Theo bạn lí do chủ yếu mà sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều là gì?
"Số chưa có việc làm và dự kiến sinh viên ra trường năm 2018 và 2019 chưa có việc làm ngay là hơn 40.000". Đây là con số do lãnh đạo Bộ Giáo dục tiết lộ - nguồn Báo GDVN.
Ở một nguồn tin khác thì phó thủ tướng Nguyễn Đức Đam cũng nhận xét: Tỉ lệ sinh viên sư phạm thất nghiệp là cao nhất.
Theo các bạn nguyên nhân chính là gì?
sư phạm
,sinh viên
,thất nghiệp
,giáo dục
Mình nghĩ "cung nhiều hơn cầu" không phải nguyên nhân lớn khiến sinh viên sư phạm thất nghiệp nhiều. "Nghiệp vụ chưa đáp ứng" mới là lí do lớn nhất. Trong thời đại số hiện nay, bất cứ ai có thể tìm thấy kiến thức một cách dễ dàng - nhanh chóng - tiện lợi ở bất cứ đâu với đa dạng cách. Đơn cử như bạn có thể tìm kiến thức bằng cách đặt câu hỏi tại noron.vn nè! Vì vậy, thầy cô của thế kỉ 21 không đơn giản là "người truyền đạt kiến thức" nữa mà là "người truyền cảm hứng" cho học trò thì đúng hơn. Vì vậy, không phải trùng hợp mà nhiều quốc gia hàng đầu về giáo dục trên thế giới đổi cách dạy, đối giáo trình và thầy cô đóng vai trò hỗ trợ học sinh hay tạo môi trường học thú vị. Nhưng bạn cũng thấy đó, các quốc gia liên tục đổi giáo trình, phương pháp dạy... nhưng không hề đổi thầy cô dạy :v (tín hiệu vui mừng là robot không có khả năng cạnh tranh nghề giáo viên dù nó đủ siêu việt có thể cạnh tranh bất cứ nghề hot nào khác). Điều đó có nghĩa là thầy cô vẫn đóng vai trò quan trọng và xã hội vẫn rất cần thầy cô. Nhìn góc tích cực, tỉ lệ cạnh tranh của sinh viên sư phạm so với những ngành nghề khác còn "dễ thở" hơn nhiều.
Quay lại nghiệp vụ, ý của mình ở đây chính là khả năng truyền đạt cho học sinh và tạo hứng thú học cho học sinh. Nếu bạn để ý một tẹo, những thầy cô vui tính, hài hước lúc nào cũng nhận được sự yêu mến của học trò hơn là những thầy cô nghiêm khắc, dữ tợn đúng không? Lớp học thêm của những thầy cô vui tính luôn kín chỗ thậm chí thiếu chỗ nữa. Mình nghĩ kiến thức, chuyên môn, bằng cấp giỏi không quan trọng bằng cách giảng dạy của sinh viên sư phạm đó.
Trang Thục Văn
Mình nghĩ "cung nhiều hơn cầu" không phải nguyên nhân lớn khiến sinh viên sư phạm thất nghiệp nhiều. "Nghiệp vụ chưa đáp ứng" mới là lí do lớn nhất. Trong thời đại số hiện nay, bất cứ ai có thể tìm thấy kiến thức một cách dễ dàng - nhanh chóng - tiện lợi ở bất cứ đâu với đa dạng cách. Đơn cử như bạn có thể tìm kiến thức bằng cách đặt câu hỏi tại noron.vn nè! Vì vậy, thầy cô của thế kỉ 21 không đơn giản là "người truyền đạt kiến thức" nữa mà là "người truyền cảm hứng" cho học trò thì đúng hơn. Vì vậy, không phải trùng hợp mà nhiều quốc gia hàng đầu về giáo dục trên thế giới đổi cách dạy, đối giáo trình và thầy cô đóng vai trò hỗ trợ học sinh hay tạo môi trường học thú vị. Nhưng bạn cũng thấy đó, các quốc gia liên tục đổi giáo trình, phương pháp dạy... nhưng không hề đổi thầy cô dạy :v (tín hiệu vui mừng là robot không có khả năng cạnh tranh nghề giáo viên dù nó đủ siêu việt có thể cạnh tranh bất cứ nghề hot nào khác). Điều đó có nghĩa là thầy cô vẫn đóng vai trò quan trọng và xã hội vẫn rất cần thầy cô. Nhìn góc tích cực, tỉ lệ cạnh tranh của sinh viên sư phạm so với những ngành nghề khác còn "dễ thở" hơn nhiều.
Quay lại nghiệp vụ, ý của mình ở đây chính là khả năng truyền đạt cho học sinh và tạo hứng thú học cho học sinh. Nếu bạn để ý một tẹo, những thầy cô vui tính, hài hước lúc nào cũng nhận được sự yêu mến của học trò hơn là những thầy cô nghiêm khắc, dữ tợn đúng không? Lớp học thêm của những thầy cô vui tính luôn kín chỗ thậm chí thiếu chỗ nữa. Mình nghĩ kiến thức, chuyên môn, bằng cấp giỏi không quan trọng bằng cách giảng dạy của sinh viên sư phạm đó.
Mai 1980
Do các bạn ấy không chịu đi xa thành phố, miền núi và hải đảo còn thiếu nhiều giáo viên
Nguyễn Quang Vinh
Mình nghĩ do miền núi, hải đảo quá xa xôi và khó khăn.
Sinh viên đi học bao giờ cũng nghĩ cái viễn cảnh ngồi ở giảng đường một ngôi trường ba tầng khang trang, giữa phố thị phồn hoa, học sinh 2 dãy bàn đồng phục chỉnh tề lắng nghe giảng. Nhưng hỡi ôi, ra trường, 3-5 năm công tác vùng núi, hải đảo, ko thì miễn nhé (tất nhiên mấy chuyện ABC thì ko kể vào đây). Mà vùng cao hải đảo thì thế nào, đường còn chưa có để đi nữa đến trường. Chưa kể dạy đủ 5 năm chưa chắc về được. Thôi "Nhất cận thị, nhị mới cận sơn", trái nghề bám trụ phố thị còn hơn cận sơn làm bạn với khỉ.
Một nguyên nhân nữa là cách nay hơn chục năm, giáo viên còn thiếu trầm trọng. Các trường đại học mở tràn lan, chỉ tiêu tuyển sinh thì tăng lên, học sinh đổ vào học. Khi bão hòa rồi thì thừa là điều khó tránh.
Ghost Wolf
Vấn đề đầu tiên là đồng lương chết đói nếu cứ y như quy định của Bộ, ko đi dạy thêm theo hình thức nào đó. Nuôi bản thân còn ko nổi chứ đừng nói đến nuôi bố mẹ. Những vị trí tốt, đủ sống thì ko nhiều, cạnh tranh lớn.
Thứ 2, chẳng có ai muốn đi quá xa gia đình, xa văn minh đô thị, lên núi sống với khỉ cả, chưa kể bao nhiêu nguy hiểm rình rập, ai cũng sẽ cố gắng bắm trụ lại thành phố.
Thứ 3, nghề này ko cần quá nhiều người, cần chất lượng nhiều hơn. 1 giáo viên có thể dạy 1 lớp vài đến vài chục người, dạy nhiều buổi. Hết tuổi lao động rồi vẫn có thể dạy tiếp. Số giáo viên nghỉ so với số mới ra trường thấp hơn nhiều.
Hường Hoàng
Theo mình nó là tổng hòa của các nguyên nhân sau:
Lê Đức
Rất nhiều bạn nhất định không về quê mà bám trụ thành phố br nghề tìm các việc khác
Le Nguyen
Mình nghĩ là do cơ chế, nên nơi thiếu nơi thừa. Nhiều bạn không theo nghề vì lương quá thấp.
Mưa Mùa Thu
Bác Nông Dân
Có 2 lý do chính:
1. Cơ chế và chính sách
2. Chất lượng đào tạo
Lê Minh Hưng
Có lẽ là do đầu ra: Thừa thầy, thiếu thợ.