Thế nào là phương pháp quan sát trong XHH?
kiến thức chung
Là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm thông qua các tri giác nghe, nhìn để thu nhận thông tin về các quá trình, các hiện tượng xã hôi dựa trên cơ sở đề tài và mục tiêu của một cuộc nghiên cứu. Nguồn thông tin quan sát là toàn bộ hành vi của người được nghiên cứu. Điểm mạnh của quan sát là thường đạt được ngay ấn tượng trực tiếp về sự thể hiện hành vi của con người, trên cơ sở đó, điều tra viên tiến ahnhf ghi chép hay hình thành các câu trả lời trong bảng hỏi có trước. Tuy vậy quan sát cũng có nhược điểm là chỉ có thể sử dụng cho việc nghiên cứu những hiện tượng, sự kiện hiện tại chứ không phải trong quá khứ hoặc tương lai. Hơn nữa sử dụng pp quan sát các sự kiện xảy ra trong thời gian dài thì ấn tượng đã có từ quan sát lần đầu dề đánh lừa, che lấp những lần quan sát tiếp theo. Các lọai quan sát: Quan sát có chuẩn mực: là quan sát mà trong đó người quan sát đã sớm xác định được những yếu tố nào của khách thể nghiên cứu là có ý nghĩa nhất để tập trung chú ý vào đó. Quan sát không chuẩn mực (quan sát tự do): là lọai quan sát mà trong đó người nghiên cứu chưa xác định được trước các yếu tố của khách thể quan sát liên quan đến việc nghiên cứu cần được quan sát.
12/ Là phương pháp nghiên cứu dựa trên các tư liệu, văn bản, sách báo hay công trình nghiên cứu có liên quan nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu. Muốn dùng phương pháp này, trước hết phải dựa vào đề tài, mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn những tài liệu thích hợp. Ưu điểm: Giúp chúng ta nghiên cứu những đối tượng trong quá khứ hoặc hiện tại nhưng không có dịp hay cơ hội trực tiếp tiếp xúc được. ít gặp vướng mắc hoặc bị phản ứng từ phía đối tượng. Tiết kiệm được thời gian, tiền bạc mà vẫn dảm bảo tính chính xác Nhược điểm: Dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm, tư tưởng của tác giả (vì số đông được viết tự do, không phải phục vụ cho nghiên cứu). Có nhiều hạn chế, nhất là khi dùng cá nguồn tài liệu riêng hoặc nằm trong phạm vi bảo mật.
Nội dung liên quan
Đan Uyên