Thế hệ học sinh ngày nay có phải thế hệ luôn SỢ SAI và phải LUÔN ĐÚNG hay không?

  1. Giáo dục

  2. Tâm lý học

Từ khóa: 

giáo dục

,

giáo dục

,

tâm lý học

Câu hỏi này khá thú vị. Nhưng mình nghĩ rằng không phải riêng thế hệ học sinh đâu và nỗi sợ thực sự ở đây là "sợ khi người khác biết được mình sai" và "luôn đúng tức là giống y như những gì được hướng dẫn" :)

Vì sao có nỗi sợ ấy? do cách mọi người phản ứng và cách chúng ta nghĩ về sự "sai" chưa "đúng" và về sự "đúng" một cách rất "sai" :)) 

Khi biết ai đó sai, phản ứng của mọi người xung quanh thường không phải lúc nào cũng đủ dịu dàng và tế nhị (và đặc biệt là không ai phản ứng giống ai) sẽ có người cho qua, có người lôi ra để mổ xẻ phân tích, có người dùng nó là công cụ để công kích, có người thì đem ra làm trò cười, có người thì giấu nhẹm đi để dễ sai khiến v.v... Những phản ứng (thường là không như mong đợi này) khiến chúng ta cảm thấy bị tổn thương và mất đi sự tự tôn. Do đó chúng ta rất sợ hãi khi người khác biết được mình sai. Cách nghĩ này làm tăng thêm sự tiêu cực, gắn nhãn đáng hổ thẹn và chặn lối của cách học thông qua phép "thử - sai". Vậy nên sự sợ hãi + sai lầm = combo của sự u tối. Và chừng nào chúng ta chưa nhận ra, chừng ấy suy nghĩ này vẫn khống chế chúng ta một cách hiệu quả.

Còn về việc phải "luôn đúng" thì cần thời gian suy ngẫm xem thế nào là đúng. Nhưng hầu hết mọi người không đủ bình tĩnh, kiên nhẫn để quan tâm đến nội dung yêu cầu mà chỉ quan tâm đến thực thi yêu cầu thôi (các yêu cầu này thường kèm theo phần thưởng để làm "nhụt ý chí" của con người rất tinh vi). Do đó, làm theo yêu cầu là cách nhanh gọn, ít phiền toái và nhanh nhất để được "đúng" và "đúng" là cách để có phần thưởng. Những đó cũng là lối tắt nhanh nhất để đi đến với sự ỷ lại, thụ động và bế tắc.

Tình trạng này có thể được khắc phục, nhưng vì một số lý do nó sẽ không được khắc phục sớm. Mặc dù mình mong rằng sự chờ đợi này không phải là kiểu "chờ đợi Godot".

Trong khi chờ đợi, mình tin mỗi cá nhân vẫn có thể tự khai phóng bản thân bằng con đường tự học.

.

Trả lời

Câu hỏi này khá thú vị. Nhưng mình nghĩ rằng không phải riêng thế hệ học sinh đâu và nỗi sợ thực sự ở đây là "sợ khi người khác biết được mình sai" và "luôn đúng tức là giống y như những gì được hướng dẫn" :)

Vì sao có nỗi sợ ấy? do cách mọi người phản ứng và cách chúng ta nghĩ về sự "sai" chưa "đúng" và về sự "đúng" một cách rất "sai" :)) 

Khi biết ai đó sai, phản ứng của mọi người xung quanh thường không phải lúc nào cũng đủ dịu dàng và tế nhị (và đặc biệt là không ai phản ứng giống ai) sẽ có người cho qua, có người lôi ra để mổ xẻ phân tích, có người dùng nó là công cụ để công kích, có người thì đem ra làm trò cười, có người thì giấu nhẹm đi để dễ sai khiến v.v... Những phản ứng (thường là không như mong đợi này) khiến chúng ta cảm thấy bị tổn thương và mất đi sự tự tôn. Do đó chúng ta rất sợ hãi khi người khác biết được mình sai. Cách nghĩ này làm tăng thêm sự tiêu cực, gắn nhãn đáng hổ thẹn và chặn lối của cách học thông qua phép "thử - sai". Vậy nên sự sợ hãi + sai lầm = combo của sự u tối. Và chừng nào chúng ta chưa nhận ra, chừng ấy suy nghĩ này vẫn khống chế chúng ta một cách hiệu quả.

Còn về việc phải "luôn đúng" thì cần thời gian suy ngẫm xem thế nào là đúng. Nhưng hầu hết mọi người không đủ bình tĩnh, kiên nhẫn để quan tâm đến nội dung yêu cầu mà chỉ quan tâm đến thực thi yêu cầu thôi (các yêu cầu này thường kèm theo phần thưởng để làm "nhụt ý chí" của con người rất tinh vi). Do đó, làm theo yêu cầu là cách nhanh gọn, ít phiền toái và nhanh nhất để được "đúng" và "đúng" là cách để có phần thưởng. Những đó cũng là lối tắt nhanh nhất để đi đến với sự ỷ lại, thụ động và bế tắc.

Tình trạng này có thể được khắc phục, nhưng vì một số lý do nó sẽ không được khắc phục sớm. Mặc dù mình mong rằng sự chờ đợi này không phải là kiểu "chờ đợi Godot".

Trong khi chờ đợi, mình tin mỗi cá nhân vẫn có thể tự khai phóng bản thân bằng con đường tự học.

.

Đúng! Và lý do khiến thế hệ bây giờ luôn sợ mình mắc lỗi là vì giáo dục từ những năm mầm non đến Đh đều bắt học sinh phải "ĐÚNG". Hoặc ngay cả bố mẹ, mình nói một bộ phận chứ không vơ đũa cả nắm nhé.

Làm bài tập sai, trừ điểm.

Thử nghiệm sai, trừ điểm.

Làm việc sai, khiển trách, dọa nạt.

Mắc lỗi, quở trách, thậm trí là mắng mỏ không ra gì.

Rồi được tiêm vào đầu là con người ta thế này thế kia, nó giỏi thế chai thế lọ. Gây áp lực lên cho thế hệ sau là phải giỏi, phải "không được đi vào vết xe đổ" của thế hệ trước. Bên cạnh đó, lại khuyến khích "dám làm, dám thử, dám sai". Mâu thuẫn kinh khủng!

Với trải nghiệm từ trường học bước ra ngoài đời đi làm thì cái này em thấy đúng. Từ bé đến lớn học trường chuyên, lớp chọn, đại học trường top đều là sinh viên ưu tú, tương đương với việc gần như mình đạt thành tích, điểm số tốt trong hầu hết các thứ tham gia.
Ở trường, tất cả các bài thi đều có quy trình là: Học lấy kinh nghiệm -> Thi cho kết quả
Còn ở ngoài đời thì là: Làm cho kết quả -> Học lấy kinh nghiệm

-> Quy trình ngược hoàn toàn với trường học, ra ngoài đời vấp váp với những thất bại đầu tiên là điều nhiều người từ trường học ra đời phải vượt qua, vượt qua cái cảm giác không hoàn hảo, cảm giác "Luôn đúng" và "Sợ Sai". 

Mentor nhiều khi phải nhắc mình là cứ làm đi, đừng nghĩ nhiều quá, đừng chuẩn bị nhiều quá. Cứ làm thôi.