Thể chế lưỡng đầu vua Lê chúa Trịnh
Vua Lê-Chúa Trịnh cùng thể chế lưỡng đầu quả thực là việc hiếm thấy trong sử Việt. Vua Lê tuy mang danh nghĩa Thiên tử nhưng thực chất chỉ như một ông quan nhận bổng lộc từ Phủ chúa để coi việc tế tự; còn Trịnh Vương giống như Tào Tháo ngày trước, giữ Thiên tử bên cạnh mà lo đại chính. Phủ liêu tựa như một triều đình riêng với bộ máy bao gồm Tham tụng, Bồi tụng, Lục phiên, Ngũ phủ điều hành chính sự Bắc Hà chẳng khác nào Tể tướng, Á tướng, Lục bộ của vua Lê. Cung vua vốn trải qua binh lửa suốt từ thời Nam Bắc triều, lại không được tu bổ trong một thời gian dài nên ngày càng hoang phế, Điện Kính Thiên cũng bị đổi thành nơi thờ Trời Đất khiến vua Lê phải thiết triều ở bên ngoài Điện; trái ngược hoàn toàn với vẻ nguy nga, tuyệt cảnh của Phủ chúa với những trân cầm dị bảo nhân gian chưa từng thấy như chính lời Hải Thượng Lãn Ông đã miêu tả trong Thượng Kinh ký sự(chẳng thế mà mất tới hơn mười ngày ngọn lửa của Mẫn Đế mới có thể thiêu trụi nó). Cũng chính bởi cảnh đó mà hầu như các vua Lê chỉ khoanh tay rũ áo bỏ mặc chính sự để nhà Chúa tuỳ ý sắp xếp mọi việc. Họ Trịnh bị dẹp yên, tuy được Tây Sơn trả lại thực quyền nhưng Hiển Tông chẳng hề vui mừng bởi trước nay ông cũng như các Tiên đế đều dựa vào chúa Trịnh chứ có khi nào phải suy xét, quyết đoán đại sự; giờ đây nắm được thực quyền rồi liệu nên làm gì với chính sự Bắc Hà đây. Dân chúng quan lại trước giờ vốn chỉ biến đến chúa mà chẳng có vua, nay phải chiêu dụ thế nào để họ có thể tiếp tục phụng sự triều đình mà không có Phủ liêu; câu nói dưới đây sẽ cho ta thấy cái an phận, lo lắng không chỉ của Hiển Tông mà còn là cả triều đình nhà Lê lúc bấy giờ: -Trời sai nhà chúa phò ta. Chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui. Mất chúa, tức là cái lo lại về ta, ta còn vui gì. Nghe lời ấy mà càng thêm nẫu lòng cho vua Lê, cho chúa Trịnh, cho cái cơ nghiệp mấy trăm năm của vua nhưng do chúa gây dựng ấy. Một Hiến Đế nhu nhược không lo, một Tào Tháo quyền mưu lấn át; nhà Lê mất âu cũng là đúng với lẽ đời. Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong; Trịnh mà mất thì Lê cũng chẳng còn.
"Thiên hạ mất chuông chùa, chuông đã mất, vạc dựa vào đâu
Hoàng thượng thiêu phủ Chúa, phủ bị thiêu, điện trơ ra đó”
lịch sử
1 bên có tiếng ko có miếng, 1 bên có miếng ko có tiếng. Cộng sinh với nhau thì tồn mà hết hợp tác thì tan cả 2 bên thôi
Nguyễn Quang Vinh
1 bên có tiếng ko có miếng, 1 bên có miếng ko có tiếng. Cộng sinh với nhau thì tồn mà hết hợp tác thì tan cả 2 bên thôi