Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Điều 55 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại 1. Các hình thức tái nhập hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm: a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất; b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài); c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu huỷ tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài); d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác. 2. Nơi làm thủ tục nhập khẩu trở lại: a) Chi cục hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó hoặc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tái nhập. b) Trường hợp một lô hàng bị trả lại là hàng hoá của nhiều lô hàng xuất khẩu thì thủ tục tái nhập được thực hiện tại một trong những Chi cục hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó hoặc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tái nhập. 3. Hàng hoá sau khi tái chế được làm thủ tục tái xuất tại Chi cục hải quan nơi đã làm thủ tục tái nhập hàng hoá đó. Trường hợp Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập và tái xuất hàng hoá là Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (không phải là Chi cục hải quan cửa khẩu) thì hàng hoá được thực hiện theo thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu. 4. Thủ tục nhập khẩu hàng trả lại a) Hồ sơ hải quan gồm: a.1) Văn bản đề nghị tái nhập hàng hoá, nêu rõ hàng hoá thuộc tờ khai xuất khẩu nào, đã được cơ quan hải quan xét hoàn thuế, không thu thuế và đã kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào với cơ quan thuế chưa? (ghi rõ số quyết định hoàn thuế, không thu thuế) đồng thời nêu rõ lý do tái nhập (để tái chế hoặc để tiêu thụ nội địa hoặc để tiêu huỷ hoặc để tái xuất đi nước thứ ba; hàng nhập khẩu để tái chế phải ghi rõ địa điểm tái chế, thời gian tái chế, cách thức tái chế, những hao hụt sau khi tái chế): nộp 01 bản chính; a.2) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu, bản kê chi tiết hàng hoá, vận đơn: như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại; a.3) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu trước đây: nộp 01 bản chụp; a.4) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chính hoặc bản chụp. b) Cơ quan hải quan áp dụng thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại (trừ giấy phép nhập khẩu, giấp phép quản lý chuyên ngành). Hàng hóa tái nhập phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá được mô tả trên tờ khai xuất khẩu để xác định phù hợp giữa hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam với hàng hoá đã xuất khẩu trước đây. c) Cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại khoản 1 nêu trên, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo hướng dẫn tại Điều 119 Thông tư 128/2013/TT-BTC và cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu là hàng đã xuất khẩu trước đây; các trường hợp khác thực hiện thu đủ các loại thuế theo quy định. d) Đối với hàng hoá tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập. 5. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế a) Hồ sơ hải quan gồm: a.1) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: nộp 02 bản chính; a.2) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu (để tái chế): nộp 01 bản chụp. b) Cơ quan hải quan làm thủ tục như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại. Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hoá, công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu thực tế hàng tái xuất với hàng hóa đã được mô tả chi tiết trên tờ khai tạm nhập để xác định sự phù hợp của hàng hóa khi tái xuất với khi tạm nhập. c) Trường hợp hàng tái chế không tái xuất được thì doanh nghiệp phải có văn bản gửi Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập giải trình rõ lý do không tái xuất được, trên cơ sở đó đề xuất Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập xem xét, chấp nhận các hình thức xử lý như sau: c.1) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công c.1.1) Làm thủ tục hải quan theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ để tiêu thụ nội địa, nếu đáp ứng đủ điều kiện như đối với xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP; hoặc c.1.2) Tiêu huỷ, nếu bên thuê gia công đề nghị được tiêu huỷ tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cho phép tiêu huỷ tại Việt Nam. c.2) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa. 6. Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì Hải quan làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho Hải quan làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu hai đơn vị Hải quan này là hai Chi cục hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 5 nêu trên hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại điểm d khoản 4 nêu trên để xử lý thuế theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 112 Thông tư 128/2013/TT-BTC.
Trả lời
Điều 55 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại 1. Các hình thức tái nhập hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm: a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất; b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài); c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu huỷ tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài); d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác. 2. Nơi làm thủ tục nhập khẩu trở lại: a) Chi cục hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó hoặc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tái nhập. b) Trường hợp một lô hàng bị trả lại là hàng hoá của nhiều lô hàng xuất khẩu thì thủ tục tái nhập được thực hiện tại một trong những Chi cục hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó hoặc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tái nhập. 3. Hàng hoá sau khi tái chế được làm thủ tục tái xuất tại Chi cục hải quan nơi đã làm thủ tục tái nhập hàng hoá đó. Trường hợp Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập và tái xuất hàng hoá là Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (không phải là Chi cục hải quan cửa khẩu) thì hàng hoá được thực hiện theo thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu. 4. Thủ tục nhập khẩu hàng trả lại a) Hồ sơ hải quan gồm: a.1) Văn bản đề nghị tái nhập hàng hoá, nêu rõ hàng hoá thuộc tờ khai xuất khẩu nào, đã được cơ quan hải quan xét hoàn thuế, không thu thuế và đã kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào với cơ quan thuế chưa? (ghi rõ số quyết định hoàn thuế, không thu thuế) đồng thời nêu rõ lý do tái nhập (để tái chế hoặc để tiêu thụ nội địa hoặc để tiêu huỷ hoặc để tái xuất đi nước thứ ba; hàng nhập khẩu để tái chế phải ghi rõ địa điểm tái chế, thời gian tái chế, cách thức tái chế, những hao hụt sau khi tái chế): nộp 01 bản chính; a.2) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu, bản kê chi tiết hàng hoá, vận đơn: như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại; a.3) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu trước đây: nộp 01 bản chụp; a.4) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chính hoặc bản chụp. b) Cơ quan hải quan áp dụng thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại (trừ giấy phép nhập khẩu, giấp phép quản lý chuyên ngành). Hàng hóa tái nhập phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá được mô tả trên tờ khai xuất khẩu để xác định phù hợp giữa hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam với hàng hoá đã xuất khẩu trước đây. c) Cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại khoản 1 nêu trên, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo hướng dẫn tại Điều 119 Thông tư 128/2013/TT-BTC và cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu là hàng đã xuất khẩu trước đây; các trường hợp khác thực hiện thu đủ các loại thuế theo quy định. d) Đối với hàng hoá tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập. 5. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế a) Hồ sơ hải quan gồm: a.1) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: nộp 02 bản chính; a.2) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu (để tái chế): nộp 01 bản chụp. b) Cơ quan hải quan làm thủ tục như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại. Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hoá, công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu thực tế hàng tái xuất với hàng hóa đã được mô tả chi tiết trên tờ khai tạm nhập để xác định sự phù hợp của hàng hóa khi tái xuất với khi tạm nhập. c) Trường hợp hàng tái chế không tái xuất được thì doanh nghiệp phải có văn bản gửi Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập giải trình rõ lý do không tái xuất được, trên cơ sở đó đề xuất Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập xem xét, chấp nhận các hình thức xử lý như sau: c.1) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công c.1.1) Làm thủ tục hải quan theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ để tiêu thụ nội địa, nếu đáp ứng đủ điều kiện như đối với xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP; hoặc c.1.2) Tiêu huỷ, nếu bên thuê gia công đề nghị được tiêu huỷ tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cho phép tiêu huỷ tại Việt Nam. c.2) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa. 6. Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì Hải quan làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho Hải quan làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu hai đơn vị Hải quan này là hai Chi cục hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 5 nêu trên hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại điểm d khoản 4 nêu trên để xử lý thuế theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 112 Thông tư 128/2013/TT-BTC.