Thích hóa giỏi văn nên chọn ngành nào?
Xin chào mọi người ạ !
Em rất thích hóa và cũng chuyên hóa khá lâu rồi, ngoài ra em cũng được mọi người khen có năng khiếu văn, hay năng khiếu về ngôn ngữ. Em nên chọn ngành nào cho phù hợp ạ?
hướng nghiệp
Câu hỏi được gộp với Phương pháp để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân?
Câu hỏi của bạn Minh Chi thực chất giống như câu hỏi làm thế nào để chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân nên mình sẽ gộp câu hỏi của bạn với câu hỏi về lựa chọn nghề nghiệp đã có câu trả lời của rất nhiều người.
Với 2 nghề bạn đưa ra, mình nghĩ bạn cần tìm hiểu về 2 nghề đó:
Kinh doanh là làm gì và Làm thiết kế là làm gì?
Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cần thiết cho từng nghề là gì?
Cơ hội của 2 nghề đó trong tương lai? KHó khăn và thách thức có thể gặp phải là gì.
Sau đó bạn review lại xem bản thân bạn, điểm mạnh là gì, điểm yếu là gì? và ghép với kỹ năng cần thiết với ngành nghề của mình xem có phù hợp không.
Chúc bạn sẽ chọn được nghề phù hợp với bản thân mình!
Thanh Thương
Câu hỏi của bạn Minh Chi thực chất giống như câu hỏi làm thế nào để chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân nên mình sẽ gộp câu hỏi của bạn với câu hỏi về lựa chọn nghề nghiệp đã có câu trả lời của rất nhiều người.
Với 2 nghề bạn đưa ra, mình nghĩ bạn cần tìm hiểu về 2 nghề đó:
Kinh doanh là làm gì và Làm thiết kế là làm gì?
Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cần thiết cho từng nghề là gì?
Cơ hội của 2 nghề đó trong tương lai? KHó khăn và thách thức có thể gặp phải là gì.
Sau đó bạn review lại xem bản thân bạn, điểm mạnh là gì, điểm yếu là gì? và ghép với kỹ năng cần thiết với ngành nghề của mình xem có phù hợp không.
Chúc bạn sẽ chọn được nghề phù hợp với bản thân mình!
Vân Phan
Đinh Khiêm
Tự nhận thức là điều quan trọng hàng đầu trong việc quyết định nghề nghiệp nào là đúng đắn.
Biết mình giỏi cái gì là điều cần thiết để bắt đầu xác định những gì bạn cần theo đuổi. Tuy nhiên, chỉ vì bạn giỏi một thứ gì đó không có nghĩa là bạn muốn làm nó như một công việc.
Giá trị cốt lõi
Bạn đại diện cho điều gì. Kim chỉ nam cuộc đời bạn thế nào? Ví dụ về các giá trị: sôi nổi, hiểu biết, định hướng phát triển hoặc chu đáo. Và bạn có thể bộc lộ tính cách ra sao. Điều này bạn sẽ phải hiểu rõ để biết mình cần làm gì tiếp theo.
Phong cách cá nhân
Bạn hay thích dành thời gian hoặc làm việc với những kiểu tính cách nào. Và bạn thường gặp khó khăn gì khi đối mặt với nó? Môi trường nào cho phép bạn phát huy hết khả năng..Môi trường nào làm giảm động lực hoặc lòng tự trọng của bạn. Hay làm cạn kiệt năng lượng của bạn và khiến bạn cảm thấy không thuộc về mình? Bạn cần bao nhiêu thông tin và học hỏi để cảm thấy tự tin và cần bao nhiêu để truyền đạt cho người khác?
Nguyên Thảo
Ngoài tiền lương, sự thăng tiến thì mọi người tìm kiếm nhiều điều khác trong công việc. Có người coi trọng sự cân bằng cuộc sống, có người thích làm việc với áp lực cao, có người muốn sự sáng tạo, hay làm những việc có cấu trúc sẵn.
Một khi xác định được điều mình muốn, bạn sẽ có câu trả lời về động lực thúc đẩy làm tốt nhất công việc. Chẳng hạn một trong những điều mong muốn của bạn là "sự ổn định" thì nghề hành chính văn phòng có thể phù hợp, nhưng những nghề nghiệp cần sự mạnh mẽ, quyết liệt như kinh doanh sẽ không phù hợp.
Không phải lúc nào bạn cũng biết thực sự điều mình muốn có chính xác không. Hãy tìm cho mình những người có kinh nghiệm như cha mẹ, giáo viên, chuyên gia hướng nghiệp hay những người đã có kinh nghiệm làm việc. Bằng kinh nghiệm, họ có thể cung cấp góc nhìn có giá trị giúp bạn nhận diện được những điều mong muốn để giúp bạn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Ngoài ra thì như bạn đặt câu hỏi có nêu, có thể thử các bài đánh giá nghề nghiệp. Các bài đánh giá nghề nghiệp thông thường được chia thành hai loại: Đánh giá tính cách và đánh giá nghề nghiệp. Lời khuyên là bạn nên thực hiện cả hai để có có cái nhìn tổng thể về công việc, môi trường làm việc trong tương lai. Trên thế giới có rất nhiều công cụ đánh giá cá nhân cũng như nghề nghiệp, như: DISC, MBTI, PSI, Big Five, Holland Code, Knowdell cards... Nhiều bài đánh giá được thực hiện miễn phí và bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên Internet khi gõ các từ khóa liên quan bằng tiếng Anh.
Đặng Minh Thư
Trước tiên mình phải khẳng định 1 điều rằng, chẳng có 1 khuôn mẫu nhất định nào cho việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân cả, vì mỗi người 1 hoàn cảnh, 1 năng lực khác nhau. Thế nhưng, trước khi chọn nghề, chúng ta nên cân nhắc 1 vài điều như:
Hiểu mình: Thực tế đã chứng minh, những người thành công, giàu có trên thế giới như Bill Gates, Jack Ma, Steve Jobs đều cảm thấy yêu thích công việc họ đang làm. Đa số những người thành công đều khuyên các bạn trẻ trước khi bắt đầu lựa chọn nghề nghiệp đừng chỉ chăm chăm vào trường vào nghề, mà hãy dành thời gian để hiểu mình, khám phá năng lực, tính cách và con người mình muốn trở thành trong tương lai.
Hiểu nghề: Khi yêu, bạn có thể dành cả ngày cho người yêu, nói nhiều về người ấy nhiều đến mức khiến người nghe có thể phát ngán lên. Công việc cũng vậy, bạn chỉ có thể gắn bó khi bạn yêu. Nhưng để có thể yêu công việc bạn đang làm, trước tiên bạn cần phải thật sự hiểu về nó. Hãy khám phá tất cả các nghề bạn muốn làm, muốn gắn bó trong tương lai nhất. Bằng cách đó xác suất lựa chọn đúng của bạn sẽ cao hơn chứ không phải chọn vì may rủi.
Vậy nhé, để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình.
Good luck!
Lan Phương
câu hỏi của em rộng quá, em hỏi cách để chọn ngành trên đại học, hay em đang phân vân các ngành với nhau?
Hưng Lùnn
Nguyenphuhoang Nam
Nguyễn Trung Hữu
Nghề phù hợp
E thik môn toán
Hoàng Ngọc
Nếu mới bước vào cấp THPT thì mình nghĩ điều quan trọng đó chính là những trải nghiệm của bạn. Trải nghiệm mang lại kỹ năng và còn khiến bạn khám phá và hiểu sâu hơn về chính bản thân mình.
Hãy bắt đầu từ những công việc hàng ngày trong cuộc sống hay học tập. Trong giai đoạn THPT, hãy nắm bắt cơ hội, trải nghiệm nhiều hoạt động ngoại khóa, giúp đỡ gia đình, nhà trường và xã hội. Đây không chỉ là cơ hội để bạn nhìn lại bản thân, xem nghề nghiệp nào phù hợp với mình mà còn rèn luyện nhân cách để trở thành người thành công sau này.
Hãy cân nhắc trở thành tình nguyện viên hay công việc ngắn hạn trong mùa hè. Những kinh nghiệm này có thể mang lại nhiều lợi ích, ngay cả khi bạn không tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp đó. Nó giúp nâng cao kỹ năng và thêm mối quan hệ, giúp bạn có thêm hiểu biết về môi trường làm việc. Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp ích cho công việc sau này của bạn hay khi xin học bổng của trường đại học.
Hi vọng bạn sẽ lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với bản thân