể giúp thả lỏng tinh thần và tập trung hơn vào việc thiền định.
Nguồn: The Plaid Zebra.
2) Rèn luyện Chánh Niệm
Đây gần như là chìa khóa quan trọng nhất của việc thiền định. Trong khi hành thiền, chúng ta cần liên tục tự nhắc nhở bản thân phải quên đi cảm nhận về cả tương lai lẫn quá khứ, để có thể tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. Đối với những người vừa mới hành thiền, thì ta có thể tưởng tượng về một vật nào đó (vd: con mèo cưng nhà bạn, hoặc một hình ảnh đẹp đẽ nào đó mà bạn yêu thích, vd như hình ảnh một bầu trời đêm đầy sao...) và chỉ tập trung vào điều đó.
3) Biết cách tự đặt ra những ưu tiên (priorities)
Ở một khía cạnh nào đó, khả năng tập trung cũng chịu ảnh hưởng bởi kỹ năng đặt ra những ưu tiên giữa các công việc khác nhau mà chúng ta phải thực hiện. Trong ngữ cảnh của việc thiền định, chúng ta cũng có thể đạt đến Chánh Niệm bằng cách ưu tiên việc hành thiền, ưu tiên khoảnh khắc hiện tại, và tạm thời quên đi những ưu tư, suy nghĩ khác. Một khi đã hành thiền quen, khả năng quản lý thời gian của bạn cũng sẽ được cải thiện.
Nguồn: Inc.com
4) Bắt đầu với những khoảng thời gian ngắn
Nếu bạn cảm thấy khó có thể hành thiền trong một khoảng thời gian dài ngay lập tức (vd: khoảng 30' trở lên), thì có thể bắt đầu luyện tập với thời lượng ngắn hơn. Bạn có thể bắt đầu hành thiền trong vòng 5'. Trong 5' đó, hãy bảo đảm đầu óc bạn chỉ tập trung duy nhất vào một hình ảnh nào đó bất kỳ. Khi đã quen dần, bạn có thể gia tăng thời lượng lên 15', 30', rồi hẳn 1 tiếng đồng hồ.
Bạn có nghĩ rằng thiền định có thể giúp chúng ta quản lý thời gian hiệu quả hơn? Hãy cùng chia sẻ trong phần bình luận nào!
Nguồn bài viết:
Akruti (17/10/2017): '3 simple meditation techniques to boost your concentration'.
Mindworks Team: 'How to meditate for a better concentration?'.
Mindworks Team: 'What is Zen Meditation? Benefits and Techniques'.
Metivier, A. (26/05/2018): 'How to improve concentration and memory Buddha-style'.
Gaiam: 'How to increase your focus through meditation'.
thiền định
,quản lý thời gian
,meditation
,time management
,chánh niệm
,kỹ năng mềm
Em muốn hỏi về multitask ạ. Công việc hiện tại và những anh chị em quen đều muốn em làm multi task để phát triển bản thân nhiều hơn. Bản thân em cũng cảm thấy khi chỉ tập trung vào một việc gì đó thì nhanh chán và không có động lực. Vậy khả năng tập trung có thể đúng hoặc sai với mỗi người hay không ạ?
Trần Mai Trung
Em muốn hỏi về multitask ạ. Công việc hiện tại và những anh chị em quen đều muốn em làm multi task để phát triển bản thân nhiều hơn. Bản thân em cũng cảm thấy khi chỉ tập trung vào một việc gì đó thì nhanh chán và không có động lực. Vậy khả năng tập trung có thể đúng hoặc sai với mỗi người hay không ạ?
Nhi Trịnh
Em không biết thiền có thật sự giúp việc tập trung được hiệu quả hay không. Nhưng thật sự các tác nhân gây xao nhãn nhất đến từ TV và MXH, vì các thông tin trên các thiết bị đó quâ nhiều. Em muốn hỏi rằng mình nên tự rèn luyện học thiền ở nhà hay nên đi 1 khoá đào tạo? Vì bản thân em cũng dễ bị “xa gã” với “cám dỗ” thông tin lắm nên ít khi kiên trì lâu được
Thanh Nhân
Cảm ơn chị về bài chia sẽ. Em nghĩ Thiền định có thể giúp chúng ta quản lý thời gian hiệu quả hơn. Một khi tập trung tối đa thì mình hoàn thành việc đó nhanh nhất có thể và hiệu quả nữa ạ.
Sau khi đọc bài viết của chị, em thấy thích ý này: "...bảo đảm đầu óc bạn chỉ tập trung duy nhất vào một hình ảnh nào đó bất kỳ". Em cảm giác Thiền không khó như mình nghĩ trước đây. Em cực kì dễ bị sao nhãng bởi bất kì tiếng động gì nên bước đầu em sẽ thử tập Thiền bằng cách vừa nghe nhạc êm ái để tránh tiếp xúc với tiếng ồn bên ngoài vừa tập trung vào duy nhất 1 hình ảnh nào đó.
Thư Nguyễn
Dạ cám ơn chị bài viết rất bổ ích ạ. Đây là lần đầu em mới đọc được 1 bài viết áp dụng thiền vào quản lý thời gian ạ.Em có 1 trường hợp muốn hỏi ạ: Đối với người mới tập thiền ở nhà (nhà nằm trong khu vực chợ,..) thì sẽ rất khó khăn tập trung 1 hình ảnh, dễ bị các âm thanh khác xen vào ngay khi cắm tay nghe, vậy thì mình giải quyết vấn đề này như thế nào để tập thiền hiệu quả ạ?
Bác Nông Dân
Bài viết hay. Tuy nhiên bạn đọc cần phải tìm hiểu thêm thật sự thiền là gì? Ngày nay người ta dùng qua nhiều từ Thiền nhưng không hề hiểu thiền và các loại hơi thở quan trọng thế nào trong cuộc sống.
Đa phần mọi người chỉ hiểu đơn giản thiền là tĩnh tâm, buông xả ... nhưng thật sự không đơn giản về Thiền như mọi người vẫn nghĩ.
Thân ái!
Trúc Anh Hoàng
Từ nay, em sẽ cố gắng đưa thiền vào cuộc sống của mình nhiều hơn, cũng như kiểm soát dòng suy nghĩ của mình về hiện tại.
Em cám ơn chị đã chia sẻ nhé ạ❤️
Hữu Tuyết
Em cảm ơn bài viết của chị nhiều ạ. Qua bài viết, em học được mấy điều :D ạ. Thứ nhất là nên tu tâm mình trước khi làm bất cứ việc gì. Việc tu tâm này được thực hànhdễ dàng qua việc thiền định và quy về Chánh niệm. Thứ hai, khi đã làm bất cứ việc gì, đừng để bản thân mình rơi vào tình huống "ba đầu sáu tay" mà hãy ưu tiên chọn ra những công việc cần thiết đối với bản thân ở thời điểm ấy nhất.
Dạ, chị ơi! Em có một câu hỏi ạ. Em thường ngồi xuống và lắng nghe nhịp thở của mình. Em cố ép bản thân mình không suy nghĩ điều gì cả. Vì em chưa thể nào khống chế đầu óc mình thôi nghĩ về những điều tiêu cực trong công việc hằng ngày. Như vậy có đúng không ạ?
Cẩm Tú Stella
em có hiểu brief các mối quan hệ là: muốn hiệu suất thì cần tập trung , mà 1 trong những cách tập trung là thiền. Tâm có tĩnh thì mới tập trung được, hạnh phúc được- đó tác dụng của thiền. Cuối cùng: Tập trung là key của mọi thành công, nhưng cuộc sống phải cân bằng!
Nauda256
E chưa thử pp Thiền định bao giờ cả, tuy nhiên e nghĩ rằng mình cũng sẽ thử nó thì mới biết nó có hiệu quả hay không.
Ở 1 phương diện khác, e thấy Thiền định cũng k quá phức tạp hay khó hiểu như trc đây e từng nghĩ sau khi đọc bài này ạ, có nhiều nét tương đồng vs 1 vài pp khác.