Thế nào là sáng chế, các đặc điểm cơ bản của sáng chế, sử dụng thông tin sáng chế hiệu quả?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Sáng chế, thông tin sáng chế và các đặc điểm cơ bản của thông tin sáng chế. 1.1. Sáng chế: Theo điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2013: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. 1.2. Thông tin sáng chế: Với chức năng thông tin, hệ thống sở hữu trí tuệ (SHTT) đòi hỏi Người nộp đơn đăng ký bảo hộ có nghĩa vụ bộc lộ đầy đủ và thực hiện công bố, phổ biến nội dung thông tin liên quan đến các đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ đã được cấp. Vì vậy, thông tin sáng chế được hiểu là toàn bộ các thông tin về công nghệ và thông tin về tình trạng pháp lý liên quan đến đăng ký sáng chế được ghi nhận trong quá trình thực hiện các thủ tục xác lập quyền Sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Có các dạng thông tin sáng chế sau: • Thông tin chính (bao gồm công báo sáng chế, bản mô tả sáng chế), • Thông tin cấp hai (thông tin tóm tắt sáng chế được tạo ra để thuận tiện cho việc tra cứu, tìm kiếm), • Thông tin cấp ba (chỉ mục tra cứu sáng chế theo số đơn, phân loại sáng chế hoặc theo tên người nộp đơn), • Cơ sở dữ liệu thông tin sáng chế (phần mềm tra cứu thông tin sáng chế trên đĩa quang, cơ sở dữ liệu trực tuyến trên mạng internet), • Các thông tin khác (thông tin về các vụ tranh chấp, xử lý khiếu nại liên quan đến sáng chế, v.v.). Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, người nộp đơn cần phải nộp đơn đăng ký sáng chế có kèm theo bản mô tả sáng chế trình bày một cách đầy đủ và rõ ràng về tình trạng kỹ thuật đã biết trước đó, những tồn tại và nhược điểm của chúng và đề xuất giải pháp kỹ thuật mới nhằm khắc phục những tồn tại này. 1.3. Đặc điểm cơ bản của thông tin sáng chế. Thông tin sáng chế có cấu trúc đồng nhất, chặt chẽ, đã được trải qua một quá trình thẩm định và chỉnh sửa lại tại Cơ quan SHTT và được phân loại thống nhất trong phạm vi quốc tế. Do vậy, thông tin sáng chế có độ tin cậy cao và trung thực. Cách viết và thể hiện vấn đề kỹ thuật luôn ngắn gọn, mạch lạc, đi thẳng vào mô tả nội dung của giải pháp công nghệ mới Thông tin sáng chế luôn phản ánh thông tin công nghệ mới nhất và được công bố sớm nhất so với các tài liệu khác nhằm có được quyền ưu tiên trước các đối thủ cạnh tranh khác. Rất nhiều thông tin công nghệ chỉ được tìm thấy sớm nhất trong thông tin sáng chế sẽ giúp cho việc nắm bắt nhanh các công nghệ mới nhất. Hơn 80% thông tin công nghệ có trong sáng chế nhưng không xuất hiện trong các tài liệu khác. Thông tin sáng chế chứa khối lượng nội dung công nghệ phong phú, bao trùm hầu hết các ngành, các lĩnh vực công nghệ từ trước cho tới nay. Là một bộ sưu tập đầy đủ nhất về tình hình phát triển của các loại công nghệ đã được biết đến trên toàn thế giới. Thông tin sáng chế dùng để làm thông tin về quyền, xác định phạm vi và giới hạn độc quyền của mỗi sáng chế. Việc tiếp cận các tài nguyên thông tin sáng chế ngày nay được thực hiện chủ yếu thông qua tra cứu trực tuyến các thư viện IPDL trên mạng thông tin toàn cầu internet (hầu hết là miễn phí). 2. Sử dụng thông tin sáng chế. Thông tin sáng chế là một nguồn tài nguyên vô cùng có giá trị đối với doanh nghiệp, cá nhân vì: Doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể khai thác thông tin về sáng chế của nước ngoài, trong đó thông tin về sáng chế sẽ được bộc lộ công khai, doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể thực hiện nghiên cứu và sản xuất sản phẩm tương tự và có thể thương mại hóa sản phẩm đó (Lưu ý: Khi tìm được sáng chế của nước ngoài cần quay lại tìm kiếm tại cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ trong nước xem sáng chế đó có được bảo hộ trong nước không, nếu được bảo hộ trong nước thì dừng lại; còn nếu sáng chế đó không được bảo hộ trong nước thì có thể tiếp tục nghiên cứu và sản xuất sản phẩm với mục đích thương mại nhưng không được xuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia có bảo hộ cho sáng chế đó). Điều này tuân thủ theo nguyên tắc bảo hộ độc lập trong công ước Paris. Việc nghiên cứu và sản xuất sản phẩm với mục đích thương mại là hòa toàn hợp pháp. Khai thác thông tin sáng chế sẽ tránh được các nghiên cứu trùng lặp với các giải pháp công nghệ đã được bộc lộ trong sáng chế đã có. Nhờ đó, định hướng nghiên cứu và triển vọng ứng dụng của các công nghệ tiềm năng cần tiếp tục đầu tư và phát triển để có được các sáng chế trong tương lai. Tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế của các nước đều quy định phải đảm bảo tính mới của thế giới và đạt được trình độ sáng tạo chung, do đó, để các kết quả đề tài nghiên cứu được cấp Bằng độc quyền sáng chế, trước khi thực hiện đề tài, nhất thiết phải tra cứu thông tin sáng chế nhằm tránh bị từ chối cấp Bằng độc quyền sáng chế do trong quá trình thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế, Cơ quan SHTT tìm ra được đối chứng tương tự đã có trước thời điểm nộp đơn làm mất tính mới hoặc không đạt được trình độ sáng tạo. Tra cứu thông tin sáng chế sẽ gợi mở những ý tưởng sáng tạo hoặc giải pháp công nghệ mới cho các nhà nghiên cứu và phát triển công nghệ. Để đảm bảo cho các quá trình đầu tư tránh được rủi ro hoặc bị lâm vào các cuộc tranh chấp về vi phạm quyền sáng chế, các công nghệ được sử dụng phải đảm bảo không vi phạm quyền sáng chế đang có hiệu lực tại vùng lãnh thổ dự định sẽ đầu tư. Trong quá trình thương mại hoá kết quả nghiên cứu, khái niệm "Freedom to operate (FTO)" ("Tự do hành động") đang được chú trọng và trở thành một trong những công việc ưu tiên phải thực hiện trước khi tiến hành thương mại hoá các dự án nghiên cứu-triển khai công nghệ. Để thực hiện phân tích FTO, cần thiết phải tra cứu thông tin sáng chế. Việc tra cứu thông tin của các chủ sở hữu sáng chế sẽ giúp xác định rõ về đối tác tiềm năng hoặc đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực công nghệ. Trong quá trình tra cứu thông tin về công bố đơn, nếu phát hiện một đơn đăng ký sáng chế được nộp bởi một công ty khác có nguy cơ gây trở ngại cho sản phẩm hoặc công nghệ của công ty mình, thì công ty này cần phải tìm kiếm các tài liệu đã được bộc lộ trước đó và gửi tới Cơ quan SHTT nhằm ngăn cản việc đơn này được cấp Bằng độc quyền sáng chế. Trước khi thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ thông qua việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN, việc bên nhận quyền sử dụng đối tượng SHCN tham khảo thông tin sáng chế (cụ thể là tìm hiểu nội dung của bản mô tả sáng chế) là việc làm rất hữu ích và tạo cơ hội cho bên mua tiếp cận và tìm hiểu kỹ lưỡng, cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của các loại công nghệ hiện có trên thị trường, từ đó đi đến quyết định có nên tiến hành đàm phán để ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN thích hợp. Sau khi đã ký kết hợp đồng, việc tham khảo bản mô tả sáng chế là cần thiết để cung cấp các thông tin có giá trị phục vụ sản xuất và ứng dụng công nghệ đã được đề cập trong bản mô tả. Đương nhiên, nếu chuyển quyền sử dụng đối với những công nghệ không được cấp Bằng độc quyền sáng chế sẽ không thể có được những thông tin có giá trị này. Đối với bên chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, thông tin sáng chế là công cụ hữu hiệu để phổ biến, quảng bá và giới thiệu công nghệ mới đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế trên phạm vi toàn thế giới, giúp cho công chúng và những người quan tâm biết đến công nghệ mới nhanh nhất. Ngày nay, thông qua internet, các cơ sở dữ liệu trực tuyến tra cứu thông tin sáng chế của Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO), Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), WIPO, v.v... là những địa chỉ rất tin cậy để tiếp cận tới thông tin công nghệ mới. Nghiên cứu xu hướng phát triển của công nghệ trên thế giới bằng cách tìm hiểu các giải pháp công nghệ trong cùng một lĩnh vực trong những khoảng thời gian khác nhau sẽ cho thấy hướng phát triển của công nghệ đó trong tương lai và dự báo về nhu cầu sản phẩm, xác định mục tiêu phát triển. 3. Các giải pháp khai thác thông tin sáng chế Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ đã tạo ra một khối lượng lớn các sáng chế luôn được cập nhật vào nguồn thông tin sáng chế, một vấn đề được đặt ra: không thể dừng lại tra cứu thông tin sáng chế một cách riêng rẽ và tách biệt nhau. Cần thiết phải tập hợp thành từng nhóm các sáng chế theo một số tiêu chí nhất định và theo dõi chúng trong những khoảng thời gian và phạm vi nhất định theo kiểu "lập bản đồ công nghệ" để thu nhận được hình ảnh tổng thể về quá trình phát triển công nghệ mới. Tổ chức hoạt động ứng dụng thông tin sáng chế trong các viện nghiên cứu, trường đại học nên được triển khai theo các hướng chính. Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, năng lực thiết bị công nghệ thông tin, đường kết nối internet,v.v. phục vụ công việc tra cứu thông tin. Do các cơ sở dữ liệu sáng chế có chứa số lượng dữ liệu từ vài triệu đến hàng chục triệu đơn đăng ký, có kèm theo thông tin toàn văn, nên cấu hình các máy tính phải luôn được nâng cấp, thay thế mới. Các cán bộ làm công tác thông tin sáng chế cần được thường xuyên đào tạo, cập nhật kỹ năng tra cứu thông tin. Do đặc thù của nguồn thông tin sáng chế chủ yếu bằng tiếng nước ngoài, cần thiết trang bị các công cụ hỗ trợ phục vụ trong quá trình tra cứu thông tin. Cần tăng cường các dịch vụ đi kèm giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp hiểu biết rõ hơn về sáng chế, các quyền được hưởng, các điều luật quốc tế.
Trả lời
1. Sáng chế, thông tin sáng chế và các đặc điểm cơ bản của thông tin sáng chế. 1.1. Sáng chế: Theo điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2013: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. 1.2. Thông tin sáng chế: Với chức năng thông tin, hệ thống sở hữu trí tuệ (SHTT) đòi hỏi Người nộp đơn đăng ký bảo hộ có nghĩa vụ bộc lộ đầy đủ và thực hiện công bố, phổ biến nội dung thông tin liên quan đến các đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ đã được cấp. Vì vậy, thông tin sáng chế được hiểu là toàn bộ các thông tin về công nghệ và thông tin về tình trạng pháp lý liên quan đến đăng ký sáng chế được ghi nhận trong quá trình thực hiện các thủ tục xác lập quyền Sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Có các dạng thông tin sáng chế sau: • Thông tin chính (bao gồm công báo sáng chế, bản mô tả sáng chế), • Thông tin cấp hai (thông tin tóm tắt sáng chế được tạo ra để thuận tiện cho việc tra cứu, tìm kiếm), • Thông tin cấp ba (chỉ mục tra cứu sáng chế theo số đơn, phân loại sáng chế hoặc theo tên người nộp đơn), • Cơ sở dữ liệu thông tin sáng chế (phần mềm tra cứu thông tin sáng chế trên đĩa quang, cơ sở dữ liệu trực tuyến trên mạng internet), • Các thông tin khác (thông tin về các vụ tranh chấp, xử lý khiếu nại liên quan đến sáng chế, v.v.). Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, người nộp đơn cần phải nộp đơn đăng ký sáng chế có kèm theo bản mô tả sáng chế trình bày một cách đầy đủ và rõ ràng về tình trạng kỹ thuật đã biết trước đó, những tồn tại và nhược điểm của chúng và đề xuất giải pháp kỹ thuật mới nhằm khắc phục những tồn tại này. 1.3. Đặc điểm cơ bản của thông tin sáng chế. Thông tin sáng chế có cấu trúc đồng nhất, chặt chẽ, đã được trải qua một quá trình thẩm định và chỉnh sửa lại tại Cơ quan SHTT và được phân loại thống nhất trong phạm vi quốc tế. Do vậy, thông tin sáng chế có độ tin cậy cao và trung thực. Cách viết và thể hiện vấn đề kỹ thuật luôn ngắn gọn, mạch lạc, đi thẳng vào mô tả nội dung của giải pháp công nghệ mới Thông tin sáng chế luôn phản ánh thông tin công nghệ mới nhất và được công bố sớm nhất so với các tài liệu khác nhằm có được quyền ưu tiên trước các đối thủ cạnh tranh khác. Rất nhiều thông tin công nghệ chỉ được tìm thấy sớm nhất trong thông tin sáng chế sẽ giúp cho việc nắm bắt nhanh các công nghệ mới nhất. Hơn 80% thông tin công nghệ có trong sáng chế nhưng không xuất hiện trong các tài liệu khác. Thông tin sáng chế chứa khối lượng nội dung công nghệ phong phú, bao trùm hầu hết các ngành, các lĩnh vực công nghệ từ trước cho tới nay. Là một bộ sưu tập đầy đủ nhất về tình hình phát triển của các loại công nghệ đã được biết đến trên toàn thế giới. Thông tin sáng chế dùng để làm thông tin về quyền, xác định phạm vi và giới hạn độc quyền của mỗi sáng chế. Việc tiếp cận các tài nguyên thông tin sáng chế ngày nay được thực hiện chủ yếu thông qua tra cứu trực tuyến các thư viện IPDL trên mạng thông tin toàn cầu internet (hầu hết là miễn phí). 2. Sử dụng thông tin sáng chế. Thông tin sáng chế là một nguồn tài nguyên vô cùng có giá trị đối với doanh nghiệp, cá nhân vì: Doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể khai thác thông tin về sáng chế của nước ngoài, trong đó thông tin về sáng chế sẽ được bộc lộ công khai, doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể thực hiện nghiên cứu và sản xuất sản phẩm tương tự và có thể thương mại hóa sản phẩm đó (Lưu ý: Khi tìm được sáng chế của nước ngoài cần quay lại tìm kiếm tại cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ trong nước xem sáng chế đó có được bảo hộ trong nước không, nếu được bảo hộ trong nước thì dừng lại; còn nếu sáng chế đó không được bảo hộ trong nước thì có thể tiếp tục nghiên cứu và sản xuất sản phẩm với mục đích thương mại nhưng không được xuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia có bảo hộ cho sáng chế đó). Điều này tuân thủ theo nguyên tắc bảo hộ độc lập trong công ước Paris. Việc nghiên cứu và sản xuất sản phẩm với mục đích thương mại là hòa toàn hợp pháp. Khai thác thông tin sáng chế sẽ tránh được các nghiên cứu trùng lặp với các giải pháp công nghệ đã được bộc lộ trong sáng chế đã có. Nhờ đó, định hướng nghiên cứu và triển vọng ứng dụng của các công nghệ tiềm năng cần tiếp tục đầu tư và phát triển để có được các sáng chế trong tương lai. Tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế của các nước đều quy định phải đảm bảo tính mới của thế giới và đạt được trình độ sáng tạo chung, do đó, để các kết quả đề tài nghiên cứu được cấp Bằng độc quyền sáng chế, trước khi thực hiện đề tài, nhất thiết phải tra cứu thông tin sáng chế nhằm tránh bị từ chối cấp Bằng độc quyền sáng chế do trong quá trình thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế, Cơ quan SHTT tìm ra được đối chứng tương tự đã có trước thời điểm nộp đơn làm mất tính mới hoặc không đạt được trình độ sáng tạo. Tra cứu thông tin sáng chế sẽ gợi mở những ý tưởng sáng tạo hoặc giải pháp công nghệ mới cho các nhà nghiên cứu và phát triển công nghệ. Để đảm bảo cho các quá trình đầu tư tránh được rủi ro hoặc bị lâm vào các cuộc tranh chấp về vi phạm quyền sáng chế, các công nghệ được sử dụng phải đảm bảo không vi phạm quyền sáng chế đang có hiệu lực tại vùng lãnh thổ dự định sẽ đầu tư. Trong quá trình thương mại hoá kết quả nghiên cứu, khái niệm "Freedom to operate (FTO)" ("Tự do hành động") đang được chú trọng và trở thành một trong những công việc ưu tiên phải thực hiện trước khi tiến hành thương mại hoá các dự án nghiên cứu-triển khai công nghệ. Để thực hiện phân tích FTO, cần thiết phải tra cứu thông tin sáng chế. Việc tra cứu thông tin của các chủ sở hữu sáng chế sẽ giúp xác định rõ về đối tác tiềm năng hoặc đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực công nghệ. Trong quá trình tra cứu thông tin về công bố đơn, nếu phát hiện một đơn đăng ký sáng chế được nộp bởi một công ty khác có nguy cơ gây trở ngại cho sản phẩm hoặc công nghệ của công ty mình, thì công ty này cần phải tìm kiếm các tài liệu đã được bộc lộ trước đó và gửi tới Cơ quan SHTT nhằm ngăn cản việc đơn này được cấp Bằng độc quyền sáng chế. Trước khi thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ thông qua việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN, việc bên nhận quyền sử dụng đối tượng SHCN tham khảo thông tin sáng chế (cụ thể là tìm hiểu nội dung của bản mô tả sáng chế) là việc làm rất hữu ích và tạo cơ hội cho bên mua tiếp cận và tìm hiểu kỹ lưỡng, cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của các loại công nghệ hiện có trên thị trường, từ đó đi đến quyết định có nên tiến hành đàm phán để ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN thích hợp. Sau khi đã ký kết hợp đồng, việc tham khảo bản mô tả sáng chế là cần thiết để cung cấp các thông tin có giá trị phục vụ sản xuất và ứng dụng công nghệ đã được đề cập trong bản mô tả. Đương nhiên, nếu chuyển quyền sử dụng đối với những công nghệ không được cấp Bằng độc quyền sáng chế sẽ không thể có được những thông tin có giá trị này. Đối với bên chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, thông tin sáng chế là công cụ hữu hiệu để phổ biến, quảng bá và giới thiệu công nghệ mới đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế trên phạm vi toàn thế giới, giúp cho công chúng và những người quan tâm biết đến công nghệ mới nhanh nhất. Ngày nay, thông qua internet, các cơ sở dữ liệu trực tuyến tra cứu thông tin sáng chế của Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO), Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), WIPO, v.v... là những địa chỉ rất tin cậy để tiếp cận tới thông tin công nghệ mới. Nghiên cứu xu hướng phát triển của công nghệ trên thế giới bằng cách tìm hiểu các giải pháp công nghệ trong cùng một lĩnh vực trong những khoảng thời gian khác nhau sẽ cho thấy hướng phát triển của công nghệ đó trong tương lai và dự báo về nhu cầu sản phẩm, xác định mục tiêu phát triển. 3. Các giải pháp khai thác thông tin sáng chế Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ đã tạo ra một khối lượng lớn các sáng chế luôn được cập nhật vào nguồn thông tin sáng chế, một vấn đề được đặt ra: không thể dừng lại tra cứu thông tin sáng chế một cách riêng rẽ và tách biệt nhau. Cần thiết phải tập hợp thành từng nhóm các sáng chế theo một số tiêu chí nhất định và theo dõi chúng trong những khoảng thời gian và phạm vi nhất định theo kiểu "lập bản đồ công nghệ" để thu nhận được hình ảnh tổng thể về quá trình phát triển công nghệ mới. Tổ chức hoạt động ứng dụng thông tin sáng chế trong các viện nghiên cứu, trường đại học nên được triển khai theo các hướng chính. Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, năng lực thiết bị công nghệ thông tin, đường kết nối internet,v.v. phục vụ công việc tra cứu thông tin. Do các cơ sở dữ liệu sáng chế có chứa số lượng dữ liệu từ vài triệu đến hàng chục triệu đơn đăng ký, có kèm theo thông tin toàn văn, nên cấu hình các máy tính phải luôn được nâng cấp, thay thế mới. Các cán bộ làm công tác thông tin sáng chế cần được thường xuyên đào tạo, cập nhật kỹ năng tra cứu thông tin. Do đặc thù của nguồn thông tin sáng chế chủ yếu bằng tiếng nước ngoài, cần thiết trang bị các công cụ hỗ trợ phục vụ trong quá trình tra cứu thông tin. Cần tăng cường các dịch vụ đi kèm giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp hiểu biết rõ hơn về sáng chế, các quyền được hưởng, các điều luật quốc tế.