Theo tiêu chí ngữ nghĩa, từ được chia thành mấy loại và đăc điểm của loại:

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo tiêu chí này, người ta phân biệt hai loại từ lớn là thực từ và hư từ. Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng. Giữa các nhóm từ loại này có sự khác nhau về cách thức biểu đạt hiện thực khách quan: định danh, chỉ định hoặc liệt kê xếp dãy. – Nhóm từ định danh biểu đạt các lớp sự vật, hiện tượng hay khái niệm, ví dụ như: bàn, ghế, lợn, gà, ngủ, ăn, chăm chỉ, lười biếng. Cần lưu ý rằng từ định danh không đồng nghĩa với danh từ. Định danh là chức năng gọi tên sự vật, hiện tượng, hành vi, tính chất, v.v… của một loạt từ, chứ không phải là chức năng của riêng danh từ. – Nhóm từ chỉ định (đại từ) có giá trị biểu thị hướng chỉ định trong khuôn khổ của một tình huống hay ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ: Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất I (tôi) luôn luôn chỉ định vào người nói, đại từ nhân xưng You (bạn) chỉ định vào người nghe, còn He/She (nó) hay this (này) hoặc that (kia) chỉ định vào một đối tượng không phải là người nói cũng không phải là người nghe’ – Nhóm từ liệt kê, xếp dãy (số từ) có giá trị xác định dãy các sự vật hay hiện tượng, ví dụ: Khi ta nói ‘mười con gà’ là ta xác định một dãy gồm 10 con gà. Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, hay nói chính xác hơn là chúng chỉ có chức năng ngữ pháp. Những từ này được dùng để biểu thị các mối quan hệ giữa các thực từ trong ngôn ngữ. Tùy vào chức năng, ngữ pháp của chúng, ta có thể phân biệt các loại hư từ như giới từ, liên từ, quán từ.
Trả lời
Theo tiêu chí này, người ta phân biệt hai loại từ lớn là thực từ và hư từ. Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng. Giữa các nhóm từ loại này có sự khác nhau về cách thức biểu đạt hiện thực khách quan: định danh, chỉ định hoặc liệt kê xếp dãy. – Nhóm từ định danh biểu đạt các lớp sự vật, hiện tượng hay khái niệm, ví dụ như: bàn, ghế, lợn, gà, ngủ, ăn, chăm chỉ, lười biếng. Cần lưu ý rằng từ định danh không đồng nghĩa với danh từ. Định danh là chức năng gọi tên sự vật, hiện tượng, hành vi, tính chất, v.v… của một loạt từ, chứ không phải là chức năng của riêng danh từ. – Nhóm từ chỉ định (đại từ) có giá trị biểu thị hướng chỉ định trong khuôn khổ của một tình huống hay ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ: Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất I (tôi) luôn luôn chỉ định vào người nói, đại từ nhân xưng You (bạn) chỉ định vào người nghe, còn He/She (nó) hay this (này) hoặc that (kia) chỉ định vào một đối tượng không phải là người nói cũng không phải là người nghe’ – Nhóm từ liệt kê, xếp dãy (số từ) có giá trị xác định dãy các sự vật hay hiện tượng, ví dụ: Khi ta nói ‘mười con gà’ là ta xác định một dãy gồm 10 con gà. Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, hay nói chính xác hơn là chúng chỉ có chức năng ngữ pháp. Những từ này được dùng để biểu thị các mối quan hệ giữa các thực từ trong ngôn ngữ. Tùy vào chức năng, ngữ pháp của chúng, ta có thể phân biệt các loại hư từ như giới từ, liên từ, quán từ.