Theo bạn vô thần là gì?
Cá nhân mình chia những người vô thần thành 4 cấp độ:
- Những người cho rằng thần cũng là những sinh vật, con người hoặc các loài khác có thể tu luyện tiến hoá thành. Phật giáo, đạo giáo tu tiên, nhà giả kim thuộc nhóm này
- Những người cho rằng không có thần linh tồn tại, nhưng vẫn tin vào số mệnh, các hiện tượng siêu tự nhiên như ma quỷ, vận rủi, lên đồng ...
- Những người hoàn toàn không tin vào các hiện tượng siêu tự nhiên, họ tin vào khoa học, đặc biệt là cái bài báo "các nhà khoa học nói rằng", đôi khi họ tin nhầm giả khoa học mà không biết được
- Những người vô thần đầy hoài nghi, dù cho là nhà khoa học nào nói, họ vẫn cầm thái độ hoài nghi xem xét lại lập luận đó có logic, báo cáo thí nghiệm đó có hợp lý hay không mới tin 70-80%, với họ luôn có quy tắc khách quan phía sau, chỉ là khám phá ra được hay chưa
vô thần
,tâm linh
"Vô thần " có thể hiểu là sự thiếu vắng niềm tin vào sự tồn tại của thần linh.
Mình theo Đạo Thiên Chúa, có nhiều sự việc mình cảm thấy rất nguy hiểm, nhưng mỗi khi xảy ra, mình đều cầu xin ơn gọi của Chúa và thật may mắn, mọi chuyện lại an toàn với mình.
Và nhiều lần như vậy, nên có lẽ mình không thuộc vào kiểu người "Vô thần" đâu nhá. ^_^
Hue Nguyen
"Vô thần " có thể hiểu là sự thiếu vắng niềm tin vào sự tồn tại của thần linh.
Mình theo Đạo Thiên Chúa, có nhiều sự việc mình cảm thấy rất nguy hiểm, nhưng mỗi khi xảy ra, mình đều cầu xin ơn gọi của Chúa và thật may mắn, mọi chuyện lại an toàn với mình.
Và nhiều lần như vậy, nên có lẽ mình không thuộc vào kiểu người "Vô thần" đâu nhá. ^_^
Nguyễn Quang Vinh
Woo Map
Nguyễn Duy Thiên
Mình xin chia sẻ một nhận xét cá nhân: Rất nhiều khi mình tranh luận, mình nhận ra rằng một số lớn người tự nhận là "vô thần" thật ra là người theo "thuyết bất khả tri".
Ghost Wolf
Cá nhân mình ko tin vào thần, phật, chúa, ma, quỷ, hồn... siêu nhiên gì gì đấy. Đám kia sinh ra là do con người còn mông muội, thiếu hiểu biết, chưa đủ kiến thức nên thất bại trong việc giải thích có hệ thống và khoa học một số các hiện tượng tự nhiên, từ đó phải kiếm 1 thế lực nào đấy nằm ngoài hiểu biết, siêu việt hơn để bấu víu vào. Đến khi khoa học phát triển mạnh hơn thì đám kia cũng dần dần lui vào dĩ vãng thôi.
Theo quan điển của mình, khoa học chỉ nhìn lập luận, thí nghiệm, bằng chứng, chứ ko nhìn người. Nhà khoa học nổi tiếng như Einstein, Newton, Galileo... cũng đưa ra đầy những công trình nghiên cứu, nhận định sau này bị thí nghiệm thực tế phủ nhận, chứng minh là không đúng. Thêm vào đó, hiểu biết, lập luận của các nhà khoa học đều dựa trên những hiện tượng họ quan sát được, sau đó tiến hành đo đạc, thí nghiệm từ đó rút ra các kết luận. Những thứ này bị giới hạn bởi phương tiện kỹ thuật của từng thời kỳ, ví dụ thời Newton làm gì có cái gì để mà đo lường những thứ chuyển động siêu nhanh.
1 định luật, thuyết ở hiện tại có thể được công nhận rộng rãi; nhưng tới khi khoa học kỹ thuật phát triển hơn, quan sát nhiều hơn, sâu hơn, xa hơn thì rất có thể các lý thuyết hiện tại sẽ bị phủ định và những lý thuyết mới phù hợp với thực tiễn hơn sẽ ra đời.
Adele Doan
Đỗ Văn Hoàng
Mọi thứ trong vũ trụ đều từ phản ứng hóa học mà ra thôi ( trừ mấy cái vật chất tối gì đó chưa biết nó là gì..v.v. ) nên sẽ giải thích được tất cả khi khoa học đủ tiên tiến. Mình chẳng tin vào ông thần nào.
Mác viết: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Mình thấy việc tin vào thần thánh chỉ thể hiện sự yếu đuối và bất lực của bản thân. Quan điểm cá nhân nhé :))) mình ko công kích hay phủ định mọi người tin vào nó, dù sao nó sinh ra với mục đích tốt.
Kha Nguyen
Cách đặt vấn đề và đưa ra các lựa chọn tốt đấy. Nhưng chính cái định nghĩa "vô thần" là một định nghĩa khá tranh cãi, nguyên nhân nằm ở chỗ nó bị phụ thuộc quá nhiều vào nhận định của cá nhân. Tức là cùng một sự kiện, có người coi nó là khoa học, có người coi nó không, nhưng cả hai đều tự nhận mình là vô thần.
Hầu hết các trường hợp mà mình thấy, người ta đều nói "phải suy nghĩ giống tôi thì mới là vô thần thật sự, còn người khác thì chỉ vô thần một phần thôi".
Tôi thường tự nhận mình không phải là người vô thần, không phải vì tôi là người tin thờ thần, mà vì tôi không thấy hứng thú với những người thích tranh cãi về định nghĩa "vô thần là gì?".
Quay trở về các lựa chọn, có một chuyện mà rất nhiều người dính vào đó là đồng hoá "vô thần" với "tin theo khoa học", ngay cả người hỏi cũng nghĩ như vậy khi phân loại vô thần theo niềm tin vào khoa học.
Và vì thế, tôi nghĩ tôi không tranh luận chuyện này nữa. Vì mọi lời nói của tôi có thể bị những người đang gộp vô thần vào khoa học "ném đá" ngay lập tức.
Robot
Mình theo thuyết vô thần bởi vì tôi đủ khả năng giải thích những hiện tượng siêu nhiên, tôi là 1 nhà khoa học¡¡¡
Nguyễn Đăng Trung Tiến
Theo phân loại của bạn thì mình thuộc nhóm 4. Và đồng thời, mình là một Phật tử.