[Thế Giới Động Vật] Lạc Đà - Chiếc thuyền của Sa Mạc
☁ Một con lạc đà có thể thồ được 200 kg hàng, hằng ngày đi được 40 km và có thể đi liên tục 3 ngày trong sa mạc. Nếu đi không, chúng có thể chạy được 15 km/h, liên tục trong 8 tiếng không nghỉ. Do vậy, nên chúng được gọi là “chiếc thuyền của sa mạc”.
☁ Có hai loại Lạc Đà trên thế giới: Lạc Đà Dromedary - Lạc Đà Ả Rập và Lạc Đà Bactrian - Lạc Đà châu Á.
☁ Khứu giác của Lạc Đà vô cùng nhạy bén, khi thuận chiều gió, lạc đà có thể ngửi thấy nguồn nước và cỏ từ khoảng cách xa 60km.
☁ Môi của Lạc Đà giống như lớp keo mềm, có thể ăn được hầu hết các loài thực vật chỉ sống trong sa mạc hoặc khu vực bán sa mạc, ngay cả xương rồng cũng không bỏ qua.
☁ Lạc Đà có rất nhiều phương pháp tiết kiệm nước : Khi ăn, để giảm bớt lượng nước mất đi, đầu lưỡi của Lạc Đà không thè ra ngoài; Khi nhiệt độ cơ thể lên tới 40°C, chúng mới bắt đầu toát mồ hôi. Lạc Đà cũng mất rất ít nước trong quá trình bài tiết.
☁ Cái bướu trên lưng Lạc Đà còn là một "nhà kho" tích trữ mỡ kỳ diệu, khi không có thức ăn, số mỡ có thể giúp Lạc Đà duy trì sự sống trong một thời gian dài.
☁ Khi Lạc Đà cần phải nạp nước trước những chuyến đi dài, một con trưởng thành có thể uống hết 113 lít nước chỉ trong vòng 13 phút. Ngoài ra, Lạc Đà cũng sở hữu cơ thể bù nước nhanh hơn bất kỳ loài động vật có vú nào khác trên hành tinh.
☁ Nước được lưu trữ trong máu của Lạc Đà. Không giống như các động vật có vú khác, hồng cầu của chúng là hình bầu dục chứ không phải hình tròn. Điều này tạo điều kiện cho dòng chảy của các tế bào hồng cầu trong quá trình mất nước.
☁ Lạc đà có ba mí mắt. Hai mí trong số đó có lông mi để bảo vệ mắt khỏi cát. Mí thứ ba rất mỏng, hoạt động như một loại "cần gạt nước" để làm sạch đôi mắt. Nó đóng và mở từ bên này sang bên kia thay vì lên và xuống.
☁ Mí này cũng đủ để lạc đà có thể nhìn xuyên qua một chút. Do đó, trong cơn bão cát hoặc một ngày gió lộng khiến cát bay mù mịt, mí thứ ba có thể vừa bảo vệ đôi mắt, vừa giúp lạc đà nhìn thấy đường để di chuyển.
☁ Bàn chân lớn, phẳng giúp lạc đà không bị lún xuống cát và cho phép chúng đứng vững hơn.
☁ Ngoài ra, Lạc Đà cũng có thể đóng lỗ mũi để cát không bay vào.
☁ Lạc Đà hai bướu có hai lớp lông: lớp lông tơ bên trong để giữ ấm và lớp lông thô bên ngoài dài hơn giống như tóc.
☁ Sữa Lạc Đà được ví như "vàng trắng" của sa mạc vì có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Lượng chất béo bão hóa trong sữa Lạc Đà chỉ bằng một nửa so với sữa bò thông thường, trong khi hàm lượng sắt cao gấp 10 lần, lượng vitamin C nhiều gấp 3 lần, có ít chất gây dị ứng hơn sữa bò, sữa dê và hầu như không chứa đường lactose.
☁ Lạc Đà vicuna chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của người Peru và là biểu tượng quốc gia xuất hiện trên quốc huy, đồng tiền của nước này.
☁ Trong lịch sử đế quốc Inca - Peru từng là một phần của đế quốc này. Người Inca thời xưa có luật lệ không ai được phép làm hại lạc đà vicuna và chỉ có giới quý tộc mới mặc quần áo bằng len dệt từ lông loài vật này. Đây là loại len thuộc hàng tốt nhất thế giới, chỉ thu hoạch 3-4 năm một lần sau nghi lễ được gọi là "chaccu".
⚠ Lạc Đà là loài động vật cần được bảo vệ. Lạc đà Bactrian là loài lạc đà hoang dã duy nhất còn sót lại trên thế giới và chỉ được tìm thấy ở hai nơi: Khu bảo tồn thiên nhiên Arjin Shan Lop Nur ở tỉnh Tân Cương của Trung Quốc và Khu bảo tồn nghiêm ngặt Great Gobi của Mông Cổ.
⚠ Loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng với chỉ khoảng 950 cá thể sống sót ngoài tự nhiên. Ngoại từ Lạc Đà Bactrian hoang dã, hầu hết các loài lạc đà khác đều được coi là đã thuần hóa.
lạc đà
,sinh vật cảnh
,khoa học
Wow đại gia nào hào phóng tặng 1 đùm coin luôn!
Pháp Lê
Wow đại gia nào hào phóng tặng 1 đùm coin luôn!
Sophie
Tớ cũng thích lạcc đà vì nó giống với các dân chơiii ở sa mạc í:P lúc nàooo nhìn cũngg như đang nhai kẹo cao suu chew chew :* :>>> và đang cườiiii :>>>>
Zorba Abraxas
Trời!!! cái gì thế kia 100 coin ?? :v
Nguyenphuhoang Nam
Loài động vật đắt giá nhất noron tính đến thời điểm hiện tại đã xuất hiện: Lạc đà :)) nhưng mình nghĩ với độ hiếm hoi của lạc đà hiện nay thì số coin trên là hoàn toàn xứng đáng.
RYU PYU
Series khoa học này hay ghê