Thi Hương, thi Hội, thi Đình thời ngày xưa là gì?

  1. Kiến thức chung

Lúc nhỏ mình có đọc vài chuyện về người thời xưa, thấy có nhắc đến các kì thi này nhưng mà lúc đó nhỏ không hiểu là gì nên cũng chẳng quan tâm nhiều cho lắm. Giờ mới chợt nhớ ra nên phải đi hỏi ngay và luôn cho ra nhẽ.

Từ khóa: 

thi cử

,

tinh hoa việt nam

,

kiến thức chung

Về cơ bản nó là phân cấp thi để chọn người tài thôi, mục tiêu cuối cùng là chọn những người tài giỏi nhất (chính xác là giỏi văn thơ, thuộc kinh sử...) trong cả nước để ra làm quan, cái này tương tự với bên Tàu nếu bạn hay xem film cổ trang Tàu thì sẽ thấy. Nếu ví dụ gần đây cho dễ hiểu thì nó giống như trong bóng đá bây h đá vòng loại -> bán kết -> chung kết vậy.

Vòng loại - Thi Hương tổ chức ở địa phương (tất nhiên là chỉ có 1 số địa phương lớn thôi chứ ko phải chỗ nào cũng có), thi đỗ vòng này sẽ được gọi là cử nhân hay tú tài. Lấy điểm từ cao xuống thấp, số lượng do triều đình ở trên quy định cho từng địa phương.

Đỗ vòng loại sẽ được vào thi vòng bán kết - Thi Hội tổ chức ở kinh đô, các sĩ tử đỗ sẽ phải tự vác xác đến kinh đô để thi. Thi Đỗ thi hội sẽ được gọi là tiến sĩ (tùy thời, có thời phải thi Đình rồi mới được gọi là tiến sĩ) và được vào đá chung kết.

Vòng cuối là thi Đình do hoàng đế đích thân tổ chức và thi ở trong cung điện của vua, 2 vòng trước chỉ là xét đỗ hay ko chứ ko xếp hạng, vòng này có xếp hạng từ trên xuống dưới - top 1 là trạng nguyên, top 2 là bảng nhãn, top 3 là thám hoa - trong truyện chúng ta có Lý thám hoa đỗ rồi ko làm quan mà về đi phi dao dạo kiếm rượu uống đó.

Trả lời

Về cơ bản nó là phân cấp thi để chọn người tài thôi, mục tiêu cuối cùng là chọn những người tài giỏi nhất (chính xác là giỏi văn thơ, thuộc kinh sử...) trong cả nước để ra làm quan, cái này tương tự với bên Tàu nếu bạn hay xem film cổ trang Tàu thì sẽ thấy. Nếu ví dụ gần đây cho dễ hiểu thì nó giống như trong bóng đá bây h đá vòng loại -> bán kết -> chung kết vậy.

Vòng loại - Thi Hương tổ chức ở địa phương (tất nhiên là chỉ có 1 số địa phương lớn thôi chứ ko phải chỗ nào cũng có), thi đỗ vòng này sẽ được gọi là cử nhân hay tú tài. Lấy điểm từ cao xuống thấp, số lượng do triều đình ở trên quy định cho từng địa phương.

Đỗ vòng loại sẽ được vào thi vòng bán kết - Thi Hội tổ chức ở kinh đô, các sĩ tử đỗ sẽ phải tự vác xác đến kinh đô để thi. Thi Đỗ thi hội sẽ được gọi là tiến sĩ (tùy thời, có thời phải thi Đình rồi mới được gọi là tiến sĩ) và được vào đá chung kết.

Vòng cuối là thi Đình do hoàng đế đích thân tổ chức và thi ở trong cung điện của vua, 2 vòng trước chỉ là xét đỗ hay ko chứ ko xếp hạng, vòng này có xếp hạng từ trên xuống dưới - top 1 là trạng nguyên, top 2 là bảng nhãn, top 3 là thám hoa - trong truyện chúng ta có Lý thám hoa đỗ rồi ko làm quan mà về đi phi dao dạo kiếm rượu uống đó.

Theo Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương, năm 1397, triều nhà Trần, Hồ Quý Ly lại bắt đầu định phép thi Hương; có trúng tuyển cử nhân mới được dự thi Hội năm sau, ai trúng thi Hội thì thi một bài văn sách nữa để định cao thấp; gọi là thi Đình.