THAY VÌ TẤN CÔNG LX THÌ ĐỨC NÊN TẤN CÔNG ANH QUỐC, BẮC PHI, TRUNG ĐÔNG THẬM CHÍ DỪNG XÂM LƯỢC ??

  1. Lịch sử

-Xâm lược nước Anh: kế hoạch thất bại hoàn toàn khi mà Lutwaffe không thể kiểm soát bầu trời nước Anh.

Tuy nhiên, cứ giả sử, nước Đức dồn toàn bộ nguồn lực vào cuộc xâm lược này, thành quả đạt được sẽ là gì? Chính là một hòn đảo dân số ít, tài nguyên hạn chế. Trong khi nước Đức không hề có kinh nghiệm tác chiến đổ bộ, cuộc xâm lược sẽ là thiệt hại vô cùng khủng khiếp đối với nước Đức. Chưa kể chính phủ London có thể lưu vong sang các lãnh thổ thuộc Liên hiệp Anh như Canada để tiếp tục kháng chiến và đây thực sự là thảm họa cho Đức khi mà dừng cũng dở mà đánh tiếp cũng k xong

-Xâm lược Bắc Phi: thực tế nước Đức cũng đã thực hiện và đạt được những thành công đáng kể bước đầu. Nếu đặt trong giai đoạn 1941, có lẽ cũng là quá đủ đối với nước Đức, vì Bắc Phi giai đoạn này chưa phát hiện được nhiều tài nguyên khoáng sản như hiện nay.

-Xâm lược Trung Đông: quá xa đối với Đức và nước Đức cần thành công trong cuộc xâm lược Liên Xô và Bắc Phi để có thể thực hiện được.

-Dừng xâm lược: điều này trái ngược với những tuyên bố của Hitler về vận mệnh của nước Đức. Chưa kể sự thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên của nước Đức. Vì vậy, nước Đức buộc phải tiếp tục xâm lược vì sự phát triển của đất nước và để bảo vệ uy tín của Hitler.


Từ khóa: 

lịch sử

Việc tấn công LX ở thời điểm đó ko phải là ko có lý, với lợi thế về binh lực, vũ khí và tính bất ngờ, quân Đức hoàn toàn có cơ sở để đè bẹp LX. Và thực tế quân Đức đánh đến tận Moscow gần như ko gặp chướng ngại gì. Tuy nhiên, việc quân LX tử thủ ở Moscow cộng với mùa đông năm 41 ở Nga quá khắc nghiệt đã khiến quân Đức thất bại trong việc đánh chiếm nhanh Moscow.

Sai lầm tiếp theo là khi chiến lược chiến tranh chớp nhoáng thất bại, quân Đức tiếp tục chuyển sang đánh tiêu hao với LX ở Moscow trong điều kiện mùa Đông lạnh giá (chi viện của quân Đức phải chuyển từ Tây Âu sang trong khi LX có thể sản xuất vk ngay tại chỗ) thay vì rút quân về chi viện cho các mặt trận khác. Từ đó dẫn tới thất bại toàn diện của quân Đức ở trận này.

Sai lầm thứ 2 là sau khi thất bại ở Moscow, quân Đức tiếp tục chuyển sang đánh Stalingrad. Thật ra cũng ko hẳn là sai lầm, vì nếu thắng trận thì quân Đức sẽ có lại được lợi thế đã mất. Tuy nhiên, quân Đức bắt buộc phải đánh chiếm được Stalingrad trước mùa Đông nếu ko quân Đức sẽ hoàn toàn thất bại, việc all in vào đó rõ ràng là 1 nước cờ ko tốt khi mà ở các mặt trận khác quân đồng minh đã bắt đầu phản công. Và thực tế là sau khi thất bại trong việc đánh chiếm Stalingrad, quân Đức bị phản công thiệt hại nghiêm trọng và phải rút khỏi LX dẫn tới thất bại cuối cùng.

Trả lời

Việc tấn công LX ở thời điểm đó ko phải là ko có lý, với lợi thế về binh lực, vũ khí và tính bất ngờ, quân Đức hoàn toàn có cơ sở để đè bẹp LX. Và thực tế quân Đức đánh đến tận Moscow gần như ko gặp chướng ngại gì. Tuy nhiên, việc quân LX tử thủ ở Moscow cộng với mùa đông năm 41 ở Nga quá khắc nghiệt đã khiến quân Đức thất bại trong việc đánh chiếm nhanh Moscow.

Sai lầm tiếp theo là khi chiến lược chiến tranh chớp nhoáng thất bại, quân Đức tiếp tục chuyển sang đánh tiêu hao với LX ở Moscow trong điều kiện mùa Đông lạnh giá (chi viện của quân Đức phải chuyển từ Tây Âu sang trong khi LX có thể sản xuất vk ngay tại chỗ) thay vì rút quân về chi viện cho các mặt trận khác. Từ đó dẫn tới thất bại toàn diện của quân Đức ở trận này.

Sai lầm thứ 2 là sau khi thất bại ở Moscow, quân Đức tiếp tục chuyển sang đánh Stalingrad. Thật ra cũng ko hẳn là sai lầm, vì nếu thắng trận thì quân Đức sẽ có lại được lợi thế đã mất. Tuy nhiên, quân Đức bắt buộc phải đánh chiếm được Stalingrad trước mùa Đông nếu ko quân Đức sẽ hoàn toàn thất bại, việc all in vào đó rõ ràng là 1 nước cờ ko tốt khi mà ở các mặt trận khác quân đồng minh đã bắt đầu phản công. Và thực tế là sau khi thất bại trong việc đánh chiếm Stalingrad, quân Đức bị phản công thiệt hại nghiêm trọng và phải rút khỏi LX dẫn tới thất bại cuối cùng.