Theo các bạn thì tại sao chuỗi nhà hàng Món Huế, và các chuỗi khác cùng do Huy VN xây dựng lại phá sản?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Tại sao nhỉ?
Mình đọc lướt vài bài báo mạng thì hiểu đc là do họ bành trướng mở rộng thương hiệu (thậm chí nhiều thương hiệu) trong 1 thời gian quá ngắn.
Trước khi đóng cửa hàng loạt, Huy VN đã sở hữu 200 điểm bán với 10 thương hiệu khác nhau (Món Huế, Phở Hùng, TP Tea, Cơm Thố Cháy, Phở 99...).
Theo các bạn đánh giá thì những yếu tố nào khiến chuỗi thương hiệu này rơi vào tình trạng như vậy? Sự việc này có thể để lại những bài học kinh doanh đắt giá cho người đi sau.
Từ khóa: 

bài học kinh doanh

,

món huế

,

nhà hàng món huế

,

phá sản

,

kinh doanh và khởi nghiệp

Mình cũng không biết nhiều về nhà đầu tư này.
Nói chung là làm kinh doanh cũng phải có duyên mới làm được chứ ko phải cứ có tiền là mình thích đầu tư kinh doanh được đâu.
Chuỗi nhà hàng Món Huế, và các chuỗi khác cùng do Huy Việt Nam xây dựng lại phá sản có thể là họ không có duyên, không hợp về lĩnh vực kinh doanh này thôi.
Mời bạn xem bài viết dưới nhé!
Trả lời
Mình cũng không biết nhiều về nhà đầu tư này.
Nói chung là làm kinh doanh cũng phải có duyên mới làm được chứ ko phải cứ có tiền là mình thích đầu tư kinh doanh được đâu.
Chuỗi nhà hàng Món Huế, và các chuỗi khác cùng do Huy Việt Nam xây dựng lại phá sản có thể là họ không có duyên, không hợp về lĩnh vực kinh doanh này thôi.
Mời bạn xem bài viết dưới nhé!
Không liên quan nhưng sáng nay mới đọc được một bài báo để title là "Hành trình 13 năm từ zero đến một đống nợ của Tập đoàn Huy Việt Nam " không biết mọi người nghĩ sao chứ mình chỉ cười nhẹ về độ hài hước của đội ngũ viết bài của báo đó :))
Theo mình nếu nhìn khách quan thì có thể có vài lý do:

  • Thị trường FnB ngày càng cạnh tranh khốc liệt, càng lúc càng có nhiều ông lớn với vốn đầu tư không kém Huy Việt Nam tham gia ngành. Thêm vào đó các mô hình Food delivery mới hình thành thói quen ăn uống mới, đối thủ cạnh tranh không chỉ là chuỗi nhà hàng nữa mà còn các cửa hàng bé ở hẻm, người bán mới, người bán lẻ.
  • Quản trị chất lượng và dòng tiền, nhân sự gặp vấn đề khi scale quá nhanh về số lượng cửa hàng; số lượng thương hiệu và các dòng đồ ăn khác nhau 
  • Sự tham gia của nhà đầu tư, áp lực cổ đông mới khiến việc ra quyết định chịu nhiều chỉ phối và áp lực hơn.
Còn chủ quan thì có thể có những mục đích khác mà chỉ người trong cuộc mới hiểu được chăng .