Thi pháp ca dao với hình ảnh biểu tượng trầu, cau

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Tổng quan văn học dân gian. 1.1. Thuật ngữ “Văn học dân gian”. Văn học dân gian xuất hiện từ buổi bình minh của nhân loại, từ thời nguyên thủy, ra đời sớm nhất trong lịch sử văn học dân tộc và gắn liền với tổng thể “folklore”. Thuật ngữ “Văn học dân gian” ở Việt Nam mới xuất hiện ở những năm thuộc nửa sau thế kỉ XX, trên các tập chí hoặc trong công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu. Phải tới khi bộ giáo trình của trường Đại học sư phạm (1961) và Đại học Tổng hợp (1962) xuất hiện thì thuật ngữ văn học dân gian mới định hình. Khái niệm ta đang tìm hiểu có liên quan mật thiết tới thuật ngữ “Folklore” vốn được lưu hành ở nhiều nước trên thế giới (folklore, khi chuyển sang tiếng Việt có nghĩa là văn hóa dân gian, nghệ thuật dân gian, văn nghệ dân gian.). Tóm lại, thuật ngữ “Văn học dân gian” dùng để chỉ những thể loại sáng tác dân gian, trong đó, thành phần nghệ thuật ngôn từ (tức thành phần văn học) chiếm vị trí quan trọng, song bao giờ nó cũng có mối quan hệ hữu cơ với các thành phần nghệ thuật và phi nghệ thuật khác. (theo Văn học dân gian Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội, 1999.) 1.2. Đặc điểm cơ bản của văn học dân gian. 1.2.1. Tính nguyên hợp và đa chức năng của văn học đan gian. Tính nguyên hợp (gốc tiếng Hy Lạp) theo V.E Guxép, đó là “sự dính liền nhau ngay từ ban đầu của các loại hình khác nhau trong sáng tạo văn hóa...”, theo giáo sư Chu Xuân Diên là “có sự hòa lẫn, trộn lẫn với nhau một cách tự nhiên, vốn có của nhiều yếu tố khác nhau, ở dạng những yếu tố này chưa từng bị phân hóa”. Biểu hiện tính nguyên hợp: Được biểu hiện đầu tiên ở sự chưa tách rời giữa hoạt động đời sống thực tiễn với sinh hoạt văn học dân gian. Mối quan hệ này được hiểu là sự gắn liền tác phẩm văn học dân gian với mọi mặt sinh hoạt của nhân dân và tham gia vào sinh hoạt đó với tư cách là một thành phần, một nhân tố cấu thành tổng thể. Tính nguyên hợp biểu hiện ở sự chưa tách rời các loại hình nghệ thuật trong tổng thể folklore, nghĩa là bộ phận nghệ thuật ngôn từ gắn bó chặt chẽ với loại hình nghệ thuật khác như vũ đạo, âm nhạc, tạo hình..., Từ tính nguyên hợp dẫn đến tính đa chức năng của văn học dân gian. Đó là chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng sinh hoạt hợp thành một thể thống nhất. 1.2.2. Tính tập thể và tính truyền miệng của văn học dân gian. Tính tập thể của văn học dân gian: Thể hiện trước tiên ở phương thức sáng tác. Mỗi tác phẩm văn học dân gian là sự gia công của nhiều người qua nhiều thế hệ khác nhau. Tuy nhiên, sự sáng tác tập thể ở đây không đối lập với vai trò cá nhân. Các bộ sử thi lớn trên thế giới, cũng như của Việt Nam là kết quả sự dày công sáng tạo của nhiều người, nhiều thế hệ, không loại trừ khả năng sự tham gia sáng tác có cả những người có học vấn. Ta có công thức chung: tác phẩm văn học đan gian là kết quả của một quá trình sáng tạo tập thể, trong đó, mỗi người tham gia vào một quá trình, là một cá nhân sáng tạo. Sở dĩ, sang tác của một người hay nhiều người trở thành sản phẩm chung của tập thể, một vùng, một quốc gia, một thế giới là vì sáng tác đó phù hợp tâm lý tập thể. Tính tập thể chi phối tính truyền miệng. Sở dĩ nhận định như vậy là vì ngay cả khi các dân tộc đã có chữ viết và phương tiện truyền thống đại chúng phát triển thì phương thức truyền miệng vẫn tồn tại. Điều đó nói lên tính tập thể chi phối tính truyền miệng chứ không phải ngược lại. Trong quá trình lưu truyền có hai yếu tố thường được sử dụng đó là truyền thống và ứng tác. Truyền thống là những bài những câu có sẵn, người nghệ nhân chỉ việc học thuộc, kể lại và hát lại.... Còn ứng tác thì nảy sinh ngay kịp thời trong một hoàn cảnh sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian nào đó. Nếu ứng tác hay, được tập thể thừa nhận thì sẽ bổ sung vào bộ phận truyền thống. Trên cơ sở của truyền thống và ứng tác, văn học dân gian nảy sinh tính dị bản hay biến thể. 1.3. Các thể loại văn học dân gian Việt Nam. 1.3.1. Lời ăn tiếng nói của nhân dân. 1.3.2. Các thể loại tự sự dân gian. 1.3.3. Các thể loại trữ tình dân gian. Trong sinh hoạt văn học dân gian, có một bộ phận quan trọng là sinh hoạt ca hát. Sinh hoạt ca hát dân gian có thể bảo gồm cả việc diễn xướng những tác phẩm tự sự, như những tác phẩm thuộc thể loại sử thi, truyện cổ tích, nhất là vè. Nhưng khi nói đến sinh hoạt ca hát dân gian thì người ta hay nghĩ đến việc diễn xướng ca dao, dân ca. (Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh, NXB Giáo dục.). 1.3.4. Sân khấu dân gian, chèo sân đình. 2. Ca dao. ( Thuộc thể loại trữ tình dân gian). 2.1. Các khái niệm liên quan. Dân ca là những bà hát là câu hát dân gian trong đó cả phần lời và phần giai điệu đều có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng hình tượng hoàn chình của tác phẩm. Trong những hiện tượng chuyển hóa về thể loại có ý nghĩa quan trọng nhất trong dân ca Việt Nam, cần phải nói tới mối quan hệ giữa ca dao và dân ca, cả trên phương diện lịch sử lẫn đặc điểm của thể loại. Ca dao vốn là thuật ngữ Hán Việt (Trong Kinh Thi, phần Ngụy Phong, bài Viên hữu đào có câu: “Tâm chi ưu hĩ, ngã ca thả dao” (lòng ta buồn, ta ca và dao). Sách Mao truyện viết: “Khúc hợp nhạc viết ca, đồ ca viết dao” (khúc hát có nhạc đệm theo thì gọi là ca, còn hát trơn thì gọi là dao). Trong sách Cổ dao ngạn, bài Phàm lệ lại phân biệt thêm: ca và dao khác nhau ở chỗ dao có thể là lời của nhiều bài ca. Về những nghĩa khác nhau của ca dao trong thư tịch về văn học dân gian ở Trung Quốc, xem Chu Tự Thanh: Trung Quốc ca dao (bản dịch của Đinh Gia Khánh, tài liệu đánh máy.)). Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy... hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể ‘bẻ” thành những làm điệu dân ca. Trước kia, thường thì ca dao được hát lên theo những làn điệu nhất định. Như vậy, giữa ca dao và dân ca không có ranh giới rõ rệt. Sự phân biệt ca dao, dân ca chỉ là ở chỗ, khi nói đến ca dao, người ta thường nghĩ đến những lời thơ dân gian, còn khi nói đến dân ca, người ta nghĩ đến cả những làn điệu, những thể thức hát nhất định nữa. Thế nhưng, trên thực tế, người ta không coi toàn bộ hệ thống những câu hát của một loại dân ca nào đó đều là ca dao cả. Trong quá trình phát triển của những sáng tác thơ ca dân gian Việt Nam, khái niệm ca dao đã được quy định dùng để chỉ bộ phận cốt lõi nhất, tiêu biểu nhất: đó là bộ phận những câu hát đã trở thành cổ truyền của nhân dân. Gọi là cổ truyền bởi vì, bởi vì những câu hát này được phổ biến rộng rãi và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Gọi là cổ truyền bởi vì những câu hát này mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Và ca đao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian: người ta gọi là ca dao tất cả những sáng tác thơ ca nào mang phong cách của những câu hát cổ truyền. Và ca dao có thể là thơ tự sự hoặc thơ trữ tình. Ca dao dưới dạng nào cũng đều tập trung phản ánh một cái tôi trữ tình tập thể: tâm hồn nhân dân lao động, tâm hồn dân tộc Việt Nam. (Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh, NXB Giáo dục.). 2.2. Việc xác định ranh giới giữa ca dao với các thể loại. 2.2.1. Phân biệt ca dao với tục ngữ. Tục ngữ thiên về lý trí, tục ngữ cung cấp cho người nghe những triết lý dân gian, tri thức dân gian. Còn ca dao thiên về tình cảm, có nội dung trữ tình dân gian. Trong sinh hoạt văn hóa, ca dao là những lời thơ dân gian được dùng để hát, để ngâm, (về sau, khi đã được cố định trên văn bản, ca dao còn được những người biết chữa xem bằng mắt, đọc thầm). Tục ngữ được dùng trong khi nói. Trong hoạt động nói năng, mỗi câu tục ngữ là một câu nói đặc biệt được dùng xen vào câu nói bình thường khác. 2.2.2. Quan hệ giữa ca dao với dân ca. Ta biết rằng, từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, các nhà Nho đã sưu tầm, biên soạn những câu hát thôn dã, kể từ đó, tên gọi phong dao, ca dao chính thức được ra đời. Phạm vi phản ánh của ca dao và phong dao có chỗ giống nhau: “ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại.”vì vậy, tên gọi phong dao ít được sử dụng, nhừng chỗ cho ca dao. Hiện nay, khi nghiên cứu, ta có thể khẳng định ca dao bắt nguồn từ dân ca. Giữa chúng có mối quan hệ đặc biệt, tuy nhiên, ta cũng phải khẳng định, ca dao có những mặt tương đối độc lập so với dân ca. 3. Thi pháp học và việc nghiên cứu thi pháp ca dao. 3.1. Xung quanh các khái niệm thi pháp, thi pháp học, thi pháp văn học dân gian. Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích cua thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ, chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật. (Theo từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trâng Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên.). Xét các chỉnh thể văn học mang thi pháp, ta có thể nói tới thi pháp của tác phẩm cụ thể. Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể nói tới thi pháp thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ.... Xét về cách tiếp cận, thì thi pháp học lại có ba phạm vi nghiên cứu là thi pháp học đại cương, thi pháp học chuyên biệt, thi pháp học lịch sử. Cùng với bước đi của lịch sử, đối tượng nghiên cứu của thi pháp học ngày càng được bổ sung thêm. Ngày nay, khi nhắc tới thi pháp, ta hiểu đó là những tổ hợp các đặc tính thẩm mỹ - nghệ thuật và phong cách của một hiện tượng văn học, là cấu trúc bên trong của nó, là hệ thống đặc trưng các thành tố nghệ thuật và mối quan hệ giữa chúng. Mỗi học giả, đều có một quan niệm riêng về thi pháp, thế nhưng, ta đều thấy chung một điểm là nghiên cứu thi pháp văn học là nhấm mạnh bản chất nghệ thuật của tác phẩm, là xem xét tác phẩm văn học như một chỉnh thể thống nhất giữa các thành tố, các cấp độ nghệ thuật. Tóm lại, thi pháp học không những làm rõ bản chất nghệ thuật của văn chương, mà còn làm rõ cái lý của nghệ thuật. Khái niệm thi pháp văn học dân gian. Ở Việt Nam, thuật ngữ thi pháp văn học dân gian xuất hiện, và được sử dụng khá muộn. Theo Thầy Chu Xuân Diên thì: “Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ những đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ thuật miêu tả, biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện, và phương pháp xây dựng hình tượng con người...” Việc nghiên cứu văn học dân gian bao gồm từ việc khảo sát những yếu tố riêng lẻ như mô típ nhân vật, cách cấu tạo cốt truyện, cách miêu tả tâm lý nhân vật cả từ bên ngoài lẫn bên trong... đến việc cả việc khảo sát những nét chung của các thể loại..... Đối tượng khảo sát văn học dân gian dưới góc nhìn thi pháp học rất đa dạng. Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những bản lưu truyền cố định, in trên giấy, trong các loại văn bản, sách vở, mà còn phải tìm hiểu và nghiên cứu chúng cả trong quá trình diễn xướng dân gian, quá trình lưu truyền bằng ngôn từ của chúng. Bên cạnh đó còn khảo sát cả những đặc điểm phong cách cá nhân của người sáng tạo và diễn xướng trong mối qua hệ với những đặc điểm thi pháp truyền thống. II. Nội dung. 1. Thi pháp ca dao 1.1. Ngôn ngữ. 1.1.1. Ngôn ngữ trong ca dao vừa là ngôn ngữ thơ, vừa là ngôn ngữ giao tiếp. • Cách dùng từ trau chuốt, mượt mà. Ở ca dao, ta bắt gặp cách nói trau chuốt, mượt mà, ý nhị đầy chất thơ. Cây chanh lại nở hoa chanh Để con bướm trắng bay quanh cả ngày. Cất lên một tiếng mà chơi Cất lên tiếng nữa ăn cơi trầu đầy Trầu đã có đây, cau đã có đây Nhân duyên chưa định trầu này đã ăn. Cầm lược lại nhớ đến gương Cầm khăn nhớ túi nằm giường nhớ nhau. • Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ. Ở ca dao, ta còn gặp những bài mang đầy tính khẩu ngữ. Chuột chù chê cú rằng hôi Cú mới bảo rằng cả họ mày thơm. Cái quạ lớn đầu cho hư Để con chèo bẻo đánh nhừ mình ra. Chính sự kết hợp tài tình của tác giả dân gian, mà đã tạo nên cho ca dao một ngôn ngữ phong phú mà vô cùng độc đáo. Tính khẩu ngữ trước tiên được thể hiện ở việc thêm bớt các âm tiết trong thể thơ truyền thống. Làm cho ca dao gần gũi với đời sống nhân dân lao động. Có thể lấy ví dụ ở một số bài ca dao sau Cái nón ba tầm, cái nón ba tầm Quai thao mỏ vịt bịt bạc là nón ba tầm Anh cho em đội qua rằm tháng giêng. Em như con cá giữa vời Ai nhanh tay thì được, ai châm lời thì thôi. Tính khẩu ngữ còn được thể hiện ở việc sử dụng đại từ nhân xưng, đặc biệt hơn, các cặp đại từ thể hiện thái độ của tác giả dân gian. Nếu như anh- em, chàng – nàng, mình – ta... thể hiện sự ngọt ngào, dịu nhẹ trong cách xưng hô thì anh - tôi, mày – tao mang tính khẩu ngữ mạnh mẽ. Từ ngày tôi ở với anh Anh đánh, anh mắng, anh phụ tình tôi. Nhà mày lắm đất, lắm ao Lắm trâu, lắm ruộng, con tao ăn gì. 1.1.2. Ngôn ngữ trong ca dao mang tính địa phương và tính dân tộc. Ngôn ngữ được sử dụng trong ca dao đa phần là ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ của dân tộc, ít có hay đa phần là không có từ ngữ Hán Việt, như vậy đã cho thấy tác giả ca dao thuộc tầng lớp bình dân, là nhân dân lao động nên sự ảnh hưởng của âm tiếng Hán là hoàn toàn không có. Mỗi vùng miền khác nhau có ngôn ngữ riêng biệt, không hẳn là sai khác nhưng cũng có những nét riêng biệt nhất định. 1.2. Thể thơ. 1.2.1. Thể lục bát Cặp 6 tiếng và 8 tiếng là đơn vị tế bào, một chỉnh thể tối thiểu của thể lục bát. Về vần, khuôn hình điển hình và phổ biến được sơ đồ hóa như sau: Dòng thơ Vị trí tiếng 1 2 3 4 5 6 7 8 Dòng 6 tiếng Bằng Trắc Bằng (vần) Dòng 8 tiếng Bằng Trắc Bằng (vần) Bằng (vần) Ngoài ra cồn một số kiểu gieo vần khác: tiếng tứ sáu của câu lục với tiếng thứ tư của câu bát. Dòng thơ Vị trí tiếng 1 2 3 4 5 6 7 8 Dòng 6 tiếng Trắc Bằng (vần) Dòng 8 tiếng Bằng (vần) Trắc Bằng (vần) Đại đa số các bài ca dao đều được sáng tác theo thể lục bát. Trong cuốn ca dao Việt Nam của Đinh Gia Khánh chủ biên, đã có một sự thống kê, trong số 1015 lời của cuốn Ca dao Việt Nam, có tới 973 lời được sáng tác theo thể lục bát, chiếm tới 95% trong tổng số các bài ca dao được sưu tầm. Ca dao đa số được sáng tác theo thể này bởi, nhịp điệu thơ uyển chuyển, linh hoạt, lại không bị gò bó về độ dài ngắn của tác phẩm. Hơn nữa, thể lục bát rất có sở trường trong việc diễn đạt cảm xúc phong phú, thể hiện nội dung hết sức đa dạng của hiện thực. Ca dao viết ở thể lục bát khá ngắn gọn, đôi khi chỉ một cặp lục bát cũng làm thành một bài ca dao. Trong ca dao, ta còn gặp hình thức lục bát biến thể, không nhất định trên sau dưới tám, mà có sự co dãn nhất định về số lượng âm tiết. Có khi, ta gặp dòng lục thay đổi, dòng tám giữ nguyên, hay dòng tám thay đổi, dòng lục giữ nguyên, hoặc đôi khi lại là cả hai dòng cùng thay đổi. Việc biến thể này có tác động mạnh mẽ trong nội dung tryền tải: đay nghiến, bộc lộ khó khăn, lòng quyết tâm vượt khó, châm biếm, trào phúng, tranh luận đấu lý. Đối, không chỉ xuất hiện trong văn chương bác học, mà ngay cả trong văn chương bình dân cũng có. Nhiều câu ca dao sáng tác theo thể lục bát cũng có hình thức đối.
Trả lời
1. Tổng quan văn học dân gian. 1.1. Thuật ngữ “Văn học dân gian”. Văn học dân gian xuất hiện từ buổi bình minh của nhân loại, từ thời nguyên thủy, ra đời sớm nhất trong lịch sử văn học dân tộc và gắn liền với tổng thể “folklore”. Thuật ngữ “Văn học dân gian” ở Việt Nam mới xuất hiện ở những năm thuộc nửa sau thế kỉ XX, trên các tập chí hoặc trong công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu. Phải tới khi bộ giáo trình của trường Đại học sư phạm (1961) và Đại học Tổng hợp (1962) xuất hiện thì thuật ngữ văn học dân gian mới định hình. Khái niệm ta đang tìm hiểu có liên quan mật thiết tới thuật ngữ “Folklore” vốn được lưu hành ở nhiều nước trên thế giới (folklore, khi chuyển sang tiếng Việt có nghĩa là văn hóa dân gian, nghệ thuật dân gian, văn nghệ dân gian.). Tóm lại, thuật ngữ “Văn học dân gian” dùng để chỉ những thể loại sáng tác dân gian, trong đó, thành phần nghệ thuật ngôn từ (tức thành phần văn học) chiếm vị trí quan trọng, song bao giờ nó cũng có mối quan hệ hữu cơ với các thành phần nghệ thuật và phi nghệ thuật khác. (theo Văn học dân gian Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội, 1999.) 1.2. Đặc điểm cơ bản của văn học dân gian. 1.2.1. Tính nguyên hợp và đa chức năng của văn học đan gian. Tính nguyên hợp (gốc tiếng Hy Lạp) theo V.E Guxép, đó là “sự dính liền nhau ngay từ ban đầu của các loại hình khác nhau trong sáng tạo văn hóa...”, theo giáo sư Chu Xuân Diên là “có sự hòa lẫn, trộn lẫn với nhau một cách tự nhiên, vốn có của nhiều yếu tố khác nhau, ở dạng những yếu tố này chưa từng bị phân hóa”. Biểu hiện tính nguyên hợp: Được biểu hiện đầu tiên ở sự chưa tách rời giữa hoạt động đời sống thực tiễn với sinh hoạt văn học dân gian. Mối quan hệ này được hiểu là sự gắn liền tác phẩm văn học dân gian với mọi mặt sinh hoạt của nhân dân và tham gia vào sinh hoạt đó với tư cách là một thành phần, một nhân tố cấu thành tổng thể. Tính nguyên hợp biểu hiện ở sự chưa tách rời các loại hình nghệ thuật trong tổng thể folklore, nghĩa là bộ phận nghệ thuật ngôn từ gắn bó chặt chẽ với loại hình nghệ thuật khác như vũ đạo, âm nhạc, tạo hình..., Từ tính nguyên hợp dẫn đến tính đa chức năng của văn học dân gian. Đó là chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng sinh hoạt hợp thành một thể thống nhất. 1.2.2. Tính tập thể và tính truyền miệng của văn học dân gian. Tính tập thể của văn học dân gian: Thể hiện trước tiên ở phương thức sáng tác. Mỗi tác phẩm văn học dân gian là sự gia công của nhiều người qua nhiều thế hệ khác nhau. Tuy nhiên, sự sáng tác tập thể ở đây không đối lập với vai trò cá nhân. Các bộ sử thi lớn trên thế giới, cũng như của Việt Nam là kết quả sự dày công sáng tạo của nhiều người, nhiều thế hệ, không loại trừ khả năng sự tham gia sáng tác có cả những người có học vấn. Ta có công thức chung: tác phẩm văn học đan gian là kết quả của một quá trình sáng tạo tập thể, trong đó, mỗi người tham gia vào một quá trình, là một cá nhân sáng tạo. Sở dĩ, sang tác của một người hay nhiều người trở thành sản phẩm chung của tập thể, một vùng, một quốc gia, một thế giới là vì sáng tác đó phù hợp tâm lý tập thể. Tính tập thể chi phối tính truyền miệng. Sở dĩ nhận định như vậy là vì ngay cả khi các dân tộc đã có chữ viết và phương tiện truyền thống đại chúng phát triển thì phương thức truyền miệng vẫn tồn tại. Điều đó nói lên tính tập thể chi phối tính truyền miệng chứ không phải ngược lại. Trong quá trình lưu truyền có hai yếu tố thường được sử dụng đó là truyền thống và ứng tác. Truyền thống là những bài những câu có sẵn, người nghệ nhân chỉ việc học thuộc, kể lại và hát lại.... Còn ứng tác thì nảy sinh ngay kịp thời trong một hoàn cảnh sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian nào đó. Nếu ứng tác hay, được tập thể thừa nhận thì sẽ bổ sung vào bộ phận truyền thống. Trên cơ sở của truyền thống và ứng tác, văn học dân gian nảy sinh tính dị bản hay biến thể. 1.3. Các thể loại văn học dân gian Việt Nam. 1.3.1. Lời ăn tiếng nói của nhân dân. 1.3.2. Các thể loại tự sự dân gian. 1.3.3. Các thể loại trữ tình dân gian. Trong sinh hoạt văn học dân gian, có một bộ phận quan trọng là sinh hoạt ca hát. Sinh hoạt ca hát dân gian có thể bảo gồm cả việc diễn xướng những tác phẩm tự sự, như những tác phẩm thuộc thể loại sử thi, truyện cổ tích, nhất là vè. Nhưng khi nói đến sinh hoạt ca hát dân gian thì người ta hay nghĩ đến việc diễn xướng ca dao, dân ca. (Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh, NXB Giáo dục.). 1.3.4. Sân khấu dân gian, chèo sân đình. 2. Ca dao. ( Thuộc thể loại trữ tình dân gian). 2.1. Các khái niệm liên quan. Dân ca là những bà hát là câu hát dân gian trong đó cả phần lời và phần giai điệu đều có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng hình tượng hoàn chình của tác phẩm. Trong những hiện tượng chuyển hóa về thể loại có ý nghĩa quan trọng nhất trong dân ca Việt Nam, cần phải nói tới mối quan hệ giữa ca dao và dân ca, cả trên phương diện lịch sử lẫn đặc điểm của thể loại. Ca dao vốn là thuật ngữ Hán Việt (Trong Kinh Thi, phần Ngụy Phong, bài Viên hữu đào có câu: “Tâm chi ưu hĩ, ngã ca thả dao” (lòng ta buồn, ta ca và dao). Sách Mao truyện viết: “Khúc hợp nhạc viết ca, đồ ca viết dao” (khúc hát có nhạc đệm theo thì gọi là ca, còn hát trơn thì gọi là dao). Trong sách Cổ dao ngạn, bài Phàm lệ lại phân biệt thêm: ca và dao khác nhau ở chỗ dao có thể là lời của nhiều bài ca. Về những nghĩa khác nhau của ca dao trong thư tịch về văn học dân gian ở Trung Quốc, xem Chu Tự Thanh: Trung Quốc ca dao (bản dịch của Đinh Gia Khánh, tài liệu đánh máy.)). Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy... hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể ‘bẻ” thành những làm điệu dân ca. Trước kia, thường thì ca dao được hát lên theo những làn điệu nhất định. Như vậy, giữa ca dao và dân ca không có ranh giới rõ rệt. Sự phân biệt ca dao, dân ca chỉ là ở chỗ, khi nói đến ca dao, người ta thường nghĩ đến những lời thơ dân gian, còn khi nói đến dân ca, người ta nghĩ đến cả những làn điệu, những thể thức hát nhất định nữa. Thế nhưng, trên thực tế, người ta không coi toàn bộ hệ thống những câu hát của một loại dân ca nào đó đều là ca dao cả. Trong quá trình phát triển của những sáng tác thơ ca dân gian Việt Nam, khái niệm ca dao đã được quy định dùng để chỉ bộ phận cốt lõi nhất, tiêu biểu nhất: đó là bộ phận những câu hát đã trở thành cổ truyền của nhân dân. Gọi là cổ truyền bởi vì, bởi vì những câu hát này được phổ biến rộng rãi và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Gọi là cổ truyền bởi vì những câu hát này mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Và ca đao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian: người ta gọi là ca dao tất cả những sáng tác thơ ca nào mang phong cách của những câu hát cổ truyền. Và ca dao có thể là thơ tự sự hoặc thơ trữ tình. Ca dao dưới dạng nào cũng đều tập trung phản ánh một cái tôi trữ tình tập thể: tâm hồn nhân dân lao động, tâm hồn dân tộc Việt Nam. (Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh, NXB Giáo dục.). 2.2. Việc xác định ranh giới giữa ca dao với các thể loại. 2.2.1. Phân biệt ca dao với tục ngữ. Tục ngữ thiên về lý trí, tục ngữ cung cấp cho người nghe những triết lý dân gian, tri thức dân gian. Còn ca dao thiên về tình cảm, có nội dung trữ tình dân gian. Trong sinh hoạt văn hóa, ca dao là những lời thơ dân gian được dùng để hát, để ngâm, (về sau, khi đã được cố định trên văn bản, ca dao còn được những người biết chữa xem bằng mắt, đọc thầm). Tục ngữ được dùng trong khi nói. Trong hoạt động nói năng, mỗi câu tục ngữ là một câu nói đặc biệt được dùng xen vào câu nói bình thường khác. 2.2.2. Quan hệ giữa ca dao với dân ca. Ta biết rằng, từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, các nhà Nho đã sưu tầm, biên soạn những câu hát thôn dã, kể từ đó, tên gọi phong dao, ca dao chính thức được ra đời. Phạm vi phản ánh của ca dao và phong dao có chỗ giống nhau: “ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại.”vì vậy, tên gọi phong dao ít được sử dụng, nhừng chỗ cho ca dao. Hiện nay, khi nghiên cứu, ta có thể khẳng định ca dao bắt nguồn từ dân ca. Giữa chúng có mối quan hệ đặc biệt, tuy nhiên, ta cũng phải khẳng định, ca dao có những mặt tương đối độc lập so với dân ca. 3. Thi pháp học và việc nghiên cứu thi pháp ca dao. 3.1. Xung quanh các khái niệm thi pháp, thi pháp học, thi pháp văn học dân gian. Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích cua thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ, chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật. (Theo từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trâng Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên.). Xét các chỉnh thể văn học mang thi pháp, ta có thể nói tới thi pháp của tác phẩm cụ thể. Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể nói tới thi pháp thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ.... Xét về cách tiếp cận, thì thi pháp học lại có ba phạm vi nghiên cứu là thi pháp học đại cương, thi pháp học chuyên biệt, thi pháp học lịch sử. Cùng với bước đi của lịch sử, đối tượng nghiên cứu của thi pháp học ngày càng được bổ sung thêm. Ngày nay, khi nhắc tới thi pháp, ta hiểu đó là những tổ hợp các đặc tính thẩm mỹ - nghệ thuật và phong cách của một hiện tượng văn học, là cấu trúc bên trong của nó, là hệ thống đặc trưng các thành tố nghệ thuật và mối quan hệ giữa chúng. Mỗi học giả, đều có một quan niệm riêng về thi pháp, thế nhưng, ta đều thấy chung một điểm là nghiên cứu thi pháp văn học là nhấm mạnh bản chất nghệ thuật của tác phẩm, là xem xét tác phẩm văn học như một chỉnh thể thống nhất giữa các thành tố, các cấp độ nghệ thuật. Tóm lại, thi pháp học không những làm rõ bản chất nghệ thuật của văn chương, mà còn làm rõ cái lý của nghệ thuật. Khái niệm thi pháp văn học dân gian. Ở Việt Nam, thuật ngữ thi pháp văn học dân gian xuất hiện, và được sử dụng khá muộn. Theo Thầy Chu Xuân Diên thì: “Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ những đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ thuật miêu tả, biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện, và phương pháp xây dựng hình tượng con người...” Việc nghiên cứu văn học dân gian bao gồm từ việc khảo sát những yếu tố riêng lẻ như mô típ nhân vật, cách cấu tạo cốt truyện, cách miêu tả tâm lý nhân vật cả từ bên ngoài lẫn bên trong... đến việc cả việc khảo sát những nét chung của các thể loại..... Đối tượng khảo sát văn học dân gian dưới góc nhìn thi pháp học rất đa dạng. Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những bản lưu truyền cố định, in trên giấy, trong các loại văn bản, sách vở, mà còn phải tìm hiểu và nghiên cứu chúng cả trong quá trình diễn xướng dân gian, quá trình lưu truyền bằng ngôn từ của chúng. Bên cạnh đó còn khảo sát cả những đặc điểm phong cách cá nhân của người sáng tạo và diễn xướng trong mối qua hệ với những đặc điểm thi pháp truyền thống. II. Nội dung. 1. Thi pháp ca dao 1.1. Ngôn ngữ. 1.1.1. Ngôn ngữ trong ca dao vừa là ngôn ngữ thơ, vừa là ngôn ngữ giao tiếp. • Cách dùng từ trau chuốt, mượt mà. Ở ca dao, ta bắt gặp cách nói trau chuốt, mượt mà, ý nhị đầy chất thơ. Cây chanh lại nở hoa chanh Để con bướm trắng bay quanh cả ngày. Cất lên một tiếng mà chơi Cất lên tiếng nữa ăn cơi trầu đầy Trầu đã có đây, cau đã có đây Nhân duyên chưa định trầu này đã ăn. Cầm lược lại nhớ đến gương Cầm khăn nhớ túi nằm giường nhớ nhau. • Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ. Ở ca dao, ta còn gặp những bài mang đầy tính khẩu ngữ. Chuột chù chê cú rằng hôi Cú mới bảo rằng cả họ mày thơm. Cái quạ lớn đầu cho hư Để con chèo bẻo đánh nhừ mình ra. Chính sự kết hợp tài tình của tác giả dân gian, mà đã tạo nên cho ca dao một ngôn ngữ phong phú mà vô cùng độc đáo. Tính khẩu ngữ trước tiên được thể hiện ở việc thêm bớt các âm tiết trong thể thơ truyền thống. Làm cho ca dao gần gũi với đời sống nhân dân lao động. Có thể lấy ví dụ ở một số bài ca dao sau Cái nón ba tầm, cái nón ba tầm Quai thao mỏ vịt bịt bạc là nón ba tầm Anh cho em đội qua rằm tháng giêng. Em như con cá giữa vời Ai nhanh tay thì được, ai châm lời thì thôi. Tính khẩu ngữ còn được thể hiện ở việc sử dụng đại từ nhân xưng, đặc biệt hơn, các cặp đại từ thể hiện thái độ của tác giả dân gian. Nếu như anh- em, chàng – nàng, mình – ta... thể hiện sự ngọt ngào, dịu nhẹ trong cách xưng hô thì anh - tôi, mày – tao mang tính khẩu ngữ mạnh mẽ. Từ ngày tôi ở với anh Anh đánh, anh mắng, anh phụ tình tôi. Nhà mày lắm đất, lắm ao Lắm trâu, lắm ruộng, con tao ăn gì. 1.1.2. Ngôn ngữ trong ca dao mang tính địa phương và tính dân tộc. Ngôn ngữ được sử dụng trong ca dao đa phần là ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ của dân tộc, ít có hay đa phần là không có từ ngữ Hán Việt, như vậy đã cho thấy tác giả ca dao thuộc tầng lớp bình dân, là nhân dân lao động nên sự ảnh hưởng của âm tiếng Hán là hoàn toàn không có. Mỗi vùng miền khác nhau có ngôn ngữ riêng biệt, không hẳn là sai khác nhưng cũng có những nét riêng biệt nhất định. 1.2. Thể thơ. 1.2.1. Thể lục bát Cặp 6 tiếng và 8 tiếng là đơn vị tế bào, một chỉnh thể tối thiểu của thể lục bát. Về vần, khuôn hình điển hình và phổ biến được sơ đồ hóa như sau: Dòng thơ Vị trí tiếng 1 2 3 4 5 6 7 8 Dòng 6 tiếng Bằng Trắc Bằng (vần) Dòng 8 tiếng Bằng Trắc Bằng (vần) Bằng (vần) Ngoài ra cồn một số kiểu gieo vần khác: tiếng tứ sáu của câu lục với tiếng thứ tư của câu bát. Dòng thơ Vị trí tiếng 1 2 3 4 5 6 7 8 Dòng 6 tiếng Trắc Bằng (vần) Dòng 8 tiếng Bằng (vần) Trắc Bằng (vần) Đại đa số các bài ca dao đều được sáng tác theo thể lục bát. Trong cuốn ca dao Việt Nam của Đinh Gia Khánh chủ biên, đã có một sự thống kê, trong số 1015 lời của cuốn Ca dao Việt Nam, có tới 973 lời được sáng tác theo thể lục bát, chiếm tới 95% trong tổng số các bài ca dao được sưu tầm. Ca dao đa số được sáng tác theo thể này bởi, nhịp điệu thơ uyển chuyển, linh hoạt, lại không bị gò bó về độ dài ngắn của tác phẩm. Hơn nữa, thể lục bát rất có sở trường trong việc diễn đạt cảm xúc phong phú, thể hiện nội dung hết sức đa dạng của hiện thực. Ca dao viết ở thể lục bát khá ngắn gọn, đôi khi chỉ một cặp lục bát cũng làm thành một bài ca dao. Trong ca dao, ta còn gặp hình thức lục bát biến thể, không nhất định trên sau dưới tám, mà có sự co dãn nhất định về số lượng âm tiết. Có khi, ta gặp dòng lục thay đổi, dòng tám giữ nguyên, hay dòng tám thay đổi, dòng lục giữ nguyên, hoặc đôi khi lại là cả hai dòng cùng thay đổi. Việc biến thể này có tác động mạnh mẽ trong nội dung tryền tải: đay nghiến, bộc lộ khó khăn, lòng quyết tâm vượt khó, châm biếm, trào phúng, tranh luận đấu lý. Đối, không chỉ xuất hiện trong văn chương bác học, mà ngay cả trong văn chương bình dân cũng có. Nhiều câu ca dao sáng tác theo thể lục bát cũng có hình thức đối.