Thế nào là văn học hiện đại ?
kiến thức chung
Khái niệm văn học hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm1945.
- Khái niệm hiện đại hoá: Là thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại.
- Thi pháp hiện đại quá phức tạp và không có một thi pháp chung ,mỗi xu hứng có một thi pháp riêng
- Thi pháp: là một khái niệm xuất hiện từ thời cổ đại (TheoArixtốt: thi pháp là phép làm thơ , là nghệ thuật diễn đạt.).
- Thi pháp của một thời kì văn học là những yếu tố về hình thức nghệ thuật, nó hình thành một cách có hệ thống và tương đối bền vững,phản ánh tư tưởng mĩ học của cộng đồng văn học ấy.
- Cộng đồng văn học trung đại là trí thức Hán học. Họ phản ánh hiện thực thông qua một hệ thống thi pháp ước lệ dày đặc và nghiêm ngặt.Vậy khi dạy văn học trung đại phải làm cho học sinh trở thành cộng đồng văn học ấy.
- Ước lệ đối lập với tả thực chỉ tả thực khi nó phi văn học, phi văn hoá.
Xã hội phong kiến là xã hội đẳng cấp ,phân biệt nhau bằng cao thấp, sang hèn , bằng nghi lễ-> Xã hội lắm nghi lễ thì văn chương nhiều ước lệ. Ước lệ thành tư tưởng mĩ học của một thời đại.
Ước lệ của văn học trung đại có 3 tính chất:
+ Có tính uyên bác và cách điệu hoá.
+ Tính sùng cổ.
+ Tính phi ngã
- Thể loại của không phân biệt rạch ròi(Văn học nguyên hợp).
Coi trọng văn học thuật, đạo đức, xem nhẹ văn chương nghệ thuật
Văn học phát triển mau lẹ: Cộng đồng văn học của thời kì này là trí thức tiểu tư sản Tây học - > Tư tưởng mĩ học của TTS trí thức tây học.
+ Trí thức TTS sống ở thành thị nên chịu sự tác động của đời sống đô thị hoá.
+ Chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây -> Thức tỉnh cái tôi cá nhân ,muốn khẳng định sự tồn tại của cá nhân trong đời sống.
+ Họ viết văn để khẳng định cái tôi cá nhân của mình -> Hình thành nên một phong trào sáng tác văn chương nên thúc đẩy Vh phát triển.
Về văn học lãng mạn và văn học hiện thực:
- Trước đây phân biệt, thậm chí đối lập.
- Nay không phân biệt, mà lãng mạn và hiện thực là 2 khuynh hướng thẫm mĩ đáp ứng 2 nhu cầu tâm hồn của con người. Mỗi con người ai cũng có 2 nhu cầu ấy
- Tại sao lại gọi là nhà văn hiện thực, nhà văn lãng mạn vì là do sở trường của nhà văn ấy thiên về hiện thực hay lãng mạn. Về văn học lãng mạn: khẳng định cái tôi cá nhân được giải phóng về tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng.
- Đề tài ưa thích của văn học lãng mạn: Thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo.
- Văn học lãng mạn thích nói cái biệt dị (những vùng xa lạ, những tính cách phi thường)
- Coi buồn đau là phạm trù của mĩ học. Nhân vật của văn học lãng mạn có nhu cầu đau khổ: ho lao,ốm yếu, chết (Tố Tâm, Chương
)
- Thể loại : thích hợp với thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình 3.2 Về Văn học hiện thực: ngược lại với văn học lãng mạn, đi vào những cảnh bình thường ở nông thôn, đi sâu vào bản chất nên các nhàvăn hiện thực coi
- Sáng tạo những điển hình để phản ánh xã hội, không thích tả thiên nhiên chỉ tả hiện thực Văn sĩ xã hội .
- Trọng sự chân thực của chi tiết nghiên cứu sự thật công phu.
Nên VHHT thường dùng nguyên mẫu
- Về thể loại tiểu thuyết và phóng sự là 2 thể loại mà văn học hiện tại thể hiện đầy đủ các đặc điểm của mình
- Chữ hiện tại phê phán chỉ có ở các nước xã hội chủ nghĩa để phân biệt với hệ thống xã hội chủ nghĩa mình là nhà khoa học để phát hiện bản chất .
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Yến Cherry