Thi Đại Học ồ ạt có dẫn tới thất nghiệp trong tương lai?
phong cách sống
Xét về bài toán vĩ mô của nhân lực, bạn cần phải hiểu rằng có 3 nhóm nhân lực trong bất cứ ngành nghề nào:
1. Nhóm cao cấp là vừa giỏi vừa ham học hỏi và ham làm. Có thể nhảy từ chuyện nọ sang chuyện kia, nhiệt tình trong việc thách thức cái mới.
2. Nhóm trung cấp là khá giỏi, có thể làm được mọi việc được giao, đạt mức lương cao, học hỏi nhanh,...
3. Nhóm cơ bản thì chỉ biết những gì được dạy (hoặc thấp hơn thế), giao việc thì làm mà không trôi chảy lắm,...
Vấn đề nằm ở chỗ nhóm 1 rất hiếm, nhóm 2 thì cũng ít, nhưng nhóm 3 thì nhiều, và người tuyển dụng thì chỉ thích nhóm 1, nếu không có thì mới chọn nhóm 2, và sẵn sàng cho nhóm 3 ra rìa.
Năm nào cũng tuyển sinh, vì các trường muốn tìm được nhóm 1 và 2 trong hàng ngàn đến trăm ngàn học sinh, đưa vào trường giảng dạy để tăng uy tín của trường. Và những người thuộc nhóm 1 chắc chắn sẽ không có cửa thất nghiệp, vì lượng công việc ở một quốc gia lúc nào cũng đủ để cover 70% người dân. Nếu các trường giảm số tuyển sinh, không có gì đảm bảo là họ không rơi vào tình trạng chỉ nhận được nhóm 1.
Chuyện thất nghiệp, bạn cứ tưởng tượng là nhóm 1 có 5% thôi, nhóm 2 thì 30% tiếp theo. 2 cái cộng lại mới có 1/3. Trong khi công việc thì lúc nào cũng có sẵn cho 2/3 người, vậy thì nhóm 1 và 2 không thể thất nghiệp được. Có chăng là nhóm 3 sẽ có 1/2 thất nghiệp, hoặc phải đổi ngành.
Bạn nghĩ đó là phí? Không hề. Nếu không có đội ngũ thất nghiệp thì lấy gì đảm bảo nhóm 2 sẽ cố gắng? Cố gắng làm gì khi họ không cố gắng thì cũng chả có ai tranh suất với họ? Vì nhóm 2 cố gắng, nên nhiều người nhóm 1 sẽ lo sợ mất suất. Đó chính là cái mà người ta gọi là "động lực xã hội", khi mà người này sợ mất phần vào người khác nên họ mới nỗ lực hơn.
Muốn không thất nghiệp thì phải cố gắng. Và cố gắng nhiều hơn.
Khi tôi còn ở VN, tôi cũng thuộc nhóm được các công ty săn đuổi liên tục... Họ liên hệ không phải để kêu đi phỏng vấn, mà họ muốn sắp xếp cuộc gặp với các sếp bên họ để nói chuyện và tìm kiếm con đường chung. Mình không khoe, chỉ muốn cho bạn biết rằng phải nỗ lực rất nhiều rất nhiều...
Kha Nguyen
Xét về bài toán vĩ mô của nhân lực, bạn cần phải hiểu rằng có 3 nhóm nhân lực trong bất cứ ngành nghề nào:
1. Nhóm cao cấp là vừa giỏi vừa ham học hỏi và ham làm. Có thể nhảy từ chuyện nọ sang chuyện kia, nhiệt tình trong việc thách thức cái mới.
2. Nhóm trung cấp là khá giỏi, có thể làm được mọi việc được giao, đạt mức lương cao, học hỏi nhanh,...
3. Nhóm cơ bản thì chỉ biết những gì được dạy (hoặc thấp hơn thế), giao việc thì làm mà không trôi chảy lắm,...
Vấn đề nằm ở chỗ nhóm 1 rất hiếm, nhóm 2 thì cũng ít, nhưng nhóm 3 thì nhiều, và người tuyển dụng thì chỉ thích nhóm 1, nếu không có thì mới chọn nhóm 2, và sẵn sàng cho nhóm 3 ra rìa.
Năm nào cũng tuyển sinh, vì các trường muốn tìm được nhóm 1 và 2 trong hàng ngàn đến trăm ngàn học sinh, đưa vào trường giảng dạy để tăng uy tín của trường. Và những người thuộc nhóm 1 chắc chắn sẽ không có cửa thất nghiệp, vì lượng công việc ở một quốc gia lúc nào cũng đủ để cover 70% người dân. Nếu các trường giảm số tuyển sinh, không có gì đảm bảo là họ không rơi vào tình trạng chỉ nhận được nhóm 1.
Chuyện thất nghiệp, bạn cứ tưởng tượng là nhóm 1 có 5% thôi, nhóm 2 thì 30% tiếp theo. 2 cái cộng lại mới có 1/3. Trong khi công việc thì lúc nào cũng có sẵn cho 2/3 người, vậy thì nhóm 1 và 2 không thể thất nghiệp được. Có chăng là nhóm 3 sẽ có 1/2 thất nghiệp, hoặc phải đổi ngành.
Bạn nghĩ đó là phí? Không hề. Nếu không có đội ngũ thất nghiệp thì lấy gì đảm bảo nhóm 2 sẽ cố gắng? Cố gắng làm gì khi họ không cố gắng thì cũng chả có ai tranh suất với họ? Vì nhóm 2 cố gắng, nên nhiều người nhóm 1 sẽ lo sợ mất suất. Đó chính là cái mà người ta gọi là "động lực xã hội", khi mà người này sợ mất phần vào người khác nên họ mới nỗ lực hơn.
Muốn không thất nghiệp thì phải cố gắng. Và cố gắng nhiều hơn.
Khi tôi còn ở VN, tôi cũng thuộc nhóm được các công ty săn đuổi liên tục... Họ liên hệ không phải để kêu đi phỏng vấn, mà họ muốn sắp xếp cuộc gặp với các sếp bên họ để nói chuyện và tìm kiếm con đường chung. Mình không khoe, chỉ muốn cho bạn biết rằng phải nỗ lực rất nhiều rất nhiều...
Bác Nông Dân
Nhân lực không bao giờ thừa. Mỗi năm có hàng trăm ngàn sinh viên ra trường, kèm theo đó hành ngàn sinh viên thất nghiệp mỗi năm. Nhưng, doanh nghiệp thì vẫn luôn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều đó cho thấy chất lượng sinh viên không đảm bảo yêu cầu của doanh nghiệp chứ không phải là nhiều sinh viên mà dẫn đến thất nghiệp!
Nó là bài toán của chất lượng đào tạo, chất lượng giáo dục.
Do vậy, em cứ mạnh dạn học. Nhưng phải học cho ra học!
Trân trọng