Thí nghiệm lâu nhất lịch sử?
📣 Vào năm 1927, giáo sư Thomas Parnell từ đại học Queensland bắt đầu thứ được coi là thí nghiệm phòng lab liên tục lâu nhất trong lịch sử:
THÍ NGHIỆM GIỌT NHỰA RƠI.
Ông muốn chứng minh với sinh viên của mình rằng bitum thực tế là một chất lỏng cực nhớt, dù hình dạng nó rất giống với chất rắn. Ông đổ đầy nhựa đường vào một cái phễu và chờ 3 năm để nó ổn định lại rồi sau đó mới mở ra.
😁Và thế là ông chờ, chờ nữa
Và chờ mãi.
Một giọt nhựa đang dần thành hình, dù cực kỳ, cực kỳ chậm chạp.
Và rồi lại chờ.
Sau khi chờ đợi được 8 năm, giọt đầu tiên rơi xuống.
😢Không may là, chẳng ai chứng kiến cảnh đó cả, vì vậy, vị giáo sư lại đợi giọt tiếp theo.
Và lại chờ.
😅 Khi giáo sư mất vào năm 1948, giọt thứ hai đã thành hình, nhưng ông chẳng bao giờ thấy nó nhỏ xuống. Người kế nhiệm ông, giáo sư John Mainstone, đã quả quyết rằng mình sẽ là người đầu tiên tận mắt thấy được một giọt rơi xuống.
😁Với sự xuất hiện của công nghệ mới, ông lắp đặt một webcam để đảm bảo rằng sự kiện ấy sẽ được quay lại, nhưng do một sự cố về điện, camera không hoạt động khi một giọt nhựa khác rơi vào tháng Mười Một năm 2000.
GS Mainstone mất vào năm 2013.
😊 Không cần phải nói, giáo sư tiếp theo, ngài Andrew White quyết tâm trở thành người đầu tiên chứng kiến tận mắt, hoặc chí ít cũng quay lại được cảnh giọt nhựa rơi xuống. Họ cài một camera theo thời gian, quay liên tiếp bốn ngày gần đây nhất, và thêm tận hai camera nữa. Không có chỗ cho một sơ hở nào.
😂😂Vào ngày 17 tháng 4 năm 2014, giọt thứ 9 sắp nhỏ xuống: Giọt nhựa đã chạm vào những giọt vẫn còn trong trong cốc trước đó, nhưng nó vẫn dính vào phễu. Các giọt nhựa trước đó đang đỡ lấy nó và có vẻ như nó chẳng thể nào rơi nổi.😥😥😥
Giáo sư White quyết định đặt một cái cốc trống ngay dưới để dọn chỗ cho giọt nhựa. Ông cẩn thận nhấc bình chuông bảo vệ thí nghiệm lên.
😁 Nhưng ông không biết rằng có một con dấu mờ giữa cái bình chuông thủy tinh và tấm đỡ bằng gỗ ngay dưới thí nghiệm. Tấm đỡ gỗ bị lung lay và thảm họa lại xảy ra: giọt thứ 9 rơi xuống.
Giờ đã là năm 2018 rồi, hơn 90 năm đã trôi qua kể từ khi thí nghiệm bắt đầu và chẳng ai chứng kiến hay quay lại được cảnh một giọt rơi xuống 😰😰😰😰😰😰😰😰
Nguồn Quora.vn
thí nghiệm
,khoa học
Có 2 điều cần lưu ý rằng :
+Thí nghiệm trên trong tiếng Anh là pitch drop experiment tạm dịch là thí nghiệm giọt hắc ín.
+Có một thí nghiệm tương tự cũng được thực hiện vào năm 1944 và ở trường cao đẵng Trinity ở Dublin. Vào khoảng 5 giờ ngày 11 tháng 7 ngăm 2013,giọt đầu tiên đã rơi xuống.Thành quả đã được quay lại bởi nhà vật lý Shane Bergin và đồng nghiệm của ông.
P/S : Người ta từng tin rằng thủy tinh là chất lỏng, nhưng về sau được công bố là chất rắn.
Na Le
Có 2 điều cần lưu ý rằng :
+Thí nghiệm trên trong tiếng Anh là pitch drop experiment tạm dịch là thí nghiệm giọt hắc ín.
+Có một thí nghiệm tương tự cũng được thực hiện vào năm 1944 và ở trường cao đẵng Trinity ở Dublin. Vào khoảng 5 giờ ngày 11 tháng 7 ngăm 2013,giọt đầu tiên đã rơi xuống.Thành quả đã được quay lại bởi nhà vật lý Shane Bergin và đồng nghiệm của ông.
P/S : Người ta từng tin rằng thủy tinh là chất lỏng, nhưng về sau được công bố là chất rắn.