Thế nào là phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học. Nêu các cách phân loại và ưu, nhược điểm của phương pháp này?
khoa học
Người nghiên cứu có nên là lời phỏng vấn hay không? Nêu những điểm lợi và điểm bất lợi khi người nghiên cứu là người phỏng vấn.
Nội dung liên quan
Nguyễn Thu
Người nghiên cứu có nên là lời phỏng vấn hay không? Nêu những điểm lợi và điểm bất lợi khi người nghiên cứu là người phỏng vấn.
Mỹ Ngọc
1. Khái niệm
Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khao học
Thuộc phương pháp điều tra thực tiễn.
Là phương pháp nói chuyện trực tiếp giữa nhà khoa học với các đối tượng cần biết ý kiến
Cuộc nói chuyện có chủ đích nên được chuẩn bị chu đáo về nội dung, về chiến thuật dẫn dắt câu chuyện, làm cho cuộc nói chuyện diễn ra tự nhiên và người được hỏi tự bộc lộ quan điểm, tâm trạng của mình
Phỏng vấn có thể được ghi âm, tốc ký hay quay phim để có tài liệu đầy đủ và chính xác.
2. Các cách phân loại
2.1. Theo mục đích phỏng vấn
Phỏng vấn thường: Được thực hiện trên quy mô rộng với nhiều đối tượng trả lời
Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề kinh tế, chính trị hay xã hội phức tạp nào đó Yêu cầu đối với người tiến hành phỏng vấn sâu: Có kinh nghiệm, trình độ học vấn cao và am hiểu sâu sắc vấn đề cần nghiên cứu
2.2. Theo mức độ chuẩn bị
Phỏng vấn có chuẩn bị trước: Phỏng vấn theo kế hoạch, thậm chí gửi trước câu hỏi phỏng vấn cho người được phỏng vấn
Phỏng vấn không chuẩn bị trước: Tình huống bất chợt bắt gặp một đối tác am hiểu nội dung mà người nghiên cứu cần phỏng vấn
2.3. Theo tính trực tiếp
- Phỏng vấn trực tiếp: Là tiếp xúc trực tiếp để phỏng vấn, tạo quan hệ gần gũi giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn, người phỏng vấn có cơ hội quan sát phản ứng của người được phỏng vấn và đưa ra những đối cách ứng phó, nâng cao hiệu quả phỏng vấn
- Phỏng vấn qua điện thoại: Có thể là phỏng vấn có chuẩn bị hoặc không chuẩn bị trước, và được thực hiện qua điện thoại.
3. Trình tự dẫn dắt một cuộc phỏng vấn
1. Thiết lập sự tiếp xúc bước đầu mà mục đích là tạo không khí thân thiện, cởi mở cho câu chuyện
2. Củng cố cuộc tiếp xúc bằng những câu hỏi đầu tiên theo kế hoạch phỏng vấn như những câu hỏi thông thường về cuộc sống, sinh hoạt, các mối quan tâm…
3. Chuyển qua các câu hỏi chính cần phỏng vấn.
Cần có những lời lẽ dẫn dắt, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của câu chuyện 4. Nhanh chóng thiết lập lại cuộc nói trong trường hợp nó bị ngắt quãng giữa chừng vì những lí do nào đó 5. Kết thúc cuộc trò chuyện
4. Nguyên tắc khi phỏng vấn
• Nghệ thuật đặt câu hỏi phải đảm bảo các yêu cầu - Nội dung câu hỏi phải cụ thể, không mập mờ
- Đặt câu hỏi phải vô tư, tế nhị, tránh dẫn dắt người trả lời theo ý muốn chủ quan của mình
- Chỉ nên hỏi từng câu một và phải luôn chú ý đến những manh mối đã được nói ra hay bị che dấu
• Nghệ thuật lắng nghe. Phải lắng nghe một cách chủ động, sáng tạo và phải có sự nhạy cảm cao trong tư duy, kết hợp giữa trực giác và cảm giác một cách chính xác. Khi lắng nghe cần chú ý:
- Chủ động thể hiện sự đồng cảm với người nói
- Phải biết suy luận, chắt lọc và tìm hiểu những chỉ báo về những gì người nói còn băn khoăn, lo lắng hoặc những gì mà người nói đã tin tưởng và khẳng định.
- Phải hiểu ý nghĩa của từng chi tiết khi người trả lời do dự, im lặng hay có những biểu hiện khác nhau khi trả lời một câu hỏi nào đó
• Phải tiến hành phỏng vấn một cách linh hoạt, sáng tạo, không khiên cưỡng. 5. Ưu, nhược điểm
• Ưu điểm:
Cho phép thu thập được những thông tin về thực tại cũng như các thông tin về suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của đối tượng
Các thông tin thu được có chất lượng cao, tính chân thực và độ tin cậy của thông tin có thể kiểm nghiệm được trong quá trình phỏng vấn
Nhược điểm:
Đòi hỏi người đi phỏng vấn phải là chuyên gia có trình độ cao, có kỹ năng xử lý các tình huống, am hiểu lĩnh vực nghiên cứu, biết cách tiếp đối tượng phỏng vấn, do vậy, phương pháp phỏng vấn khó triển khai được trên qui mô rộng
Tiếp cận đối tượng để phỏng vấn là việc tương đối khó Ví dụ về phương pháp phỏng vấn sâu:
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=OaAeAypecT0