Theo bạn y tế và giáo dục có vai trò gì trong xã hội hiện đại,tại sao chúng ta chưa đầu tư mạnh cho hai ngành nghề này mà phải giảm chi?

  1. Đầu tư & Tài chính

Từ khóa: 

đầu tư & tài chính

Không thấp đâu bạn ạ:

- Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP

- Tỷ lệ chi ngân sách cho y tế vào khoảng 6-8% tùy năm.

Vấn đề ở chỗ sử dụng ngân sách ko hiệu quả thôi.

- Về y tế cá nhân mình thấy nhiệm kỳ của cô Tiến làm khá là tốt ít nhất ở góc độ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là như vậy. Việc quá tải giường bệnh, đút phong bì giảm hẳn, BHYT cũng ngon hơn trước khá nhiều. Anh rồng xanh lên ko biết làm ăn ra sao.

- Giáo dục thì chi nhiều nhưng nát từ năm này qua năm khác, càng ngày càng nát hơn. Thời người tốt lên có thấy khá hơn trước một chút mà sau đấy lại xuống hố.

Trả lời

Không thấp đâu bạn ạ:

- Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP

- Tỷ lệ chi ngân sách cho y tế vào khoảng 6-8% tùy năm.

Vấn đề ở chỗ sử dụng ngân sách ko hiệu quả thôi.

- Về y tế cá nhân mình thấy nhiệm kỳ của cô Tiến làm khá là tốt ít nhất ở góc độ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là như vậy. Việc quá tải giường bệnh, đút phong bì giảm hẳn, BHYT cũng ngon hơn trước khá nhiều. Anh rồng xanh lên ko biết làm ăn ra sao.

- Giáo dục thì chi nhiều nhưng nát từ năm này qua năm khác, càng ngày càng nát hơn. Thời người tốt lên có thấy khá hơn trước một chút mà sau đấy lại xuống hố.

Chào bạn, mình nghĩ giáo dục và y tế mới thực sự là thang đo chính xác nhất về một xã hội hiện đại, văn minh. Nếu con người là nhân tố hàng đầu, thì tri thức và sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị của nhân tố hàng đầu ấy.

Mình không chuyên về đầu tư, nhưng mình có chút ít hiểu biết rút ra được từ thực tế giữa đầu tư hiệu quả và chưa hiệu quả. Bạn có thể nhận thấy thực trạng ấy rất rõ trên các bản tin thời sự khi người ta bàn về giáo dục, y tế (mình không nhắc lại ở đây nữa). Vấn đề không nằm ở nguồn lực mà ở cách sử dụng nguồn lực ấy.

So sánh nôm na thì điều ấy giống với một người lương tháng 8 triệu có thể mua nhà trong khi một người lương tháng 25 triệu vẫn nợ nần chồng chất. Một tiệm tạp hóa nhỏ vẫn đang sống khỏe trong khi một siêu thị lớn thì lại phá sản.