Thay vì cấm đoán, Việt Nam có thể hợp thức hóa và tạo ra một Ngành Kinh tế "Vỉa hẻ" ??

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

- Quy hoạch một cách bài bản

- Cấp giấy phép

- Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

-...

Chính phủ có thể hợp thức hóa và phát triển thành một ngành Kinh tế Vỉa hè như các ngành kinh tế, kinh doanh, dịch vụ khác được không nhỉ ???

photo-1-1510318483121-1510319015071
Từ khóa: 

kinh doanh và khởi nghiệp

Nếu nói là "cấm đoán" thì tôi thấy chưa chuẩn, vì hiện tại chính phủ không cấm đoán kinh doanh vỉa hè. Theo thống kê của Tổng cục thống kê 2017 thì Chính phủ vẫn tính kinh doanh vỉa hè vào diện hợp pháp. Cụ thể là VN có hơn 4,3 triệu hộ kinh doanh, trong đó 2,1 triệu là xe ôm, xây dựng tư nhân, quán vỉa hè, chợ cóc (nghĩa là "kinh tế vỉa hè" ở Việt Nam đang có khoảng 2,1 triệu hộ), và không hề được xét vào dạng cần thu thuế. 2,2 triệu hộ kinh doanh còn lại là những hộ kinh doanh có Mã số thuế, nghĩa là đối tượng cần thu thuế.

Như vậy là chính xác thì chính phủ không cấm kinh tế “vỉa hè”, đó là không cấm, chứ cũng không khuyến khích. Việc hợp thức hóa một cái gì đó nghĩa là đi kèm luôn cả mục tiêu phát triển nó, mà như vậy theo tôi thấy là không nên phát triển “Kinh tế vỉa hè”.

Không cấm đoán, không khuyến khích, nhưng phải quản lý (chất lượng dịch vụ, hạ tầng giao thông, môi trường,...). Mà bài toán về quản lý thôi đã là khó giải lắm rồi. Nguồn lực và năng lực thì có hạn, nên quyết sách nào muốn đưa ra cũng phải phù hợp với 2 yếu tố này. Về cơ bản là 4,3 triệu hộ kinh doanh hiện thời đều cần phải có một chính sách quản lý chung, nhưng vì bài toán nguồn lực và năng lực nên tạm thời 4,3 triệu hộ này được chia thành 2 dạng (như trên): 2,1 triệu hộ thuộc “Kinh tế vỉa hè” (dạng 1) và 2,2 triệu hộ kinh doanh nhỏ lẻ (dạng 2). Dựa trên năng lực hiện có thì Chính phủ đang ưu tiên quản lý những hộ ở dạng 2 nhiều hơn, nhưng thực tế thì quản lý dạng 2 thôi đã là rất khó rồi, thống kê năm 2017 là trong 2,2 triệu hộ kinh doanh ở dạng 2 thì cơ quan thuế mới chỉ quản lý được 1,6 triệu hộ mà thôi. Đó là đang nói kiểm soát thuế, chưa nói đến vô vàn các đầu mục quản lý khác.

Tôi đồng ý là việc phải quy hoạch lại “kinh tế vỉa hè” là việc nên làm, nhưng không phải ngay lúc này. Thứ nhất là bài toán nguồn lực và năng lực, thứ 2 việc quy hoạch nó đồng nghĩa với việc thu thuế nó, mà thu thuế luôn là vấn đề nhạy cảm, nhất là đối với tầng lớp này của xã hội.

Nhưng dù thế nào thì bước đầu tiên cần làm phải là quản lý chất lượng (vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường), còn về cấp phép hay quy hoạch là một mục tiêu lâu dài, trước mắt vẫn là phải quản lý cho tốt nhóm đối tượng thứ 2 trước đã.

Trả lời

Nếu nói là "cấm đoán" thì tôi thấy chưa chuẩn, vì hiện tại chính phủ không cấm đoán kinh doanh vỉa hè. Theo thống kê của Tổng cục thống kê 2017 thì Chính phủ vẫn tính kinh doanh vỉa hè vào diện hợp pháp. Cụ thể là VN có hơn 4,3 triệu hộ kinh doanh, trong đó 2,1 triệu là xe ôm, xây dựng tư nhân, quán vỉa hè, chợ cóc (nghĩa là "kinh tế vỉa hè" ở Việt Nam đang có khoảng 2,1 triệu hộ), và không hề được xét vào dạng cần thu thuế. 2,2 triệu hộ kinh doanh còn lại là những hộ kinh doanh có Mã số thuế, nghĩa là đối tượng cần thu thuế.

Như vậy là chính xác thì chính phủ không cấm kinh tế “vỉa hè”, đó là không cấm, chứ cũng không khuyến khích. Việc hợp thức hóa một cái gì đó nghĩa là đi kèm luôn cả mục tiêu phát triển nó, mà như vậy theo tôi thấy là không nên phát triển “Kinh tế vỉa hè”.

Không cấm đoán, không khuyến khích, nhưng phải quản lý (chất lượng dịch vụ, hạ tầng giao thông, môi trường,...). Mà bài toán về quản lý thôi đã là khó giải lắm rồi. Nguồn lực và năng lực thì có hạn, nên quyết sách nào muốn đưa ra cũng phải phù hợp với 2 yếu tố này. Về cơ bản là 4,3 triệu hộ kinh doanh hiện thời đều cần phải có một chính sách quản lý chung, nhưng vì bài toán nguồn lực và năng lực nên tạm thời 4,3 triệu hộ này được chia thành 2 dạng (như trên): 2,1 triệu hộ thuộc “Kinh tế vỉa hè” (dạng 1) và 2,2 triệu hộ kinh doanh nhỏ lẻ (dạng 2). Dựa trên năng lực hiện có thì Chính phủ đang ưu tiên quản lý những hộ ở dạng 2 nhiều hơn, nhưng thực tế thì quản lý dạng 2 thôi đã là rất khó rồi, thống kê năm 2017 là trong 2,2 triệu hộ kinh doanh ở dạng 2 thì cơ quan thuế mới chỉ quản lý được 1,6 triệu hộ mà thôi. Đó là đang nói kiểm soát thuế, chưa nói đến vô vàn các đầu mục quản lý khác.

Tôi đồng ý là việc phải quy hoạch lại “kinh tế vỉa hè” là việc nên làm, nhưng không phải ngay lúc này. Thứ nhất là bài toán nguồn lực và năng lực, thứ 2 việc quy hoạch nó đồng nghĩa với việc thu thuế nó, mà thu thuế luôn là vấn đề nhạy cảm, nhất là đối với tầng lớp này của xã hội.

Nhưng dù thế nào thì bước đầu tiên cần làm phải là quản lý chất lượng (vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường), còn về cấp phép hay quy hoạch là một mục tiêu lâu dài, trước mắt vẫn là phải quản lý cho tốt nhóm đối tượng thứ 2 trước đã.

Theo quan điểm mình thì tốt nhất đừng nên hợp pháp hóa kinh doanh vỉa hè, hoặc nếu có thì chỉ 1 phần nhỏ nhưng phải quản lý thật chặt, có quy định rõ ràng cụ thể. Vì một số lý do như

 - Cho phép vỉa hè có nghĩa là đã cho phép sử dụng sai mục đích, điều này đến từ một chính phủ sẽ là điều không xác đáng, còn cấp dưới thì lại chẳng dám vượt quyền.

 - Vỉa hè là phần đất dành cho nhiều mục đích, như ngăn cách phần nhà với phần xe chạy, bố trí các hệ thống hạ tầng điện nước, đậu đỗ các loại xe nhỏ và nhất là dành cho người đi bộ và đáp ứng phải được tầm 40% lưu lượng. Các nước cũng có kinh doanh vỉa hè nhưng vỉa hè họ cả chục mét ngang, họ luôn ngồi sát vào trong và chừa ít nhất cũng tầm 2-3m phía ngoài, còn ở VN rộng lắm tầm 5m nhưng ở các tuyến lớn ít ng đi bộ, và cũng ít ng bán buôn. Buôn bán thường gặp ở các phố cũ mà phố đấy thì vỉa hè tầm 2-3m thì đặt 1 cái quán ở đấy ng đi bộ chỉ còn cách đi chung "làn" với xe cộ. 

 - Mỹ quan đô thị hàng quán cứ cách quãng thì nhìn phố xá nhếch nhác, mà nếu cho phép đầu tư cho đẹp thì lại thành sai mục đích.

 - Ô nhiễm, vỉa hè thì không thể có đầu đủ các hệ thống để đảm bảo việc thu gom, dọn dẹp rác thải, các loại thức ăn, nước uống rơi vãi,...

 - Vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả mấy cái này thì rõ là khó quản lý.

 - An toàn giao thông. Xe lao lên vỉa hè "ăn mạng" là chuyện bình thường. Chưa kể ngồi sát vỉa hè. Càng nhiều người trên vỉa hè nguy cơ càng tăng lên, rồi hàng quán san sát thì xe cộ để dưới lòng đường trong khi chỗ nó phải là trên vỉa hè.

 - Xung đột giữa chủ đất tại vỉa hè và ng buôn bán trên vỉa hè, đa phần thì nếu nhà họ ở đó họ sẽ mở cửa hàng trong nhà. Nên ng bán trên vỉa hè là ng chỗ khác đến. Nếu hợp pháp hóa, cho thuê vỉa hè thì quyền lợi của chủ đất tại vỉa hè đó thế nào.

 - Đậu đỗ ô-tô, nếu đường ko cấm, ô-tô có thể đậu sát lề đường, nhưng hiện nay chủ nhà thường ít cho ô-tô đậu. Vậy nếu có hàng bán trên vỉa hè thì ô-tô sẽ ko có chỗ để đỗ và nếu có đỗ đc, với việc quán bán sát lề đường thì ng đi bộ đi chung làn với xe container luôn rồi.

Tóm lại thì, kinh doanh vỉa hè là nét văn hóa của mình rồi, việc cấm tiệt thì ko thể trong một sớm một chiều, còn hợp pháp hóa, cũng như hợp pháp chợ cóc vậy thôi. Nếu có thể thì linh động một tý, ở các trục đường có vỉa hè rộng có thể cho sử dụng nhưng phải có phương án quy hoạch cũng như quản lý chặc, ko để kiểu cho làm 3m mà tự cơi ra hết cái vỉa hè 6m vậy. Hoặc có thể tập trung tại một khu vực nhất định để hình thành một kiểu chợ đêm, chợ ăn vặt,... dễ quản lý, lại ko phạm vào các quy định. Ai ko chịu vào thì cũng ko đc phép bán ngoài khu tập trung rồi thì ai cũng phải vào đó buôn bán thôi.

Mình nghĩ là có thể, cần làm rất cẩn trọng.

Người dân, đặc biệt là những người bán hàng vỉa hè vốn rất nhạy cảm với chính sách, quy định. Cần có hàng rào pháp lý tốt cũng như sự triển khai đồng bộ của nhiều bên (thanh tra giao thông, môi trường đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm ...) thì mới đảm bảo hiệu quả.

Nói chung là sẽ cần một nguồn lực lớn, trong khi cái thu được lại không quá ấn tượng. Thuế ? quá ít, mà nếu cao thì chẳng ai sử dụng dịch vụ vỉa hè nữa. An toàn vệ sinh thực phẩm hay Trật tự đô thị, 2 cái đó quá mơ hồ, chưa phải vấn đề quan tâm rõ ràng.

Theo mình tìm hiểu thì hợp pháp hóa kinh tế đồng nghĩa với việc người dân phải trả tiền thuê mặt bằng. Tuy nhiên không phải xe bánh mì hay xe đồ ăn nào cũng đủ tiền chi trả hằng tháng. Người Việt mình vẫn thích kiểu tự kinh doanh, tự có một chiếc xe hay tủ đồ ăn r tự bán hơn. Dù biết như vậy là chưa văn minh nhưng mình nghĩ hợp pháp hóa theo nhà nước thì vẫn chưa thỏa đáng lắm.