Theo bạn, một bộ sách giáo khoa có những đặc điểm nào thì được coi là tốt?
Mình rất muốn lắng nghe cảm nghĩ từ các bạn Noron. Đặc biệt là các bạn học sinh. Vì các bạn là những người trực tiếp sử dụng sách thường xuyên, nên cảm nhận của các bạn rất có giá trị.
sách giáo khoa
,giáo dục
Mình xin phép trích một đoạn trong bài viết mới đây mình đọc từ Báo Hà Tĩnh với tiêu đề "Sách Giáo Khoa: Bất cập ngay từ quá trình biên soạn":
"Sự thiếu khoa học trong quy trình biên soạn tất yếu dẫn đến sự bất cập, vừa thiếu, vừa thừa trong nội dung của chương trình-sách giáo khoa.
Kiểm tra của Đoàn giám sát cho thấy sách giáo khoa được biên soạn chưa phù hợp với năng lực tiếp thu của học sinh, với trình độ của đội ngũ giáo viên và khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập. Nội dung sách chưa cân đối giữa dạy chữ và dạy người, giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng kiến thức kỹ năng và thời lượng giảng dạy.
Thừa những kiến thức nặng nề, xa vời nhưng chương trình-sách giáo khoa lại thiếu những điều cơ bản như dạy đạo đức, dạy kỹ năng sống… Những môn học này gần đây được đưa vào dạng tích hợp nhưng lại thiếu sự linh hoạt.
Cụ thể, việc lồng ghép các nội dung giáo dục về môi trường, an toàn giao thông, dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giới tính, kỹ năng sống, phòng chống tệ nạn xã hội ma túy… vào các môn học chưa nhuần nhuyễn và linh hoạt, dẫn đến sự quá tải, kém hiệu quả trong quá trình học tập. Chưa kể, các bài giảng này còn nặng về giảng giải lý thuyết, thiếu thực tiễn và sáng tạo nên không thu hút được học sinh.
Một số chuyên gia chỉ ra rằng không chỉ nội dung, phương thức giảng dạy cũng trong tình trạng mất cân đối, nặng về giảng dạy lý thuyết trên lớp mà thiếu hoạt động ngoại khóa như tham quan thực tế cũng như thời gian tự học."
Kiểm tra của Đoàn giám sát cho thấy sách giáo khoa được biên soạn chưa phù hợp với năng lực tiếp thu của học sinh, với trình độ của đội ngũ giáo viên và khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập. Nội dung sách chưa cân đối giữa dạy chữ và dạy người, giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng kiến thức kỹ năng và thời lượng giảng dạy.
Thừa những kiến thức nặng nề, xa vời nhưng chương trình-sách giáo khoa lại thiếu những điều cơ bản như dạy đạo đức, dạy kỹ năng sống… Những môn học này gần đây được đưa vào dạng tích hợp nhưng lại thiếu sự linh hoạt.
Cụ thể, việc lồng ghép các nội dung giáo dục về môi trường, an toàn giao thông, dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giới tính, kỹ năng sống, phòng chống tệ nạn xã hội ma túy… vào các môn học chưa nhuần nhuyễn và linh hoạt, dẫn đến sự quá tải, kém hiệu quả trong quá trình học tập. Chưa kể, các bài giảng này còn nặng về giảng giải lý thuyết, thiếu thực tiễn và sáng tạo nên không thu hút được học sinh.
Một số chuyên gia chỉ ra rằng không chỉ nội dung, phương thức giảng dạy cũng trong tình trạng mất cân đối, nặng về giảng dạy lý thuyết trên lớp mà thiếu hoạt động ngoại khóa như tham quan thực tế cũng như thời gian tự học."
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Gia Khánh
Kiểm tra của Đoàn giám sát cho thấy sách giáo khoa được biên soạn chưa phù hợp với năng lực tiếp thu của học sinh, với trình độ của đội ngũ giáo viên và khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập. Nội dung sách chưa cân đối giữa dạy chữ và dạy người, giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng kiến thức kỹ năng và thời lượng giảng dạy.
Thừa những kiến thức nặng nề, xa vời nhưng chương trình-sách giáo khoa lại thiếu những điều cơ bản như dạy đạo đức, dạy kỹ năng sống… Những môn học này gần đây được đưa vào dạng tích hợp nhưng lại thiếu sự linh hoạt.
Cụ thể, việc lồng ghép các nội dung giáo dục về môi trường, an toàn giao thông, dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giới tính, kỹ năng sống, phòng chống tệ nạn xã hội ma túy… vào các môn học chưa nhuần nhuyễn và linh hoạt, dẫn đến sự quá tải, kém hiệu quả trong quá trình học tập. Chưa kể, các bài giảng này còn nặng về giảng giải lý thuyết, thiếu thực tiễn và sáng tạo nên không thu hút được học sinh.
Một số chuyên gia chỉ ra rằng không chỉ nội dung, phương thức giảng dạy cũng trong tình trạng mất cân đối, nặng về giảng dạy lý thuyết trên lớp mà thiếu hoạt động ngoại khóa như tham quan thực tế cũng như thời gian tự học."
Trung Kiên
Các em mà đang dùng SGK thì chưa chắc đã biết đến nền tảng này anh ạ, phần lớn Noron toàn người dùng tầm trung tuổi, hoặc ít thì cũng toàn từ 20t trở lên. 🤣
Tuấn Đinh
Em nghĩ rằng để đáp ứng một bộ sách giáo khoa tốt thì nên đặt cao từ "chất lượng" hơn là bìa sách. Một bộ sách tốt cần phải có sự phù hợp với các mục tiêu của chương trình học và sự hướng dẫn chương trình học của giáo viên. Bộ sách độ chính xác cao, rõ ràng về các khái niệm, nên có cái nhìn đa chiều về một vấn đề thay vì ta để trẻ/học sinh hiểu chỉ theo một khuôn mẫu nhất định. Điều đó sẽ giúp các em được phát triển các kỹ năng chung cũng như tin tưởng vào thế mạnh của mình nhiều hơn. Các bộ sách từ môn chính cho tới môn phụ đều cần cân bằng giữa chiều sâu và chiều rộng, tránh đề cập cái kiến thức lan man, không thuộc quá trình học. Các em cũng cần phải được tạo điều kiện cho việc hoạt động học tập, thực hành, áp dụng kiến thức đã học để đạt được các mục tiêu học tập của mình.
Ngoài ra, kiến thức được đề cập không nên có những thông tin phân biệt đối xử, hoặc thiên vị bất kì thành phần xã hội nào. Có như vậy, các em mới được giáo dục một cách bài bản để nuôi dưỡng các giá trị và thái độ tích cực.
Em nghĩ rằng để một người không có chuyên môn trong ngành giáo dục thì chỉ có thể đưa ra các ý kiến chung chung, bên cạnh đó còn rất nhiều vấn đề cần bổ sung như ngôn ngữ, bố cục và cách cơ cấu-tổ chức làm được điều này thì em xin phép không đề cập tới do chưa có nhiều hiểu biết và kiến thức. Mong rằng nền giáo dục của nước nhà ngày càng tiến bộ và hiện đại hơn. Em nghĩ rằng mọi điều chúng ta làm, hầu hết, đều muốn đóng góp và phát triển cho thế hệ đi sau ngày một giỏi hơn.
(Hình ảnh mang tính chất minh họa)
Mạnh Cương
Đến sách giáo khoa giờ của bọn lớp 1 tôi còn thấy nhiều kiến thức nặng. Mới đây, tôi mới dạy tiếng Anh cho thằng cháu tôi mà sách giáo khoa bây giờ còn có cả Toán bằng tiếng Anh, luyện Văn bằng Tiếng Anh. Nhìn mà thực sự sốc rằng kiến thức các em bây giờ được phổ cập quá sớm, khó gấp mấy lần thời tôi học. Tôi nghĩ nếu các em theo được, quả là các em giỏi và tiến bộ vượt bậc so với thế hệ ngày xưa, nhưng nếu các em nào mà không theo được thì quả là bất công, áp lực học tập sẽ chất đống, đồng thời khoảng cách mà xã hội cho là giỏi-dốt tự nhiên càng to dần. Điều này là một bất cập khá lớn nếu không có sự chỉnh sửa cân bằng. Đây là điều tôi khá lo khi các em có áp lực học tập từ rất sớm!