Thế nào là truyện cổ tích thần kì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

• Truyện cổ tích là gì? Thực ra trong thâm tâm mỗi người chúng ta đều phần nào cảm nhận được truyện cổ tích là gì. Bởi nó đã gắn bó với tuổi thơ mỗi người. Nhưng thực tế để định nghĩa được truyện cổ tích không dễ dàng như vậy. Ranh giới giữa các thể loại văn học dân gian rất phức tạp và khó xác định. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi đã có nhận xét “ Khi nói đến mấy tiếng “truyện cổ tích” hay truyện đời xưa” chúng ta đều sẵn có quan niệm đấy là một danh từ chung bao gồm hết thảy tất cả các loại truyện do quần chúng nhân dân vô danh sáng tác và truyền qua các thời đại”[3] • Theo như sách Ngữ Văn 10 tập 1 có định nghĩa “ Truyện cổ dân gian phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình cảm, đạo đức, mơ ước của nhân dân, về hình thức thường mang nhiều yếu tố thần kì, tượng trưng và ước lệ” [4] • Vậy ta có thể thấy truyện cổ tích là loại truyện xuất hiện từ rất xưa, chủ yếu do các tầng lớp bình dân sáng tác, trong đó óc tưởng tượng chiếm phần quan trọng. Truyện cổ tích trình bày cuộc sống với những con người trong những tương quan của xã hội có giai cấp (quan hệ địa chủ với nông dân, quan lại với nhân dân; quan hệ gia đình, quan hệ thầy trò,…).Truyện cổ tích khái quát tình hình xã hội thời đó một cách khách quan và nó còn phản ánh nguyện vọng, ước mơ của nhân dân • Thế giới cổ tích là một sáng tạo độc đáo của trí tưởng tượng dân gian. Ta đều biết là “trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế”. Nhưng “những yếu tố của thực tế” ấy đã được trí tưởng tượng dân gian cải biến nhào nặn trong sự hư cấu , để xây dựng nên một thế giới khác với thế giới thực tại, mà ta gọi bằng “thế giới truyện cổ tích”. Thế giới ấy – dù là ở truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích về loài vật hay truyện cổ tích sinh hoạt – là thế giới không có thực. • Nhân vật chính trong truyện cổ tích là người, lấy nguyên mẫu ngay trong xã hội loài người. Truyện cổ tích một mặt phản ánh sự đấu tranh của nhân dân chống lại giai cấp thống trị, cái ác, cái xấu nhưng nó vẫn chịu sự ảnh hưởng của thời đại. • Phân loại truyện cổ tích: + Truyện cổ tích thần kì + Truyện cổ tích sinh hoạt + Truyện cổ tích loài vật.
Trả lời
• Truyện cổ tích là gì? Thực ra trong thâm tâm mỗi người chúng ta đều phần nào cảm nhận được truyện cổ tích là gì. Bởi nó đã gắn bó với tuổi thơ mỗi người. Nhưng thực tế để định nghĩa được truyện cổ tích không dễ dàng như vậy. Ranh giới giữa các thể loại văn học dân gian rất phức tạp và khó xác định. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi đã có nhận xét “ Khi nói đến mấy tiếng “truyện cổ tích” hay truyện đời xưa” chúng ta đều sẵn có quan niệm đấy là một danh từ chung bao gồm hết thảy tất cả các loại truyện do quần chúng nhân dân vô danh sáng tác và truyền qua các thời đại”[3] • Theo như sách Ngữ Văn 10 tập 1 có định nghĩa “ Truyện cổ dân gian phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình cảm, đạo đức, mơ ước của nhân dân, về hình thức thường mang nhiều yếu tố thần kì, tượng trưng và ước lệ” [4] • Vậy ta có thể thấy truyện cổ tích là loại truyện xuất hiện từ rất xưa, chủ yếu do các tầng lớp bình dân sáng tác, trong đó óc tưởng tượng chiếm phần quan trọng. Truyện cổ tích trình bày cuộc sống với những con người trong những tương quan của xã hội có giai cấp (quan hệ địa chủ với nông dân, quan lại với nhân dân; quan hệ gia đình, quan hệ thầy trò,…).Truyện cổ tích khái quát tình hình xã hội thời đó một cách khách quan và nó còn phản ánh nguyện vọng, ước mơ của nhân dân • Thế giới cổ tích là một sáng tạo độc đáo của trí tưởng tượng dân gian. Ta đều biết là “trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế”. Nhưng “những yếu tố của thực tế” ấy đã được trí tưởng tượng dân gian cải biến nhào nặn trong sự hư cấu , để xây dựng nên một thế giới khác với thế giới thực tại, mà ta gọi bằng “thế giới truyện cổ tích”. Thế giới ấy – dù là ở truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích về loài vật hay truyện cổ tích sinh hoạt – là thế giới không có thực. • Nhân vật chính trong truyện cổ tích là người, lấy nguyên mẫu ngay trong xã hội loài người. Truyện cổ tích một mặt phản ánh sự đấu tranh của nhân dân chống lại giai cấp thống trị, cái ác, cái xấu nhưng nó vẫn chịu sự ảnh hưởng của thời đại. • Phân loại truyện cổ tích: + Truyện cổ tích thần kì + Truyện cổ tích sinh hoạt + Truyện cổ tích loài vật.