Thế nào là "đấu tranh giải phóng loài người"?
Trong cuốn tiểu thuyết "Thép đã tôi thế đấy" của nhà văn người Liên Xô Nikolai Alekseyevich Ostrovsky, đồng chí Pavel Korchagin - nhân vật chính của truyện đã có một câu nói bất hủ, trở thành một phương châm sống của biết bao thế hệ thanh niên Cách mạng:
“Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”
Vậy, "sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người " nói ở đây là gì?
Câu nói đó giờ phù hợp với tình cảnh hiện tại hay không. Nếu có thì ta cần "đấu tranh" cho cái gì, giải phóng ai?
giải phóng
,thép đã tôi thế đấy
,đấu tranh
,lịch sử
,triết học
Giải phóng con người khỏi sự tha hóa bản tính tự nhiên của con người; giải phóng con người khỏi sự nô dịch, áp bức, bóc lột của thực dân, đế quốc và đói nghèo, mù chữ, bệnh tật; giải phóng con người khỏi chủ nghĩa cá nhân; giải phóng con người khỏi tàn dư, hậu quả của chiến tranh.
Để rõ hơn mình xin bổ sung thêm một số quan điểm của triết học Mác - Lenin:
1. Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.
Con người không phải là cái tôi cố hữu, riêng biệt, trừu tượng. Mà con người thông qua những quan hệ xã hội để thể hiện sự tồn tại của mình.
2. Con người biến đổi bản chất tự nhiên thành bản chất xã hội của chính mình.
3. Xã hội là sản phẩm của tác động qua lại của những con người.
Không mâu thuẫn với mục 1 bởi vì mối quan hệ xã hội và xã hội không phải là đồng nhất. Con người thông qua lao động biến đổi bản chất tự nhiên thành bản chất xã hội, có thể hiểu con người mang bản chất xã hội và vì thế nhiều người tạo thành xã hội.
4. Con người là một bộ phận của tự nhiên.
Mác cho rằng tự nhiên là "thân thể vô cơ" của con người. Còn người phải ở lại bên trong thân thể vô cơ đó để tồn tại, nên con người là một phần của tự nhiên.
5. Mối quan hệ: Con người - Tự nhiên - Xã hội
Con người tồn tại trong tự nhiên và cũng tồn tại trong xã hội. Con người thể hiện cả 2 bản chất: tự nhiên và xã hội. Tự nhiên và xã hội tạo thành một thể thống nhất với nhau trong bản chất con người.
Như vậy theo trích dẫn tư tưởng của Bác, đã trả lời cho câu hỏi: giải phóng loài người là gì?
Còn vế sau, theo định nghĩa của Bác, việc đấu tranh giải phóng loài người, bây giờ vẫn còn phù hợp. Đấu tranh cho loài người, giải phóng loài người khỏi những thứ trong định nghĩa trên của Bác.
Nếu ngoài câu hỏi, bạn có thắc mắc gì mình sẽ bổ sung thêm.
Nguyễn Hữu Hoài
Để rõ hơn mình xin bổ sung thêm một số quan điểm của triết học Mác - Lenin:
1. Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.
Con người không phải là cái tôi cố hữu, riêng biệt, trừu tượng. Mà con người thông qua những quan hệ xã hội để thể hiện sự tồn tại của mình.
2. Con người biến đổi bản chất tự nhiên thành bản chất xã hội của chính mình.
3. Xã hội là sản phẩm của tác động qua lại của những con người.
Không mâu thuẫn với mục 1 bởi vì mối quan hệ xã hội và xã hội không phải là đồng nhất. Con người thông qua lao động biến đổi bản chất tự nhiên thành bản chất xã hội, có thể hiểu con người mang bản chất xã hội và vì thế nhiều người tạo thành xã hội.
4. Con người là một bộ phận của tự nhiên.
Mác cho rằng tự nhiên là "thân thể vô cơ" của con người. Còn người phải ở lại bên trong thân thể vô cơ đó để tồn tại, nên con người là một phần của tự nhiên.
5. Mối quan hệ: Con người - Tự nhiên - Xã hội
Con người tồn tại trong tự nhiên và cũng tồn tại trong xã hội. Con người thể hiện cả 2 bản chất: tự nhiên và xã hội. Tự nhiên và xã hội tạo thành một thể thống nhất với nhau trong bản chất con người.
Như vậy theo trích dẫn tư tưởng của Bác, đã trả lời cho câu hỏi: giải phóng loài người là gì?
Còn vế sau, theo định nghĩa của Bác, việc đấu tranh giải phóng loài người, bây giờ vẫn còn phù hợp. Đấu tranh cho loài người, giải phóng loài người khỏi những thứ trong định nghĩa trên của Bác.
Nếu ngoài câu hỏi, bạn có thắc mắc gì mình sẽ bổ sung thêm.
Nguyenphuhoang Nam
Với mình ở thời điểm hiện tại là làm giáo dục
Kwazamnieska Lee JiMin
«Cái quý nhất của con người là Sự Sống. Đời người chỉ Sống có một lần. Phải Sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã Sống hoài Sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người».
• • •
Câu nói nổi tiếng này, nếu cần soi, khá nhiều người hiểu-gồm 2 mệnh đề:
phần đầu thuộc về Giá Trị chung mà cả loài người đều chia sẻ, phần còn lại.. rất kén lòng đồng thuận trong “thế giới động vật cấp cao” vốn tràn trề Ham Muốn ấy (và cũng nghiêm túc TỰ NGỘ ấy).
▪︎ MỆNH ĐỀ 1– «Đời người chỉ Sống có một lần. Phải Sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã Sống hoài Sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình» ⬅️ QUÁ RÕ: BẤT KỲ Con Người-Địa Cầu đâu đâu (da màu gì, quốc tịch chi, ở thời nào, lý tưởng ra sao..), đa phần cũng CHỈ LOANH QUANH với “Chân Lý/Quy Luật Sống” này, KHÔNG biện tranh-cãi cự khác nổi;
▪︎ MỆNH ĐỀ 2– «Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận (...) để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người» ⬅️ DỄ THẤY: thể loại “người U” rung cảm khác xa “người Z”, thể loại “người O” toan tính ngược nghịch với thể loại “người AB” v.v.. (chớ đinh ninh..tất tật đều răm rắp MỘT MÀU như..mơ/tưởng/ngỡ).
Nếu, phân biệt ra 2 phần như thế (và, thực tế luôn là vậy, hoặc, hơn cả vậy), thì..
Việc NÊU CÂU HỎI: «"sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người" nói ở đây là gì?”»
➙ SẼ CHỈ THU HÚT mối quan tâm ở những ai hướng tới “MỆNH ĐỀ 2” nhiều hơn. Từ đó, những người này mới cần phải LỌ MỌ tìm hiểu thêm 2 chi tiết sau: “Câu nói đó giờ phù hợp với tình cảnh hiện tại hay không” và “Nếu CÓ thì ta cần 'đấu tranh' cho cái gì, giải phóng ai?”
➙ Tất nhiên, những ai xem “Pavel hoàn toàn KHÔNG CÒN PHÙ HỢP nữa”, thì, không thể không “VỨT toẹt BỎ luôn” toàn bộ hình tượng Pavel, phủ định sạch những giá trị từng một thời “hot”/“best-seller”; rồi đương nhiên, PHỚT/LƯỚT qua chủ đề liên quan “Nga/Xô/ngố, khắm, nghèo ngu-đói rạc” v.v.. này, mà không hề mảy may.. nhúc nhích một cọng lông nheo.
➙ Còn, loại khác hơn 2 loại trên, do lăn tăn giữa “bỏ thương, vương tội”, BUỘC PHẢI THỪA NHẬN.. 1/2 vấn đề (dù Không Muốn CÔNG NHẬN) rằng, Pavel CÓ THẬT, hoàn toàn không-phải-là-mẫu-người SIÊU THỰC (như.. superman, orc/elf.. chẳng hạn).
➙ có loại thứ Tư không ?
• • •
.. Bất chấp thái độ như nào, kèm bên cạnh đó là một thực tế khó chối bỏ đối với những ai (trong cả 3 loại trên) còn năng lực suy tư (và chịu sử dụng chất xám để.. nghiền ngẫm nhân gian):
— Nếu xã hội tiêu dùng đương đại (thiên về “kim bản vị” hơn là.. “đối nhân-xử nghĩa”) vẫn còn tự huyễn VỚI ngộn ngợp sách-net-tv-xinêma..về những anh hùng “Siêu Nhân/Superman”, “Người Dơi/Batman”, “Người Nhện/Spiderman” cùng hàng loạt “thiên tài ưa khuấy đảo càn khôn” lẫy lừng khác v.v.. chẳng hạn (những HEROes này, ví dụ đơn cử như trong “vũ trụ Marvel”, đều hành thiện diệt ác, phò trợ Công Lý, lấy Giàu độ Nghèo blah..blah..blah);
VẬY THÌ,..
HÀ CỚ GÌ..
một hình tượng-như PAVEL, được cách điệu từ cuộc sống thật của một thanh niên Xô Viết lại.. không xứng đáng để vinh danh, hoặc, ít nhất, được THƯƠNG MẠI HÓA để 'nhồi não' bao thế hệ, như mọi HEROes ảo diệu/siêu hình/tưởng tượng.. kia ?
PAVEL là “orc/Ác Quỷ” chăng ?
Vạch tới đây, thì.. lờ mờ lú ló bao điều.. khúc khích khác, trong đó, hằn rõ một cốt truyện cổ tích vàng thau:
➙ Cứ-Vẫn là loại «Game tranh tim-giành óc» xưa cũ ấy, kéo dài, ngầm dai, rúc rích.
• • •
.. trả lời dạng ngắn mà Tôi CHỌN:
— Trong thời đương đại nghiệt ngã thường hằng của "chớm đầu" 2/5 thế kỷ 21 này, câu của Pavel KHÔNG CÒN hợp và VẪN CỨ hợp;
— phần “MỆNH ĐỀ 2” là vô nghĩa với “số này” song lại nâng cấp với “số kia”, đồng thời, cũng.. vô sinh với “số nọ”..
— «'đấu tranh' cho cái gì, 'giải phóng' ai?» — may thay, bên cạnh khái niệm “ĐẤU tranh”, loài người hiện đã quen với thái độ sống “CẠNH tranh”, và, không chỉ có duy nhất tư duy “giải PHÓNG”, mà còn có cả giải tỏa, giải quyết, giải độc, “giải THOÁT”..
⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃
Vô vàn thú vị khi khe khẽ khua khoắng «mạch sống Pavel» ngỡ đã.. phôi phai.
Cảm Ơn bạn “Npqa Bean” đã.. tình cờ nêu 'một lục địa vấn đề' còn quá phong phú cần khai khẩn, khám phá.. bên dưới lớp áo cũ mèm- tác phẩm «Thép đã TÔI, thế đấy», bên trong một hiện thực vẫn cứ rần rật sinh sôi, và thẳm sâu là cả một mạch nguồn óng ánh lan tỏa..
Đồng thời,
Cảm Ơn bạn Anh Phương đã mời tôi một câu hỏi/ngẫu nhiên chạm vào chủ đề vẫn nóng hổi thời sự này, dẫu rằng, với khá nhiều người Việt (khó nhầm là phải hơn.. 7O%) “Pavel và Liên Xô một thuở” giờ đã là món ăn nguội lạnh, nhòe nhạt màu trên hàng tá mẫu "thực đơn tâm hồn ngoại nhập" vàng úa, nhăn nheo.
▪︎ nhấp link này:
☘️
Chào Xuân Quý Mão an yên, mãn nguyện. Trân trọng.
Vũ Ngọc
Huyền Hà
Quan niệm về sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người thì mình nghĩ bạn có thể tham khảo Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này. Còn hiện tại, sự nghiệp này đối với mình là đấu tranh giải phóng sức khỏe tinh thần của con người. Xã hội càng phát triển thì vấn đề tinh thần như trầm cảm, tự tử,... ngày càng phổ biến. Song, mình ít thấy nó thực sự được quan tâm, có quan tâm cũng không triệt để. Vậy nên muốn giải phóng thể chất vẫn cần giải phóng tinh thần đã.