Theo các bạn tình cảm hay lý trí quyết định hành vi của người tiêu dùng?
Theo các bạn tình cảm hay lý trí quyết định hành vi của người tiêu dùng?
chiến lược
,kinh doanh
,kinh doanh và khởi nghiệp
Mình nghĩ câu trả lời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, ví dụ như sản phẩm tiêu dùng cụ thể là gì ( thực phẩm, mỹ phẩm hay hàng tiêu dùng nhanh, sp mỹ thuật hay sp công nghệ ..), sản phẩm này hướng đến mục tiêu gì ở người tiêu dùng, ngân sách người tiêu dùng dành cho sàn phẩm sẽ như thế nào .. Tuy nhiên ở quan điểm cá nhân của mình, lý trí sẽ quyết định phần lớn hành vi tiêu dùng, còn tình cảm thì chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong sự lựa chọn ấy, đôi khi mình có mua một món hàng nào đó chỉ vì thấy món ấy quá xinh, nếu có thống kê thì tần suất những lần mình quyết định dựa trên tình cảm ban đầu là rất thấp, mà đa số mình sẽ nghe theo trải nghiệm của người quen để mà quyết định.
Nội dung liên quan
thyy99
Đặng Nhi
Bản thân mình là sinh viên nên mọi hành vi mua hàng của mình đều là lý trí nhé. Bởi lẽ với mình mua hàng cũng như đầu tư vậy, ta phải bỏ ra một số tiền ra trước và mong muốn nhận lại một giá trị hay khoản lời nào đó và hơn nữa khi là sinh viên thì mọi số tiền bỏ ra đều sẽ cân nhắc để hợp lý với khoản tiền chi tiêu chung nữa.
Còn đối với đại gia thì mình không chắc nhưng mình cho rằng đối với dân đầu tư hay dân business thì chắc họ cũng sẽ tiêu dùng theo lý trí...
Lee Huwuj
Hoàng Vũ Anh
Thực ra ai cũng nghĩ mình là người mua đồ theo lý trí nhưng liệu điều đó có thật sự đúng khi mà chính cái suy nghĩ ấy đã mang ý nghĩ của sự cảm tính.
Hường Hoàng
Thật ra do nhiều yếu tố, và lý tính hay cảm tính dựa và tâm lý, thói quen và hành vi chi tra của từng phân khúc khách hàng khác nhau.
Ví dụ với phân khúc khách hàng thu nhập thấp, hoặc nhóm bà mẹ, nội trợ họ sẽ quan tâm tới các chức năng sản phẩm, giá -> quyết định lý tính khả nhiều
Theo tháp nhu cầu Maslow thì càng lên cao các nhu cầu cơ bản (lý tính ) được thoả mãn thì các nhu cầu cảm tính (cái tôi, cảm xúc, thể hiện bản thân) sẽ được ưu tiên . Vì thế với nhóm có đời sống, thu nhập cao hoặc nhóm trẻ có điều kiện chưa phải chịu áp lực tài chính, họ sẽ quyết định dựa trên cảm tính . Đặc thù này sẽ dễ nhận thấy ở nhóm mặt hàng luxury , hàng hiệu.
Kỳ Duyên nói chuyện mua đồ hiệu Hermes: "Nếu tôi mặc đẹp, có thể nó sẽ bán đồ còn mặc đồ xấu, nó đuổi về ngay"
soha.vn
Nghiem Luu
Tùy vào đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.
Ví dụ như Nữ sẽ dùng cảm xúc trước, rồi lý trí. Khi đi mua ô tô, hay mua nhà, trước tiên người phụ nữ sẽ bị bắt mắt bởi cái thẩm mỹ trước, rồi tiếp theo mới dùng lý trí để xem các thông số kỹ thuật.
Mỗi đối tượng khách hàng có hành vi mua hàng khác nhau,
Cũng tương tự như việc: Săn bắt - Hái lượm. Đàn ông/Nam thì săn bắt, họ chỉ nhắm 1 mục tiêu để họ bắn, và phụ nữ/ Nữ thì hái lượm, họ sẽ tìm nhặt những trái tốt nhất giảm dần. Cũng như mua hàng, khi đàn ông muốn mua cái gì, thì xác định và mua đúng cái cần mua. Còn phụ nữ, đi mua sắm, kế hoạch là mua áo A nhưng đi 1 vòng, thanh toán nhiều sản phẩm (thậm chí không có áo A như dự định lúc đầu).
Tóm lại, việc mua hàng tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu, sẽ dùng cảm xúc trước hay lý trí trước. Tuy nhiên, để quyết định mua hàng thì đều dựa trên cả 2: Lý trí và cảm xúc.