Thế giới biểu tượng trong "Ông già và biển cả" của Heming Way?

  1. Sáng tác

Từ khóa: 

sáng tác

Ông già và biển cả là một tác phẩm rất giàu ý nghĩa biểu tượng:

  • Ông lão Santiago: Nhân vật ông lão là một biểu tượng về con người, một kiểu người anh hùng dũng cảm đấu tranh, luôn theo đuổi một khát vọng, nhưng cũng tỉnh táo ý thức được giới hạn của mình.

  • Con cá kiếm: tượng trưng cho những khó khăn, thử thách của con người, của tự nhiên. Nó là thành quả lao động của con người, là khát vọng lí tưởng của con người, đồng thời là biểu tượng của cái đẹp.

  • Đàn cá mập: tượng trưng cho những khó khăn, thử thách ngáng trở con đường vươn đến lí tưởng của con người. Nó là biểu tượng của cái xấu, cái tồi tệ, cái đáng lên án. Bọn tư sản chỉ biết cướp bóc không thành quả lao động của người lao động nghèo.

  • Biển cả: Một môi trường đầy khó khăn, thử thách. Biển là mẹ thiên nhiên kì vĩ, chứa đựng những khát vọng lớn lao của con người.

Đồng thời, đây cũng là sáng tác tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả Ernest Hemingway theo nguyên lý tảng bằng trôi. Những gì chúng ta nhìn thấy trong đoạn trích chỉ là một phần của tảng bằng, phần còn lại bị chìm sâu xuống tạo thành những khoảng trống văn học để người đọc có thể tìm tòi, phát hiện.

Phần nổi của tàng băng chính là cuộc ra khơi trong 84 ngày đêm của ông lão Santiago và cuộc vật lộn không ngừng nghỉ với con cá kiếm khổng lồ. Và cuối cùng ông lão cũng săn được con cá và trở về đất liền nhưng đàn cá mập đã xẻ thịt con cá nên Santiago chỉ mang về được một bộ xương mà thôi.

Phần chìm của tảng băng có thể hiểu là: Ông lão là hình ảnh người lao động có khát vọng đẹp. Biển cả là khung cảnh kì vĩ tương ứng với môi trường hoạt động sáng tạo của con người. Con cá kiếm không chỉ là con mồi mà còn là biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng của con người. Cuộc đi câu là hành trình theo đuổi một khát vọng to lớn vượt ra ngoài giới hạn của con người. Cuộc đời của con người là cuộc hành trình miệt mài đi tìm kiếm khát vọng và không bao giờ tới được với cái đích của mình: như ông lão đã câu được con cá kiếm khổng lồ song ông chỉ mang về được một bộ xương mà thôi.

Thứ có giá trị với người này, lại là thứ vô giá trị với người khác: con cá kiếm với với Santiago là thành quả cho cuộc chiến không cân sức với thiên nhiên, nhưng với những du khách thì đó chỉ là một bộ xương cá, không có giá trị. Cuộc chiến giữa ông già và con cá kiếm là cuộc chiến sinh tồn giữa con người với thiên nhiên rộng lớn, là cuộc chinh phục tự nhiên.

Ông lão và con cá đều là biểu tượng của cái đẹp: Ông lão là con người đẹp (với ý chí, nghị lực và suy nghĩ về con cá). Con con cá là hiện thân cho vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên.

  • Review tác phẩm Ông già và biển cả
Trả lời

Ông già và biển cả là một tác phẩm rất giàu ý nghĩa biểu tượng:

  • Ông lão Santiago: Nhân vật ông lão là một biểu tượng về con người, một kiểu người anh hùng dũng cảm đấu tranh, luôn theo đuổi một khát vọng, nhưng cũng tỉnh táo ý thức được giới hạn của mình.

  • Con cá kiếm: tượng trưng cho những khó khăn, thử thách của con người, của tự nhiên. Nó là thành quả lao động của con người, là khát vọng lí tưởng của con người, đồng thời là biểu tượng của cái đẹp.

  • Đàn cá mập: tượng trưng cho những khó khăn, thử thách ngáng trở con đường vươn đến lí tưởng của con người. Nó là biểu tượng của cái xấu, cái tồi tệ, cái đáng lên án. Bọn tư sản chỉ biết cướp bóc không thành quả lao động của người lao động nghèo.

  • Biển cả: Một môi trường đầy khó khăn, thử thách. Biển là mẹ thiên nhiên kì vĩ, chứa đựng những khát vọng lớn lao của con người.

Đồng thời, đây cũng là sáng tác tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả Ernest Hemingway theo nguyên lý tảng bằng trôi. Những gì chúng ta nhìn thấy trong đoạn trích chỉ là một phần của tảng bằng, phần còn lại bị chìm sâu xuống tạo thành những khoảng trống văn học để người đọc có thể tìm tòi, phát hiện.

Phần nổi của tàng băng chính là cuộc ra khơi trong 84 ngày đêm của ông lão Santiago và cuộc vật lộn không ngừng nghỉ với con cá kiếm khổng lồ. Và cuối cùng ông lão cũng săn được con cá và trở về đất liền nhưng đàn cá mập đã xẻ thịt con cá nên Santiago chỉ mang về được một bộ xương mà thôi.

Phần chìm của tảng băng có thể hiểu là: Ông lão là hình ảnh người lao động có khát vọng đẹp. Biển cả là khung cảnh kì vĩ tương ứng với môi trường hoạt động sáng tạo của con người. Con cá kiếm không chỉ là con mồi mà còn là biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng của con người. Cuộc đi câu là hành trình theo đuổi một khát vọng to lớn vượt ra ngoài giới hạn của con người. Cuộc đời của con người là cuộc hành trình miệt mài đi tìm kiếm khát vọng và không bao giờ tới được với cái đích của mình: như ông lão đã câu được con cá kiếm khổng lồ song ông chỉ mang về được một bộ xương mà thôi.

Thứ có giá trị với người này, lại là thứ vô giá trị với người khác: con cá kiếm với với Santiago là thành quả cho cuộc chiến không cân sức với thiên nhiên, nhưng với những du khách thì đó chỉ là một bộ xương cá, không có giá trị. Cuộc chiến giữa ông già và con cá kiếm là cuộc chiến sinh tồn giữa con người với thiên nhiên rộng lớn, là cuộc chinh phục tự nhiên.

Ông lão và con cá đều là biểu tượng của cái đẹp: Ông lão là con người đẹp (với ý chí, nghị lực và suy nghĩ về con cá). Con con cá là hiện thân cho vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên.

  • Review tác phẩm Ông già và biển cả
1. Thuật ngữ “biểu tượng” trong văn học Biểu tượng trong văn học đã được đề cập đến khá nhiều trong các tác phẩm phê bình văn học ở Việt Nam cũng như trên thế giới dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, tính chất đa nghĩa, trừu tượng, thậm chí là mơ hồ của các biểu tượng khiến cho việc phân tích và giải mã biểu tượng trong các tác phẩm văn học không dễ dàng, đôi khi lâm vào tình trạng bế tắc, tạo nên những “cuộc tranh luận liên miên về ý nghĩa của những biểu tượng” (Raymond Firth). Để tháo gỡ những bế tắc nói trên, chỉ “một mình” phê bình văn học sẽ rất khó giải quyết được hết những“đặc tính khó lường”của biểu tượng. Vì vậy, vấn đề giải mã biểu tượng cần có một cái nhìn tổng thể bao gồm cả văn học cũng như những ngành học thuật khác có liên quan như logic học, ký hiệu học, nhân học,…Ở đây, tôi xin trích dịch một phần trong cuốn Biểu tượng: Chung và riêng của GS. Raymond Firth (1901-2002) về vấn đề tiếp cận biểu tượng trong văn học dưới con mắt nhà nhân học như một góc nhìn tham chiếu cụ thể, mà theo ông:“Tiếp cận nhân học, với việc áp dụng một cách đầy đủ, sẽ có mục tiêu riêng của nó để đưa ra một sự mô tả mang tính hệ thống và phân tích các hành động mang tính biểu tượng bằng phương diện ngôn từ và phi ngôn từ của nó; để phân biệt các thành phần có ý nghĩa của hành động nói trên từ những gì ngẫu nhiên; để đánh dấu những thói quen hoặc các yếu tố chuẩn mực ngược lại với những gì thuộc về cá nhân và các phong cách riêng; làm sáng tỏ từ chính người đang thực hiện hành động, những người tham gia và những người không tham gia với những ý nghĩa mà họ đã gắn kèm với hành động; và để đưa tất cả những cái đó vào một khung khái niệm chung, và trong một khung cảnh cụ thể với vị thế và mối quan hệ nhóm của những người liên quan 2. Hình tượng ông lão đánh cá Santiago – một biểu tượng cho người anh hùng có ý chí kiên cường trước thử thách và là biểu tượng cho niềm tin vào cuộc sống của con người Hình tượng nhân vật người anh hùng không còn xa lạ gì với nền văn học. Hình tượng nhân vật anh hùng, có ý chí cao trước thử thách luôn luôn xuất hiện trong các tác phẩm văn học, không chỉ tiểu thuyết. Hemingway là tác giả không bao giờ để cho nhân vật của mình chịu khuất phục trước số phận. Tuyến nhân vật trong các tác phẩm của ông luôn luôn có ý chí cao trước những thử thách. Trong tác phẩm “Ông già và biển cả”, ông lão Santiago đại diện cho hình tượng nhân vật người anh hùng trước thử thách của thiên nhiên. Ngay từ đầu nhan đề, chúng ta đã thấy được hình tượng nhân vật anh hùng ẩn mình trong hình ảnh ông lão đánh cá. “Ông già” và “biển cả”, một ông lão mà được so sánh với thiên nhiên bao la, rộng lớn, chứng tỏ tác giả có dụng ý ngay từ khi đặt tên nhan đề. Tác giả muốn nêu lên sức mạnh của con người trước thiên nhiên bao la rộng lớn. Hình ảnh biển cả gợi cho ta thấy hình ảnh của một thế giới bao la, mênh mông. Còn ông già chỉ là một con người vô cùng nhỏ bé, nhưng lại được đặt ngang hàng với thế giới mênh mông, rộng lớn ấy. Hình tượng nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm tuy không đại diện cho tri thức nhưng lại có ý chí quyết tâm rất cao. Ông luôn luôn ý thức bản thân mình không ngừng cố gắng để vượt qua thử thách gian nan của thiên nhiên. Có khi bị thất bại nhưng ông không khi nào đầu hàng số phận. Tác phẩm mang nhiều tầng nghĩa, nó vừa mô tả cuộc sống khó khăn của con người với thiên nhiên, nhưng cũng mang nét nghĩa ham muốn chinh phục tự nhiên của con người. Chúng ta có thể thấy trong tác phẩm, một ông lão đánh cá già nua, sức khỏe yếu nhưng một mình chống lại tự nhiên bao la rộng lớn. Những con sóng của biển khơi cũng như gió đã gây cản trở hướng đi của con thuyền. Sau đó là cuộc chiến với con cá kiếm oai phong, khổng lồ. Ông mất khá nhiều thời gian để đấu tranh với nó. Ông đã chiến thắng con cá kiếm khổng lồ. Đó coi như một chiến công oai hùng của ông lão. Tiếp đó, ông phải chiến đấu với một đàn cá mập vây quanh con thuyền của ông. Dùng hết sức lực của mình để chiến đấu, hình tượng ông lão đánh cá Santiago còn đại diện cho một người anh hùng sẵn sàng chịu đau đớn để bảo vệ cho cái thiện. Trong tác phẩm, ta thấy được Santiago sẵn sàng chịu đau đớn để bảo vệ cho con cá kiếm của mình khỏi đàn cá mập, cũng như ông luôn luôn lo sợ con cá kiếm chịu đau đớn. Đó là hình ảnh người anh hùng kiểu Mĩ, một người anh hùng vừa có ý chí lại có tấm lòng cao thượng. Hình ảnh của ông còn là hình ảnh một người không hề biết khuất phục trước những thử thách của cuộc sống. Hình ảnh đó được thể hiện rõ ràng trong cuộc hành trình của ông trên đại dương mênh mông: “ Ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu những nếp nhăn. Những vết nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vết sẹo ấy dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn cả những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng còn vết sẹo nào trong số những vết sẹo ấy là mới cả. ..” Đó chính là ngoại hình của một người anh hùng dũng cảm, hình ảnh ông lão hiện lên với chằng chịt những vết sẹo đã cũ kĩ cho thấy được một thời trai trẻ của ông lão oai phong lẫm liệt. Cho đến bây giờ, người anh hùng ấy vẫn luôn luôn có ý chí quyết chiến đến cùng. Cho dù đã tám mươi tư ngày triền miên trên biển với chiếc thuyền không, nhưng ông lão vẫn không nguôi ý chí của mình, vẫn quyết tâm với mục tiêu và ước mơ của mình đã đề ra trước đó. Ông chưa bao giờ mất hi vọng và niềm tin vào bản thân mình. Ông có một tuổi trẻ oai phong lẫm liệt với biển cả, ông đã đạt được rất nhiều thành công khiến mọi người nể phục, tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, ông cũng gặp không ít những thất bại. Mặc dù có nhiều thất bại nhưng ông lão đánh cá chưa bao giờ nhụt chí, ý chí của ông vẫn cao ngút. Đó mới là điều đáng trân trọng. Ông lão đã một lần nói với cậu bé Manolin rằng: “Chưa bao giờ ông mất hẳn hy vọng và lòng tin”. Đó chính là lí do khiến ông gặt hãi được những thành công trong cuộc đời của mình. Cuộc đời của ông lão đánh cá như một vòng tuần hoàn may rủi đan xen lẫn nhau, nhưng ông luôn có niềm tin vào bản thân của mình. Tuy quá khứ ông gặt hái được rất nhiều thành công, nhưng không ai nhớ đến những thành công đó. Những người dân sống xung quanh chỉ thấy ông là một lão già gầy gò, ốm yếu ngày ngày đi kiếm những con cá để duy trì cho sự sống của mình. Họ cứ nghĩ rằng ông lão đánh cá chỉ được có như vậy, họ không quan tâm đến những khó khăn mà ông phải trải qua mà chỉ quan tâm vào thành quả ông đạt được. Santiago còn là biểu tượng cho niềm tin vào cuộc sống của con người. Trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta chắc chắn ai cũng có niềm tin. Niềm tin là động lực cho con người cố gắng, niềm tin đem lại những tia hi vọng mới cho cuộc đời. Khi con người ta bị cộng đồng chối bỏ, là khi niềm tin vào chính bản thân lại lớn lên, Santiagonằm trong trường hợp ấy. Cả dân chài ấy đều không ai tin tưởng vào tài năng của lão, lão trở thành lạc lõng, cô đơn nhưng chính niềm tin tạo cho lão sức mạnh, niềm tin vượt qua cả những cơn bão tố ngoài biển khơi và thậm chí ngay cả những cơn bão lòng xô đến khi mệt mỏi, yếu đuối. Santiago là một người đánh cá đã có niềm tin tuyệt đối về chân lí, về công việc mà ông theo đuổi. Dù sau tám mươi tư ngày ra khơi Santiago không câu được con cá nào nhưng ông vẫn có một niềm tin là mình sẽ làm được, sẽ câu được một con cá lớn. Và ông nhớ lại “Có hồi suốt tám mươi bảy ngày ta không bắt được cá nhưng sau đó trong ba tuần lễ ngày nào ta cũng vớ được cá lớn.” Với những gì đã trải qua và những kinh nghiệm đi biển đã giúp lão có lòng tin hơn vào công việc mà mình theo đuổi. Sau tám mươi ngày không câu được con cá nào bố mẹ chú bé Manolin không cho con theo thuyền của ông lão nữa mà phải đi theo thuyền khác. Bây giờ còn một mình lão cô đơn nhưng lão vẫn quyết tâm, vẫn có niềm tin vào chính mình, lão quyết định ra khơi sau tám mươi tư ngày không bắt được cá. Với quyết tâm bắt cho bằng được con cá lớn, lần này lão đi thật xa. Tuổi đã già sức lực có hạn nhưngSantiago lại mơ bắt được con cá lớn, thật lớn, xứng đáng với lão. Mơ ước đã thành hiện thực và cái bi đát lớn là ông lão bị chính con cá mình bắt được kéo đi. Lão không làm chủ được tình thế, con cá điều khiển lão, nó kéo lão ra khơi về phía đông mịt mùng sóng nước. Cuộc giằng co ấy kết thúc bằng cái chết của con cá. Được con cá lão vui vẻ giong thuyền vào bờ. Nhưng máu con cá khổng lồ đã loang trên đại dương, điều oái ăm lại xuất hiện, đàn cá Mập kéo đến. Lão lao vào cuộc chiến không cân sức nên khi vào bờ thành quả lao động của lão chỉ còn lại bộ xương, tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Đất trời thì rộng, đại dương thì mênh mông bát ngát xanh muôn đời, mặt trăng, mặt trời và cả những vì sao nơi xa xôi kia dẫu được lão xem là bạn vẫn cứ tuần du theo quy luật vĩnh hằng của chúng. Con người nhỏ bé, dẫu vẫy vùng đến đâu cũng không vượt thoát khỏi vòng luân hồi ấy. Bộ xương cá, đấy chính là tất cả những gì còn lại sau cuộc trường chinh vất vả của ngư ông, là thành quả lao động của một lần ra khơi hay của cả một đời phấn đấu gian truân. Như vậy Santiago đã có lòng tin, tin tưởng vào sức mạnh của mình, tin tưởng vào cuộc đời nên mới có thể thu về con cá Kiếm khổng lồ ở ngoài tuổi tám mươi. Chính niềm tin của Santiago vào cuộc đời, vào lí tưởng, vào những chân lí cuộc sống mà ông đã không bao giờ tuyệt vọng. Lão cho rằng “Có mà ngốc mới không hi vọng.”, “Thêm nữa mình tin chắc đấy là tội lỗi.” Santiago đã chiến thắng là vì lão biết nuôi hi vọng, chiến thắng của lão không thu về của cải vật chất nhưng bù lại lão đã khẳng định được niềm tin vào chính bản thân, khẳng định được sức mạnh của mình. Chiến thắng của ông lão là chiến thắng tinh thần đã giành được thành quả lao động không phải trải qua cái chết. Ông già vẫn sống trở về và không bi quan, thất vọng ông già lại sẵn sàng sống tiếp những ngày còn lại để chờ đợi những vinh quang sẽ đến. Santiago là hiện thân của người anh hùng sau những trang tiểu thuyết của Hemingway, tuy nhiên, Santiago cũng là hiện thân của những cái đẹp. Tác giả Lê Đình Cúc có lần khẳng định: “Ông già và biển cả ca ngợi ý chí quật cường của con người”. Santiago chính là biểu tượng của người anh hùng có ý chí quật cường trước những khó khăn của cuộc sống, của thiên nhiên. Tuy thành quả của ông đem về chỉ còn lại bộ xương của con cá kiếm, nhưng ông đã có cả một quá trình cố gắng chiến đấu, chịu đau đớn để bảo vệ con cá của mình. Santiago còn là biểu tượng cho người anh hùng nhỏ bé trước vũ trụ to lớn. Ông lão đánh cá tuy có thân hình nhỏ bé nhưng lại có ý chí quyết tâm vô cùng to lớn. Hình ảnh ông lão đánh cá gầy guộc cho ta thấy hình ảnh người anh hùng nhỏ bé nhưng có ý chí vô cùng lớn lao trong cuộc sống. Qua tác phẩm, Hemingway muốn nói lên khả năng, giới hạn của con người trước thiên nhiên. Dù có nhỏ bé, hữu hạn nhưng con người luôn luôn có khát khao chinh phục thiên nhiên, con người luôn có những ước mơ cao cả. Ông lão đánh cá Santiago còn hiện lên là mẫu người anh hùng với nét vẽ thô sơ, Hemingway một phần thể hiện quan điểm của người Mỹ về người anh hùng. Đó là những con người có ý chí nhưng cũng biết yêu quý thiên nhiên xung quanh mình. Những người anh hùng Mỹ phải có đủ các phẩm chất như thông minh, thảo vát, lịch thiệp, tự trọng, đáng kính đồng thời cũng phải can đảm, có ý chí quyết tâm cao. Hình tượng nhân vật ông lão đánh cá Santiago hiện lên như một người anh hùng thực thụ kiểu Mỹ, ông tuy không cao to nhưng ý chí quyết đấu của ông vô cùng lớn, ông còn biết yêu quý thiên nhiên, lo sợ con cá bị đau đớn, ra sức bảo vệ cho nó mặc dù bản thân mình đan chịu đau đớn. Thế giới bao la rộng lớn, con cá kiếm cũng đẹp tráng lệ, đàn cá mập tuy là những nhân vật phản diện trong tiểu thuyết, chúng đã phá nát công sức của ông lão đánh cá suốt mấy chục ngày lênh đênh trên biển khơi, nhưng chúng cũng rất đẹp, chúng đại diện cho những thử thách của thiên nhiên đối với ông lão đánh cá. Tuy ông lão đánh cá không chiến thắng đàn cá mập, nhưng trong cuộc đối thoại của ông với đàn cá mập, ta cảm nhận được đầy sự khinh bỉ của ông đối với chúng. Sau trận đánh, ông nhổ máu xuống biển và nói: “Cho chúng mày nuốt, lũ cá mập, nuốt để tưởng tượng vừa chết người”. Lũ cá mập tuy không giết người nhưng việc chúng phá hoại chiến công của ông lão đánh cá bao nhiêu ngày đã khiến cho ông lão đánh tổn hại rất nhiều, không chỉ về thể xác mà còn cả tinh thần. Ông đã rất vui vẻ sau khi bắt được con cá kiếm và cố gắng bảo vệ nó, nhưng mọi thứ sụp đổ hoàn toàn khi đàn cá mập ngu xuẩn quây xunh quanh con thuyền của ông lão đánh cá. Ông lão chỉ có một thân một mình trên biển, không có vũ khí trong khi đó bóng đêm trên biển như đồng lõa với lũ cá mập khiến cho ông lão rơi vào thế bất lợi, bị động, tuyệt vọng, lão biết rõ mình sẽ thua trận, thua liểng xiểng không còn cách nào cứu vớt nổi. Lời độc thoại nội tâm đầu tiên biểu lộ tâm trạng lo âu, mệt mỏi của ông lão trước khi diễn ra cuộc đọ sức với đàn cá mập: “nhưng chẳng có cách nào ngăn cho mùi cá tỏa hương trong đại dương và lão biết rằng giờ phút cam go đang đến gần”. Lời độc thoại nội tâm của ông lão ở đoạn cuối tác phẩm mang các tầng ý nghĩa biểu lộ những nét riêng trong tâm sự của ông lão khi đã biết mình thất bại trước những đợt tấn công như vũ bão của đàn cá mập hung dữ. Bây giờ lão đã biết mình bại trận hoàn toàn, không thể cứu vãn nổi. Ông lão đánh cá Santiago đại diện cho cái thiện, là biểu tượng của những người anh hùng Mỹ, ông mang trong mình đầy đủ các phẩm chất của những người anh hùng. Tuy cuộc chiến giữa ông và đàn cá mập không thành công, nhưng ông đã cố gắng hết sức chiến đấu đến cùng để bảo vệ con cá kiếm, đó mới là điều quý giá nhất đối với ông lão đánh cá. Từ hình tượng nhân vật Santiago chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học có ý nghĩa cho cuộc sống. Những ý nghĩ của ông lãoSantiago đều là những ý nghĩ lương thiện, tất cả những ý nghĩ đó của lão đều gắn bó với quan niệm nhân sinh. Rời đất liền ra biển cả mênh mông, Santiago rất cô đơn ông tâm sự với tất cả những gì ông có thể tâm sự được. Từ đó ông rút ra chân lí “chẳng có ai phải cô đơn trên biển cả”. Lão như muốn nhắn nhủ phải biết mê say với công việc, biết hòa vào vũ trụ, biết hồi tưởng và hơn hết là phải biết tự phân thân để chống lại nỗi cô đơn. Khi Santiago bắt được con cá Kiếm khổng lồ có thân hình rất đẹp nhưng sau đó cá Kiếm bị cá Mập tấn công ăn thịt thì lão cũng đưa ra một chân lí hết sức chân thực trong cuộc sống của con người đó là “Cái quá tốt đẹp thì chẳng bền”. Trong cuộc sống không có cái gì hoàn hảo cả, vì thế mỗi chúng ta không nên cầu toàn. Santiago đã chiến đấu rất mệt nhọc trên biển nhưng cuối cùng thành quả lao động cũng chỉ còn lại bộ xương nhưng ẩn đằng sau bộ xương ấy là những bài học muôn đời. Những bài học ấy đã nâng lên tầm khái quát có tính triết lí “Con người sinh ra không phải để thất bại”, “Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị khuất phục.” Con người với sức mạnh tinh thần, với ý chí quyết tâm nghị lực vươn lên trong cuộc sống thì sẽ chiến thắng tất cả mọi khó khăn, gian khổ của cuộc đời. Santiago còn đặt ra nhiều câu hỏi, mà mỗi câu hỏi của ông cũng là của mỗi chúng ta, của cả loài người. “Ta sinh ra để làm gì?” Câu hỏi làm cho mọi người phải suy nghĩ trả lời. Sinh ra để làm gì để rồi ai cũng đi đến cái chết. Vì vậy chúng ta hãy sống làm những điều tốt đẹp có ý nghĩa cho cuộc đời, đừng chen chúc lợi danh, thù oán nhau rồi cuối đời lại ân hận thì cũng đã muộn.“Tồn tại hay không tồn tại” Ông lão đánh cá Santiago không hỏi mà trả lời bằng cách thức của ông. Mục đích ở đời của ông, mục đích làm người là làm tốt điều mình theo đuổi. Ông sinh ra để làm nghề đánh cá vậy thì phải đánh cá cho tốt. Dù gian khổ, dù mất mát thậm chí là vô ích thì vẫn không được ngã lòng, không được thoái chí và tuyệt vọng. Ông lão Santiago đã nói lên một chân lí tuyệt vời, một câu trả lời thuyết phục cho vấn đề “Tồn tại hay không tồn tại” là: Đã sinh ra làm người thì phải sống cho xứng đáng với con người. Con hổ sinh ra đã là con hổ nhưng con người sinh ra chưa phải là con người. Con hổ chỉ có một môi trường sống là môi trường tự nhiên. Còn con người ngoài môi trường tự nhiên còn phải sống trong môi trường văn hóa nữa mới thành người mà lao động là một yếu tố quan trọng nhất để tạo nên môi trường văn hóa. Con người sống phải luôn luôn có niềm tin và hi vọng, niềm tin sẽ giúp chúng ta chiến thắng mọi khổ đau, đạt được những ước mơ chân chính. Ông cho rằng: “Có mà ngốc mới không hi vọng”, “Thêm nữa mình tin chắc đấy là tội lỗi.”. Ở tuổi già mà Santiago luôn yêu đời, yêu nghề, lạc quan, tin tưởng thật là đáng khâm phục. Đó là bài học sâu sắc không chỉ cho tuổi già mà cho tất cả những ai chưa đến tuổi ấy. Ông lão Santiago đã thể hiện quan niệm sống của mình thông qua ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm vô bờ bến để đạt đến mục đích lớn nhất, đúng đắn nhất của con người.