Thế nào là ca dao ?
kiến thức chung
Như ta đã biết ca dao là một trong những thể loại văn học lâu đời nhất trong dòng văn học Việt Nam. Đây là thể loại luôn giữ vai trò quan trong trọng việc hình thành tiếng nói của dân tộc, phản ánh sinh hoạt của nhân dân, biểu hiện những những nhận xét, những ý nghĩ của nhân dân trong cuộc đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội, xây dựng đất nước. Nói như vậy để hiểu được, mặc dù ca dao đã xuất hiện từ rất lâu rồi nhưng vẫn còn khá nhiều câu hỏi được đặt ra và vẫn chưa có câu trả lời cho thể loại này. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thể loại này. Nguyễn Đình Thi từng nói: “Nhìn chung tính chất của nghệ thuật trong xã hội, chúng ta thấy khi việc sản xuất còn đơn sơ, nghệ thuật là một nghệ thuật tự nhiên do những người sản xuất tự làm lấy...Nghệ thuật tự nhiên, với tính chất tập đoàn và không tên là nghệ thuật nặng về bản năng- dùng bản năng để nhận thức và cảm thụ cuộc sống...trong xã hội ta, trải nhiều thế kỷ nghệ thuật tự nhiên của bình dân đã tồn tại song song với nghệ thuật chính cống giai cấp phong kiến” Vì vậy, với mỗi người, ca dao lại có một cách hiểu riêng biết từ đó dẫn đến có thêm khá nhiều định nghĩa cho thuật ngữ này:
Trong “Ca dao trữ tình chọn lọc”, các tác giả đưa ra định nghĩa về ca dao như sau: “Ca dao bắt nguồn từ dân ca, vận động từ dân ca. Ca dao là những câu tách ra khỏi dân ca để sống một cuộc sống khác, với tư cách là diễn xướng khác, với cách thưởng thức khác và dần dần trở thành một đôi tượng hoàn chỉnh có thi pháp của nó.”
Theo Từ điển Văn học bộ mới, định nghĩa thì ca dao có định nghĩa như sau: “ Ca dao hay còn gọi là phong giao. Phong giao, ca dao không phải những thuật ngữ tự nhiên mà là những thuật ngữ Hán - Việt. Bộ phận ca dao đầu tiên được các nhà Nho dùng ở Việt Nam để gọi là những bộ phận câu thơ mà họ quan tâm và đã được ghi chép trong vốn ca hát cũng như những câu vid truyền miệng trong dân gian. Bộ phận phần nhiều những câu thơ ấy góp phần phản ánh phong tục tập quán hoặc có ý nghĩa giáo dục như theo cách hiểu của nhà Nho, vì vậy nó được coi là phần tinh túy nhất của thơ ca dân gian và thơ ca dân tộc…Nếu định nghĩa theo từ nguyên thì ca là bài hát có chương khúc, có âm nhạc kèm theo; dao là bài bát trơn. Như vậy có nghĩa là giữa thuật ngữ ca dao và dân ca không có ranh giới quá rõ ràng. Song trong thực thế, khi những tri thức chép lại những câu hát và bài hát dân gian thì học chỉ quan tâm đến phần lời thơ của bài hát ấy, cho nên thuật ngữ ca dao dùng để chỉ những ghi chép ấy có nội dung hẹp hơn so với thuật ngữ dân ca. Hơn nữa thời xưa khi ghi chép, người ta chỉ chéo lại những câu thơ hay nhất phản ánh rõ nét những phong tục, đạo đức và giáo dục đời sống,.. nên thuật ngữ ca dao lại càng thu hẹp hơn nữa. Đây cũng là một đặc tính để phân biệt ca dao với các thể loại ca nhạc trữ tình khác như: vè, sử thi,… Cho nên về sau người ta còn dùng thuật ngữ ca dao để chỉ một hình thức thể loại thơ ca dân tộc: những sáng tác này có thể thuộc phạm trù văn học dân gian nếu nó là những sáng tác tập thể, hay cũng có thể thuộc phạm trù văn học thành văn nếu nó được một các nhân sáng tác và thành văn…”
Giải nghĩa như vậy khá rõ ràng về định nghĩa cũng như nguồn gốc, vị thế của ca dao trong kho tàng văn học Việt Nam. Về mặt hình thức, ca dao Việt Nam có những đặc tính như thế, còn về nội dung, so với toàn thể văn học của nước ta, những câu ca dao đã phản ánh nhiều hơn về tình hình đời sống sản xuất, sinh hoạt đặc tính dân tộc, như chịu đựng gian khổ, bền bỉ và dũng cảm trong chiến đấu, yêu lao động, yêu tự do, có những mỗi tính nồng thắm lành mạnh giữa nam nữ, mỗi tình thắn thiết đối với nhà, với nước của nhân dân Việt Nam.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Thị Xuân Uyên